Chăm sóc sức khỏe, Dịch vụ - khuyến mãi

ĐAU THẦN KINH TỌA! NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh toạ là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, kéo dài từ thắt lưng cho đến ngón chân. Dây thần kinh tọa có chức năng là chi phối cảm giác, vận động và dinh dưỡng.

Đau thần kinh tọa là cảm giác đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau sẽ bắt đầu từ cột sống thắt lưng rồi lan xuống đùi, cẳng chân, mắt cá chân và xuống tận các ngón chân, tùy vào mức độ tổn thương của dây thần kinh.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 – 60 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Những đối tượng nghề nghiệp có khả năng mắc bệnh nhiều hơn như: khuân vác vật nặng, lái xe, lái tàu. Những người hay mang vác nặng và vận động sai tư thế, đột ngột là yếu tố dễ làm khởi phát bệnh.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do đĩa đệm cột sống bị lồi ra và đè lên dây thần kinh tọa. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân như: chấn thương, thoái hóa cột sống, viêm cột sống, viem cột sống dính khớp

Một nguyên nhân hiếm gặp khác là do dây thần kinh bị chèn ép bởi khối u, bị chảy máu trong, biến chứng từ việc gãy xương chậu, do mang thai, nhiễm trùng…

 

 

Hình ảnh lồi đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh tọa

 

 

Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa gây đau, cảm giác nóng rát, tê từ vùng thắt lung lan xuống mông, đùi đến cẳng chân, bàn chân. Đôi khi cơn đau thần kinh tọa tỏa ra xung quanh hông hoặc mông.
Mặc dù đau thần kinh tọa thường liên quan đến đau thắt lưng, nhưng nó có thể xuất hiện mà không bị đau thắt lưng. Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể làm cho việc đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Đôi khi các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên trầm trọng hơn khi đi bộ hoặc gập thắt lưng và giảm khi nằm nghỉ.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

Chụp X-quang. Phương pháp này có thể cho thấy sự phát triển của các gai xương ở cột sống đang gây ảnh hưởng dây thần kinh tọa.

Chụp MRI. Kỹ thuật sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm, từ đó thấy được tình trạng thoát vị đĩa đệm đang xảy ra ở đâu.

Chụp CT. Bạn có thể được tiêm thuốc cản quản vào ống sống trước khi chụp để cho ra hình ảnh rõ ràng hơn.

Điện cơ (EMG). Thử nghiệm này giúp xác định dây thần kinh có đang bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm hay hẹp ống sống không.

 

Điều trị đau dây thần kinh tọa

Nghỉ ngơi tại giường giúp giảm đau thần kinh tọa cấp tính.
Các lựa chọn điều trị cho đau thần kinh tọa phụ thuộc vào nguyên nhân của nó, bao gồm giải quyết nguyên nhân cơ bản và vật lý trị liệu:
Điện kích thích thần kinh qua da (TENS) đôi khi hữu ích cho các dạng đau thần kinh tọa mãn tính hơn.

Nhiệt nông hoặc sâu vùng thắt lưng giúp giảm co thắt cơ, giảm đau.

Kéo cột sống thắt lưng giúp kéo dãn mô mềm, giảm áp lực cột sống, phục hồi lồi đĩa đệm.

Châm cứu làm giảm đau nhanh, hiệu quả.
Một loạt các bài tập điều hòa và kéo dãn lưng được sử dụng để giúp mọi người phục hồi sau cơn đau thần kinh tọa.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau thần kinh tọa bao gồm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm và thuốc chống trầm cảm.
Thuốc chống trầm cảm thực sự có thể giúp ích bằng cách giảm nhận thức đau trong não.
Các loại thuốc khác có thể hữu ích bao gồm Gabapentin và Duloxetine.
Thuốc Corticoid tiêm ngoài màng cứng, hữu ích trong việc giảm đau thần kinh tọa.
Phẫu thuật đôi khi có chỉ định cho đau thần kinh tọa kéo dài do chèn ép dây thần kinh ở cột sống điều trị nội khoa không hiệu quả và có các biến chứng như: yếu teo chi dưới, rối loạn tiểu tiểu, …

Phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thể biến chứng dẫn đến bại liệt nên cần phòng ngừa từ sớm. Hãy áp dụng các biện pháp sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Duy trì tư thế ngồi phù hợp, không ngồi một chỗ quá lâu.
  • Hạn chế khuân vác nặng.
  • Hạn chế nâng hoặc vặn thắt lưng thường xuyên.

ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA TẠI KHOA VLTL – PHCN PKĐK BÌNH AN

👉Luôn áp dụng những bước tiến mới trong lĩnh vực điều trị, Khoa Y học cổ truyền & Phục hồi chức năng, KHOA YHCT – VLTL – PHCN Phòng Khám Đa Khoa Bình An tự hào là địa điểm chăm sóc đáng tin cậy cho quý khách hàng.
👉Kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, phối hợp chặt chẽ với các Khoa trong bệnh viện để mang lại hiệu quả tối ưu cũng như chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
👉Với sự kết hợp trên đã mang lại hiệu quả trong diều trị nhiều bệnh lý, điển hình như:
✅ Điều trị các bệnh lý về xương khớp, cột sống, các tổn thương thần kinh gây yếu liệt cơ thể.
✅Phục hồi chức năng một số các bệnh lý khác: suy/dãn tĩnh mạch chi dưới bằng máy .
✅Điều trị phục hồi tai biến mạch máu não, hội chứng tiền đình, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
✅ Đặc biệt: Phục hồi chức năng người bệnh mất sức, suy yếu cơ thể sau khi khỏi COVID-19 (hội chứng hậu COVID).
👉 Xem thêm tại đây 👇👇
❤️ ĐĂNG KÝ NGAY để trải nghiệm
🎈 Cmt hoặc Inbox fanpage
🎈 Zalo : 0866166278
🎈 Gọi HOTLINE : 1900.9294 nhấn phím 0.
🛑 KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN 🛑
═════════ 👇 👇═════════
🔰 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
🏨 49/B1 ĐT 743, KP 3, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương ( Cạnh Cây Xăng THÔNG DỤNG )
☎ Hotline: 1900 9294
📬 Giờ làm việc:
+ Sáng từ 7h đến 11h
+ Chiều từ 13h00 đến 17h30 kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ.