CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP

“Thành công của một doanh nghiệp luôn đi cùng sức khỏe của người lao động”. Sức khỏe ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Nó bao gồm cả nghĩa đen, đó là sức khỏe cán bộ, nhân viên, lãnh đạo. Nhưng nó cũng được dùng để chỉ sự bền vững của doanh nghiệp về mặt văn hóa, sự bảo toàn đồng vốn và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Khám sức khỏe định kỳ chính là biện pháp hiệu quả nhất để bảo đảm “nguồn vốn sức khỏe” đó cho doanh nghiệp.

Untitled-1

Thành công của doanh nghiệp luôn đi kèm với sức khỏe của người lao động

Khám sức khỏe định kỳ – bảo vệ sức khỏe người lao động

Khám sức khỏe định kỳ giúp người lao động phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường có nguy cơ phát triển thành bệnh lý, đặc biệt là nhiều bệnh lý nguy hiểm đang dần trở nên phổ biến hiện nay như: tiểu đường, tim mạch, đột quỵ… và ung thư.

Danh ngôn thế giới có câu “người ta sẽ không coi trọng sức khỏe cho đến khi họ thực sự đau yếu”. Người Việt Nam cũng vậy, nhất là với đối tượng người lao động. Công việc hàng ngày lấy đi hầu hết thời gian của họ, thời gian ít ỏi còn lại dành cho tất cả những vấn đề trong cuộc sống. Vậy thì thời gian mà họ dành cho sức khỏe không còn nhiều.

IMG_9949

Phòng khám Bình An khám sức khỏe cho công nhân viên Công ty Kính nổi Viglacera

Trong khi đó, với mỗi công việc đều có nguy cơ tiềm ẩn riêng. Công nhân thường có nguy cơ mắc một số bệnh: cột sống, hô hấp, thính lực… Nhân viên văn phòng do tính chất tiếp xúc với máy tính nhiều, ngồi lâu thường mắc các bệnh: cột sống, mỡ máu, mắt, tiểu đường… Một số công việc đặc biệt như lái xe, công nhân xây dựng… có những yêu cầu riêng về sức khỏe. Vì vậy, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường của cơ thể, sớm chữa trị sẽ có hiệu quả hơn.

Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ. Doanh nghiệp cũng vậy. Sức khỏe của cán bộ, nhân viên tốt, sẽ cho ra những sản phẩm tốt, những sản phẩm tốt giúp doanh nghiệp phát triển và ổn định.

_MG_7564

Công nhân viên Công ty Cao su Thuận Phát khám sức khỏe định kỳ tại Phòng khám Bình An

Khám sức khỏe định kỳ – sợi dây gắn kết doanh nghiệp với người lao động

Trước đây, quan điểm về việc làm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn là doanh nghiệp lựa chọn người lao động. Vì vậy, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, sự thâm nhập ồ ạt của doanh nghiệp nước ngoài, người lao động có nhiều điều kiện hơn để lựa chọn công việc. Đối với những cán bộ, nhân viên có tài, chính họ mới là người lựa chọn môi trường làm việc cho mình. Đại đa số đều chọn công việc dựa trên một số mục tiêu: mức lương, môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ kèm theo…

Trong số rất nhiều doanh nghiệp với một mức lương chung, chắc chắn người lao động sẽ chọn “ông chủ” biết quan tâm, lắng nghe và tạo điều kiện làm việc tốt cho từng cá nhân. Chăm lo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên chính là một cách để các “ông chủ” thể hiện được sự tôn trọng với người lao động. Đó sẽ là một cái ghế vô hình giữ chân được những người có tài và tâm huyết của các chủ doanh nghiệp, hạn chế tối đa nạn “chảy máu chất xám” tại Việt Nam.

IMG_4131

Phòng khám Bình An khám sức khỏe định kỳ tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern VN

Khám sức khỏe định kỳ làm gia tăng đoàn kết nội bộ cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Thứ nhất, lãnh đạo biết được tình hình sức khỏe nhân viên để có sự điều chỉnh công việc phù hợp, lấy được thiện cảm của nhân viên mà vẫn đảm bảo cho công việc được trôi chảy. Thứ hai, trong một tập thể, luôn cần có sự chia sẻ để thông cảm và hiểu cho nhau, khám sức khỏe chính là chiếc cầu nối để mọi người gần nhau hơn. Thứ ba, đó cũng chính là một hoạt động cộng đồng để mọi người có thời gian sát cánh bên nhau ngoài công việc và ngoài những áp lực.

Với những ý nghĩa đó, chú trọng hơn vào việc Khám sức khỏe định kỳ và lựa chọn địa chỉ y tế tin cậy, doanh nghiệp đã bước đầu đảm bảo sự phát triển bền vững. Nói đúng hơn, khám sức khỏe định kỳ là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của doanh nghiệp.

Nguồn: Internet

Hãy liên hệ ngay với nhân viên của chúng tôi để được tư vấn:
(Mr) Nguyễn Hoàng Lam Đô
Nhân viên Phòng kinh doanh
Số điện thoại: (0650) 3713 157 – 0121 856 64 60
Email: pkdkbinhan@yahoo.com
Website: www.phongkhambinhan.com

Ung thư vú – Mối nguy đến từ sự thờ ơ

Những tuyên truyền kêu gọi tầm soát, phòng chống ung thư vú đang thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo.

Nhưng với tâm lý “tuổi trẻ bán sức khỏe kiếm tiền, tuổi già bỏ tiền mua sức khỏe”, hầu hết người trẻ tuổi vẫn dửng dưng trước những thống kê tử vong khổng lồ.

Họ không hề nghĩ rằng, trong một tương lai không xa, rất có thể mình cũng nằm trong con số đó cùng những nỗ lực cứu vớt muộn màng.

Cứ 19 giây lại có một người được chẩn đoán mắc ung thư vú. Căn bệnh này không loại trừ bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào nhưng nếu được phát hiện kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 80%. Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên nên bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư vú hàng năm và tự kiểm tra hàng tháng để sớm phát hiện bệnh. Chỉ cần bỏ ra 10 phút mỗi tháng, có thể bạn sẽ tự cứu sống chính mình. Sau đây là phương pháp kiểm tra khối u ngực và nguy cơ ung thư vú mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà:
/ Bước 1: Sử dụng một tấm gương lớn, đứng thẳng, làm từng động tác: chống hai tay vào hông và giơ hai tay lên cao, căng cơ ngực. Cùng lúc quan sát xem hình dạng vú có gì thay đổi so với các lần kiểm tra trước hay không. Chú ý quan sát các dấu hiệu sưng phồng, nếp nhăm nhúm, các vết, nốt và sự biến đổi màu da.
/ Bước 2: Sử dụng đầu ngón tay xoa và ấn quanh ngực theo chuyển động tròn, từ trên xuống – dưới lên hoặc từ ngoài vào trong (như hình dưới) để phát hiện khối u cứng và bất thường. Lựa chọn cách kiểm tra bạn cảm thấy dễ dàng nhất, lưu ý thống nhất sử dụng cùng một phương pháp với 2 bên ngực và các lần kiểm tra. Bước này có thể thực hiện khi tắm vì độ nhạy cảm của các ngón tay sẽ tăng khi da ướt.
/ Bước 3: Nắn nhẹ núm vú xem có tiết dịch lạ hay không. Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa ấn xuống núm vú và tìm khối u ở các vùng sâu xung quanh.
/ Bước 4: Trong tư thế nằm, để kiểm tra ngực phải, đặt một chiếc gối dưới vai phải và đưa tay phải lên sau đầu. Sử dụng các đầu ngón tay xoa, nắn quanh ngực và vùng dưới nách. Sử dụng phương pháp xoa, ấn theo vòng tròn, từ trên xuống – dưới lên hoặc từ ngoài vào trong như đã thực hiện khi kiểm tra đứng. Thực hiện tương tự với ngực trái.
Đối với phụ nữ có ngực lớn, nên nằm nghiêng về phía trái để khám ngực phải và ngược lại. Bạn có thể thoa thêm lotion để tăng độ nhạy cảm của các ngón tay.
Thường xuyên theo dõi những thay đổi của vú là thói quen lành mạnh và cần thiết đối với tất cả phụ nữ. Tuy nhiên, phương pháp này chưa đủ để kiểm soát và phát hiện mọi khối u. Các bác sỹ trên toàn thế giới vẫn khuyến cáo, phụ nữ cần đi khám ung thư vú hàng năm để có được kết quả kiểm tra chính xác và kế hoạch điều trị sớm nhất.

Bí quyết tăng cường tuổi thọ cho người cao tuổi

Mặc dù sự trường thọ có phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên lối sống, thái độ sống một cách tích cực cũng là những yếu tố giúp bạn tăng cường tuổi thọ. Hạn chế các thói quen có hại Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những tác hại của hút thuốc, uống rượu bia…làm tăng tốc độ lão hóa của các cơ quan trong cơ thể. Mặc dù tác hại của những thói quen này chúng ta không cảm nhận được ngay. Nhưng theo kết quả nghiên cứu người bị nghiện hút thuốc giảm 8-9 năm, nghiện rượu giảm 10-15 năm. Ngủ đủ giấc Người ngủ quá nhiều hay quá ít đều có tình trạng giảm sức khỏe kém hơn so với người ngủ đủ giấc. Một người trung bình ngủ 7 giờ/ngày có tỷ lệ tử vong thấp nhất, còn 9 giờ/ngày có nguy cơ cao. Kiểm soát stress Áp lực công việc, cuộc sống kiếm tiền, chuyện con cái là những yếu tố tạo nên trạng thái trầm cảm, gây căng thẳng. Đây là một tác nhân mạnh mẽ của sự lão hóa. Muốn làm chậm lại quá trình lão hóa sinh học thì phải biết kiểm soát stress, không để cơ thể rơi vào trạng thái stress trong thời gian dài. Để tăng cường tuổi thọ bạn cần sống thoải mái, luôn giữ tinh thần vui tươi và biết quan tâm đến những người xung quanh. Để giảm stress phương pháp ngồi thiền sẽ giúp bạn biết thở thế nào cho đúng, và điểu này rất quan trọng vì nó giúp loại được ra khỏi cơ thể 70% các độc tố và chất cặn bã. Thiền còn giúp trí óc bạn được yên tĩnh, hạ mức hoóc-môn gây căng thẳng, từ đó giúp bạn cải thiện sức khỏe, tăng cường tuổi thọ. Vui cười trong cuộc sống Vui cười tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch, đặc biệt là gia tăng sự tạo thành các “tế bào sát thủ” giúp cơ thể chống lại bệnh tật và ung thư. Vui cười cũng còn tăng sự sản xuất trong não các endorphin, những hợp chất tạo cảm giác hạnh phúc cho bạn. Chắc chắn, một người vui cười sẽ sống thọ hơn những người suốt ngày buồn rầu. Dinh dưỡng hợp lý Mối tương quan giữa cân nặng và tuổi thọ vẫn còn chưa được làm sáng tỏ; nhưng chúng ta đã biết thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư…; đó là những căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Chế độ ăn để phòng ngừa các bệnh này đòi hỏi hạn chế chất béo, chất đường và muối ăn; ăn đủ chất đạm, giảm lượng calo trong ngày và cung cấp thỏa đáng các vitamin và muối khoáng. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý làm giảm trung bình 6-10 năm tuổi thọ. Hoạt động trí óc Nếu nghỉ hưu nên đọc sách, học, chơi cờ, chơi game… vào thời gian rỗi để kích thích sự tư duy, phát triển trí tuệ. Duy trì những hoạt động trí óc này sẽ là chìa khóa để giúp giảm tốc độ lão hóa của cơ thể. Tham gia các hoạt động xã hội Khoa học đã chứng minh, những người tính tình cởi mở, có quan hệ xã hội rộng, nhiều bạn bè thường có sức khỏe tốt hơn những người sống cô đơn, khép kín. Những ai có nhiều người thân, bạn bè sẽ ít bị tác động bởi stress và có nhiều khả năng chịu đựng với các yếu tố gây stress hơn. Tập thể dục Trong khoảng giữa 30 và 70 tuổi, cơ thể chúng ta mất khoảng 30 đến 40% khối lượng cơ bắp. Lúc này, hiệu quả cung cấp máu của tim cũng giảm không dưới 30%. Nếu bạn tập thể dục thường xuyên sẽ làm chậm lại những thay đổi này khoảng 20 năm. Một số bài tập có thể tham khảo để tăng cường tuổi thọ: đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe đạp (tối thiểu 3 buổi trong một tuần, mỗi buổi 30-40 phút).

Bảo vệ sức khỏe cho bé yêu trong năm mới

Vào ngày Tết, trẻ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với gia đình, bạn bè lại ít được bố mẹ quan tâm sát sao nên nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao. Để bảo vệ sức khỏe của bé trong các ngày lễ tết và năm mới, gia đình cần dạy con thói quen giữ gìn vệ sinh, sức khỏe và hướng dẫn con cách tránh xa vi khuẩn gây bệnh.

Chúng tôi đã có buổi nói chuyện với bác sỹ Nguyễn Thị Hạnh Lê – Trưởng Khoa Nhi Bệnh Viên Quốc Tế Hạnh Phúc và nhận được những lời khuyên bổ ích cho một năm mới khỏe mạnh.

Chà tay trong 20 giây với xà phòng
Ngày Tết, con bạn sẽ tiếp xúc với đồ ăn nhiều hơn thường ngày, nhất là những đồ ăn được cầm nắm bằng tay. Hãy tạo cho con thói quen rửa tay trước mỗi lần tiếp xúc với đồ ăn và sau khi đi vệ sinh. Bạn nên khéo léo nhắc nhở bé bằng các câu nói như: “Mẹ sẽ cho con ăn kẹo, nhưng trước khi ăn, con cần làm gì?”. Đừng quên khen ngợi sau mỗi lần con
tự giác đi rửa tay. Hãy chú ý hướng dẫn con chà xát tay cẩn thận với xà phòng trong ít nhất 20 giây và lau tay khô sau khi rửa. Vì bé chưa định hình được thế nào là 20 giây, bạn có thể hướng dẫn bé bằng cách hát hết một bài hát ngắn (ví dụ như bài hát bảng chữ cái tiếng Anh ABC) hoặc đếm từ 1 đến 20.
Thường xuyên sử dụng khăn giấy
Nếu bạn cùng bé đi ra ngoài, hãy luôn mang theo khăn giấy và hướng dẫn con sử dụng khi cần thiết. Giải thích cho con rằng trong nước mũi có rất nhiều vi khuẩn bé li ti và con nên dùng khăn giấy, tránh để tay chạm vào những vi khuẩn đó. Bạn cũng cần lưu ý vứt ngay khăn giấy đã qua sử dụng vào sọt rác, không được để nguồn vi khuẩn gây bệnh vương vãi trong phòng.
Dạy con cách xì mũi
Một trong những nguy cơ lây lan vi khuẩn nhanh nhất chính là do tay trẻ tiếp xúc với nước mũi dính trên đồ chơi và thức ăn. Nếu bé đã bắt đầu có khả năng bắt chước theo bố mẹ (18 đến 24 tháng tuổi), bạn hãy bắt đầu dậy con cách xì mũi. Trong dịp Tết, có thêm nhiều người khen ngợi, cổ vũ, bé sẽ càng cố gắng tập luyện và sớm tìm ra cách làm đúng.
Hạn chế con sử dụng chung cốc, thìa, nĩa, bình nước, ống hút…
Tránh để con bạn ăn chung kẹo mút, uống chung ống hút hay dùng chung bất cứ vật dụng gì được đưa lên miệng. Bạn sẽ không thể lường trước nguy cơ lây nhiễm bệnh từ việc dùng chung này cao đến mức nào. Trong không khí đông đúc của ngày lễ, rất khó để thường trực kiểm tra, nhắc nhở con. Vì thế, hãy giải thích và hướng dẫn con ngay từ bây giờ để bảo vệ con khỏi nguồn bệnh.
Tiêm vắc xin phòng bệnh
Ngoài những vắc xin tiêm chủng bắt buộc, trẻ dưới 9 tuổi nên được tiêm phòng cảm cúm định kỳ mỗi năm một lần trước mùa lạnh để nâng cao hiệu quả kháng thể, do virus luôn biến đổi hàng năm. Bác sỹ Lê khuyên bạn hãy đưa con đi tiêm phòng để bé có một năm mới khỏe mạnh hơn.
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ
Một số món ăn trong ngày Tết có thể không tốt cho sức khỏe. Hãy đảm bảo rằng con bạn được cung cấp đầy đủ đạm, hoa quả, rau xanh và tránh để bé ăn nhiều đồ ngọt. Bạn có thể cho con uống thêm vitamin tổng hợp nếu có sự chỉ định của bác sỹ nhi khoa.
Nếu con bạn có dấu hiệu ốm sốt, hãy cho con uống nhiều nước, sinh tố hoa quả, sữa, súp nóng và đi khám bác sỹ ngay nếu bé có dấu hiệu bất thường.
Giữ chế độ sinh hoạt hợp lý
Vào những ngày lễ tết bận rộn, nhiều gia đình thường lơ là và cho phép bé được thức khuya hơn bình thường. Hãy cố gắng tạo cho con bạn thói quen sinh hoạt điều độ, ngay cả trong kỳ nghỉ, tránh để bé bị xáo trộn và hoạt động quá sức.
Khám sức khỏe định kỳ
Đối với từng lứa tuổi nhất định, bé sẽ có nguy cơ mắc phải các rối loạn phát triển và bệnh tật khác nhau. Theo bác sỹ Lê, để đảm bảo sự an toàn nhất cho con, gia đình nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ. Hãy bắt đầu ngay từ năm nay để chủ động theo dõi sức khỏe cho bé, không nên để đến khi con mắc bệnh mới đến khám bác sỹ.

Những điều cần biết khi đưa con đi khám

Việc khám sức khỏe định kỳ ở trẻ nhỏ giúp bố mẹ kiểm soát các nguy cơ gây bệnh cho bé. Đồng thời, có những biện pháp kết hợp với chuyên gia y tế để phòng tránh bệnh kịp thời.

Trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bé sẽ được tiêm phòng bệnh nếu cần thiết. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội giúp các ông bố bà mẹ nhận được những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình.

Ở các quốc gia phát triển, quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ được chia ra làm nhiều độ tuổi khác nhau, qua đó giúp bác sĩ dễ dàng thăm khám.

phòng bệnh, lưu ý
Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bố mẹ kiểm soát nguy cơ gây bệnh cho bé (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh

Kiểm tra trọng lượng, chiều dài, chu vi vòng đầu và các phép đo trên biểu đồ tăng trưởng.+ Đầu: Bác sĩ sẽ kiểm tra phần thóp trên đầu của bé, để đảm bảo xương sọ của bé luôn an toàn. Bên cạnh đó, bé cũng được kiểm tra hình dạng đầu có cân đối hoặc bất thường gì không.

+ Miệng: việc quan sát vòm miệng của bé có thể tiết lộ những dấu hiệu ban đầu xem bé có bị nấm miệng ( đặc biệt là nhiễm nấm men) không. Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

+Da: làn da của mỗi bé khác nhau do cơ địa nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra các vết bớt hoặc dấu hiệu phát ban, nhiễm trùng trên da.

+ Gia đình cần lưu ý biểu đồ tăng trưởng của bé để theo dõi trong các lần kiểm tra kế tiếp.

Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc: Thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra những bệnh có hại cho cơ thể trẻ. Kiểm tra thị giác và thính giác của trẻ.

+ Tai: chuyên gia sẽ xem tai bé có chảy dịch hoặc bị nhiễm trùng tai bằng thiết bị chuyên dụng. Bác sĩ cũng quan sát phản ứng của bé trước những âm thanh khác nhau, bao gồm giọng nói của ba mẹ.

+ Mắt: bằng dụng cụ kính soi đáy mắt, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị tắc tuyến lệ hoặc chảy nhiều nước mắt không.

Tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nghiêm trọng. Các mẹ nên tìm hiểu và nắm rõ lịch tiêm chủng của trẻ để đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch.

phòng bệnh, lưu ý
Chu vi vòng đầu là một trong những chỉ số quan trọng trong biểu đồ tăng trưởng của bé (Ảnh minh họa)

Trẻ dưới 3 tháng tuổi

– Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi việc khám sức khỏe cần được thực hiện để theo dõi tình hình phát triển của bé. Bé cần được tiêm đầy đủ những mũi phòng ngừa chưa được tiêm và theo dõi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Da . Điều kiện da khác nhau có thể được xác định trong các kỳ thi , trong đó có vết bớt và phát ban .

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

– Kiểm tra sức khỏe về trọng lượng cơ thể, chiều dài, chu vi vòng đầu …

– Các thử nghiệm vật lý sẽ được thực hiện như:

+ Khám mắt: bác sĩ sẽ dùng đèn pin hoặc vật phát sáng để theo dõi chuyển động mắt của bé.

+ Nghe xung tim và cảm giác của bé. Bác sĩ sẽ nghe nhịp tim và nhịp phổi của bé để kiểm tra có các dấu hiệu bất thường ở tim hoặc bé có bị khó thở không.+ Bụng: bác sĩ nhẹ nhàng ấn bụng của bé xuống, để kiểm tra các vấn đề thoát vị rốn, ruột hoặc tổn thương các mô mỡ gần rốn xuyên qua thành cơ bụng.+ Hông và chân: cử động đôi chân của em bé có thể phản ánh các vấn đề về trật khớp nói chung hoặc khớp hông nói riêng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đánh giá nhiều cử động khác của bé.

Trẻ dưới 9 tháng tuổi

Khi trẻ 9 tháng tuổi, ngoài việc kiểm tra trọng lượng cơ thể bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu cho trẻ để chủng ngừa tiếp xúc với chì hoặc thiếu máu.

+ Răng miệng: đây cũng là thời điểm bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng răng miệng của bé. Bác sĩ có thể hỏi bố mẹ về việc có thấy bé chảy nước dãi nhiều hơn hoặc nhai nhiều hơn bình thường không. Vì đây thường là dấu hiệu đầu tiên khi bé mọc răng.+ Cơ quan sinh dục : bác sĩ có thể nhẹ nhàng kiểm tra vùng sinh dục của bé để xem xét các dấu hiệu viêm nhiễm, dấu hiệu thoát vị bẹn. Đối với bé gái, bác sĩ có thể hỏi gia đình xem bé có tiết dịch âm đạo. Bé trai sẽ được kiểm tra xem cả hai tinh hoàn đã rơi vào bìu hay chưa?

Mẹo nhỏ khi đưa con đi khám sức khỏe định kỳ

Đặt lịch hẹn khám trước, hoặc đưa bé đi khám cần có 2 người để thay nhau bế và thực hiện các giấy tờ thủ tục.

Khi bé phải tiêm, mẹ hoặc người thân cần ôm sát bé. Hát một giai điệu quen thuộc hoặc thì thầm trấn an bé. Việc có mặt của người thường xuyên chăm sóc bé khiến các bé bình tĩnh và cảm thấy an toàn.

phòng bệnh, lưu ý
Vòng tay của mẹ sẽ giúp con bớt sợ mỗi lần đi khám (Ảnh minh họa)

Trong quá trình thăm khám cho bé, các bác sĩ sẽ phải cởi bỏ quần áo của bé. Mẹ cần chuẩn bị một chăn quấn chất liệu mềm mại cho bé để thuận tiện trong quá trình đưa bé vào khám.

Không nên quá nặng nề việc so sánh chỉ số của con nhà mình và con người khác để thêm bận tâm lo lắng. Các mẹ hãy lạc quan rằng, con mình đang khỏe mạnh, đừng quá suy nghĩ khi Bin nhà mình chỉ nhẹ hơn bạn hàng xóm vài lạng.

Mạnh dạn đưa ra các câu hỏi về vấn đề chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho chuyên gia. Điều này chỉ có lợi cho bạn và bé mà thôi.

Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ thời gian khám sức khỏe định kỳ thường là từ 2-4 tháng/lần trong năm đầu tiên. Gia đình có con nhỏ, nên chủ động đặt lịch và theo đõi để cho trẻ đi khám đúng lịch.

Mẹ Bống Misu

(Theo Khám phá)