Nơi cập nhật những chương trình khám sức khỏe định kỳ cho các công ty, doanh nghiệp

Các bệnh về tuyến giáp thường gặp: Nguyên nhân và cách chẩn đoán

Các bệnh về tuyến giáp khá phổ biến; phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 – 8 lần so với nam giới. Riêng Hoa Kỳ, có khoảng 20 triệu người mắc 1 số bệnh liên quan đến tuyến giáp; trong đó, 13 triệu người mắc bệnh không được chẩn đoán. Vậy các bệnh về tuyến giáp nào thường gặp? Nguyên nhân và cách chẩn đoán ra sao?

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là thuật ngữ chung chỉ những rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít. Khi hormone không tiết đủ để duy trì nhịp độ chuyển hóa bình thường của cơ thể, dẫn tới suy giáp. Ngược lại, sản xuất quá nhiều hormone, tốc độ chuyển hóa tăng bất thường, dẫn đến bệnh cường giáp. Một số bệnh khác có thể không liên quan đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp như bướu giáp (nhân giáp), ung thư tuyến giáp.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 5 – 8 lần so với bệnh tuyến giáp ở nam giới. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
  • Mắc các bệnh: thiếu máu ác tính, tiểu đường tuýp 1, suy thượng thận nguyên phát, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Turner.
  • Dùng thuốc có nhiều iod (amiodarone).
  • Người trên 60 tuổi, đặc biệt phụ nữ.
  • Từng điều trị bệnh tuyến giáp hoặc ung thư.

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp khá đa dạng. Trong đó, cường giáp và suy giáp là 2 nguyên nhân phổ biến. Song, cường giáp và suy giáp cũng được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau.

Các nguyên nhân gây suy giáp gồm:

  • Viêm tuyến giáp: xảy ra trên tuyến giáp bình thường hoặc bướu giáp. Tình trạng này có thể khiến các hormone tuyến giáp tiết quá nhiều hoặc quá ít, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Viêm tuyến giáp Hashimoto: bệnh tự miễn do rối loạn miễn dịch chống lại chính mô của cơ thể, khiến tuyến giáp không thể sản xuất hormone bình thường. Bệnh có xu hướng di truyền và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Riêng Hoa Kỳ, viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến 2% dân số, phổ biến ở phụ nữ.
  • Viêm tuyến giáp sau sinh: xảy ra ở 5% – 9% phụ nữ sau sinh.
  • Thiếu iod: nguyên nhân chính gây suy giáp.
  • Suy giáp bẩm sinh: tỷ lệ mắc bệnh 1/4.000 trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị, trẻ có thể gặp các vấn đề về thể chất, tinh thần.
  • Rối loạn tuyến yên: dù hiếm khi xảy ra nhưng rối loạn tuyến yên có thể gây gián đoạn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Điều trị cường giáp bằng iod phóng xạ.
  • Tác dụng phụ của xạ trị trong điều trị 1 số bệnh ung thư.
  • Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Các nguyên nhân gây cường giáp:

  • Bệnh Graves: tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất hormone tuyến giáp quá mức. Đây là 1 trong những dạng phổ biến nhất của cường giáp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Viêm tuyến giáp.
  • Thừa iod: khi có quá nhiều iod, tuyến giáp sẽ tạo nhiều hormone hơn mức cần thiết.
  • Khối u tuyến yên không phải ung thư.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, yếu tố di truyền và lối sống cũng có thể gây rối loạn tuyến giáp, như:

  • Hút thuốc lá: chứa các chất ảnh hưởng đến tuyến giáp, gây viêm nhiễm, cản trở quá trình hấp thụ iod cũng như sản xuất hormone.
  • Căng thẳng.
  • Chấn thương tuyến giáp.
  • Từng sử dụng 1 lượng lớn thuốc lithium và iod.
    • Các vấn đề về mắt: mắt lồi, mờ, thậm chí mất thị lực.
    • Tim mạch: nhịp tim nhanh, suy tim.
    • Loãng xương.
    • Da đỏ, sưng tấy, xảy ra ở cẳng chân và bàn chân.
    • Nhiễm độc giáp.

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp

Khi tuyến giáp hoạt động bình thường, nhịp độ trao đổi chất trong cơ thể luôn ổn định, không quá nhanh hay quá chậm. Bất kỳ sự thay đổi nào của tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần nhận biết bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh về tuyến giáp:

  • Thay đổi cân nặng: người bệnh có thể tăng cân khi mắc suy giáp, hoặc giảm cân nếu mắc cường giáp.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ.
  • Mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Trầm cảm, lo lắng.
  • Gặp các vấn đề ở cổ hoặc họng: sưng, đau, khó nuốt hoặc thở, khàn giọng,…
  • Da khô hoặc phát ban bất thường, tóc dễ gãy rụng, móng tay giòn.
  • Các bệnh về tiêu hóa: với suy giáp, người bệnh có thể bị táo bón dai dẳng. Trong khi cường giáp gây tiêu chảy, phân lỏng hoặc hội chứng ruột kích thích.
  • Ảnh hưởng đến kinh nguyệt và khả năng sinh sản: bệnh tuyến giáp nếu kéo dài có thể gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ sảy thai, thậm chí vô sinh.
  • Mắt: đỏ, sưng, mờ hoặc chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Chất lượng cuộc sống: sa sút trí nhớ, giảm khả năng tập trung,…
  • Cơ, xương, khớp: đau cơ, khớp hoặc hội chứng ống cổ tay.

Các bệnh về tuyến giáp thường gặp

Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cơ quan này có nhiệm vụ bài tiết, dự trữ và giải phóng 2 hormone T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine), hỗ trợ quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động bất thường sẽ gây 1 số bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

1. Cường giáp

Cường giáp là hệ quả khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Triệu chứng của cường giáp:

  • Nhịp tim nhanh.
  • Run tay, khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi.
  • Lo lắng, cáu gắt và có cảm giác nóng.
  • Giảm cân ngoài ý muốn.
  • Rối loạn kinh nguyệt.

2. Suy giáp

Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không tiết đủ hormone, từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ. Riêng Hoa Kỳ, suy giáp ảnh hưởng đến 4,3% người từ 12 tuổi trở lên.

Các triệu chứng của suy giáp:

  • Cảm giác lạnh.
  • Người mệt mỏi.
  • Da và tóc khô, tăng cân.
  • Trí nhớ kém, nhịp tim chậm.
  • Trầm cảm.
  • Rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sinh sản.
  • Táo bón, rụng tóc.
  • Bướu cổ hoặc phì đại tuyến giáp.

 

3. Bướu giáp (bướu cổ)

Bướu giáp hay còn gọi là bướu cổ hình thành do kích thước tuyến giáp gia tăng hoặc sự phát triển tế bào bất thường. Bệnh phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi. Ước tính có khoảng 15,8% dân số trên toàn thế giới mắc bướu giáp, trong khi tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 4,7%.

Bướu giáp do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:

  • Thiếu iod trong chế độ ăn.
  • Bệnh Graves.
  • Suy giáp bẩm sinh.
  • Viêm tuyến giáp.
  • Khối u tuyến yên.

Triệu chứng thường thấy của bướu cổ:

  • Sưng hoặc căng ở cổ.
  • Khó thở hoặc nuốt.
  • Khàn giọng.

4. Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là loại ung thư phổ biến.

Những yếu tố khiến người bệnh dễ mắc ung thư tuyến giáp:

  • Người từ 25 – 65 tuổi, đặc biệt phụ nữ.
  • Từng tiếp xúc với các tia bức xạ.
  • Đã từng mắc bướu cổ.
  • Mắc bệnh di truyền, chẳng hạn như ung thư tuyến giáp thể tủy.
  • Tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc bệnh tuyến giáp khác.

Ung thư tuyến giáp chia thành hai nhóm: ung thư tuyến giáp thể biệt hoá và ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá.

Nhóm ung thư tuyến giáp thể biệt hoá tiến triển chậm, tiên lượng tốt, gồm:

  • Ung thư biểu mô tuyến giáp nhú.
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang.
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp loại kết hợp thể nhú và nang.

Nhóm ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá thường nhanh di căn, gồm:

  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hoá.

 

Biến chứng của các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có thể gây 1 loạt các biến chứng, gồm:

  • Phì đại tuyến giáp, bướu cổ.
  • Gặp các vấn đề về tim mạch.
  • Giảm chức năng thận.
  • Tổn thương thần kinh: gây ngứa ran, tê, đau ở chân, cánh tay hoặc các vùng bị ảnh hưởng khác.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Sảy thai hoặc sinh non.
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm.
  • Hôn mê phù niêm.

Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) có thể dẫn đến 1 số biến chứng như:

Cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp

Chẩn đoán các bệnh tuyến giáp có thể dựa trên cả triệu chứng lâm sàng lẫn dấu hiệu cận lâm sàng. Một số phương pháp cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp được sử dụng gồm:

1. Siêu âm tuyến giáp

Là phương pháp thường được chỉ định để kiểm tra tuyến giáp. Bằng cách sử dụng sóng âm thanh để quan sát hình ảnh của tuyến giáp. Phát hiện các nhân tuyến giáp bất thường, hoặc các biểu hiện của bệnh cường giáp, suy giáp, viêm giáp,…

Siêu âm Tuyến giáp là phương pháp thường được chỉ định để kiểm tra tuyến giáp

Siêu âm Tuyến giáp là phương pháp thường được chỉ định để kiểm tra tuyến giáp

2. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Xét nghiệm máu để chẩn đoán và kiểm tra T3, FT4, TSH. Chỉ số bình thường khi T3, FT4, TSH nằm trong ngưỡng tham chiếu. Khi các chỉ số nằm ngoài ngưỡng tham chiếu được xem là bất thường.

Các xét nghiệm máu bổ sung:

      • Kháng thể tuyến giáp.
      • Calcitonin: sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy.
      • Thyroglobulin: chẩn đoán viêm tuyến giáp và theo dõi điều trị ung thư tuyến giáp.

3. Xét nghiệm anti – TPO

Peroxidase tuyến giáp (TPO) là enzyme đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp. Xét nghiệm anti – TPO giúp phát hiện các kháng thể chống lại TPO trong máu. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm kháng thể TPO và các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân.

4. Xét nghiệm Tg và TgAb

  • Xét nghiệm Tg giúp chẩn đoán và đánh giá hiệu quả trong điều trị ung thư tuyến giáp.
  • Xét nghiệm TgAb được sử dụng để kiểm tra nồng độ kháng thể trong máu, do cơ thể tạo ra chống lại hợp chất thyroglobulin (1 loại protein được sản xuất và sử dụng bởi tuyến giáp).

5. Kiểm tra độ tập trung Iod

Bệnh nhân được sử dụng 1 lượng iod nhất định trước khi thực hiện kiểm tra. Nếu tuyến giáp có độ tập trung iod cao, người bệnh được chẩn đoán mắc cường giáp và ngược lại.

6. Xạ hình tuyến giáp

Một lượng nhỏ iod phóng xạ được người bệnh sử dụng để kiểm tra sự hấp thu của các tế bào tuyến giáp. Các iod phóng xạ sau khi vào cơ thể sẽ bị bắt giữ bởi tế bào tuyến giáp. Tiếp đó, bác sĩ sẽ theo dõi các chất phóng xạ này nhằm ghi lại hình ảnh phục vụ cho việc chẩn đoán tuyến giáp và nhân giáp.

7. Sinh thiết tuyến giáp

Kỹ thuật này được thực hiện khi nghi ngờ có nhân giáp ác tính. Kỹ thuật này được thực hiện bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm. Sau khi lấy tế bào và dịch nhân ra ngoài, bác sĩ sẽ soi dưới kính hiển vi để xem có bất thường hay không. Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Điều trị các bệnh lý tuyến giáp

Những bất thường nào của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tuyến giáp.

1. Thuốc

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lý tuyến giáp khác nhau. Dưới đây là một số thuốc trị bệnh tuyến giáp phổ biến được sử dụng cho các bệnh tuyến giáp:

  • Bệnh nhân suy giáp thường được điều trị bằng viên uống thay thế hormone hàng ngày levothyroxine. Tác dụng phụ như: đau đầu, tiêu chảy,… chỉ xảy ra khi người bệnh dùng quá nhiều levothyroxine.
  • Thuốc kháng giáp tapazole (hay methimazole) sử dụng cho bệnh nhân cường giáp.
  • Thuốc chẹn beta không điều trị cường giáp nhưng giúp làm giảm các triệu chứng do dư thừa hormone tuyến giáp gây ra.

2. Phẫu thuật

Người bệnh được tư vấn phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc 1 phần tuyến giáp khi:

  • Tuyến giáp to hoặc bướu cổ lớn.
  • Gặp các vấn đề nghiêm trọng về mắt do tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
  • Ung thư tuyến giáp.

3. Iod phóng xạ

Iod phóng xạ có thể sử dụng sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát và kiểm soát các triệu chứng, khi không thể loại bỏ hoàn toàn ung thư tuyến giáp bằng phẫu thuật. Iod phóng xạ cũng có thể chỉ định trong trường hợp bệnh Basedow. Một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, đau khi nuốt, khô miệng,… và thường khỏi sau vài tuần.

Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh lý về tuyến giáp?

Kiểm tra sức khỏe định kỳ và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh! Khi phát hiện những bất thường ở cổ hoặc bất cứ vấn đề liên quan đến sức khỏe, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, tư vấn điều trị. Việc phát hiện và chữa trị sớm sẽ giúp ngăn bệnh diễn tiến nặng.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp. Trong đó, iod giúp cân bằng, kích thích sản sinh các nội tiết tố cần thiết, giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp iod mà phải cung cấp qua đường ăn uống.

Một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh tuyến giáp có thể lưu ý để lựa chọn:

  • Thực phẩm giàu iod như rong biển, tảo bẹ, hải sản: sử dụng mức độ vừa phải và hạn chế ở bệnh nhân cường giáp.
  • Bổ sung trái cây và rau xanh: mồng tơi, diếp cá, rau muống,… giúp cải thiện các triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim không đều.
  • Nhóm axit béo, omega 3: có trong cá hồi, thịt bò, tôm,…
  • Sữa chua ít béo: chứa nhiều iod, vitamin D tốt cho tuyến giáp.
  • Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều,… là nguồn cung cấp magie cho cơ thể, giàu protein thực vật, vitamin B, vitamin E và các khoáng chất khác hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả.
  • Bổ sung selen: có trong thịt bò, gà, cá, hàu, phô mai,…

Thói quen từ nhỏ khiến trẻ tự ti khi lớn lên

Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ và có biện pháp loại bỏ càng sớm càng tốt các thói quen xấu về răng miệng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý về răng khi trưởng thành.

Theo các bác sĩ khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đà Nẵng, sức khỏe răng miệng của trẻ cũng quan trọng như sức khỏe toàn thân. Không theo dõi, chăm sóc đúng cách và có kế hoạch, chúng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của con trẻ.

Nếu trẻ có các thói quen xấu sau đây, cha mẹ nên nhắc nhở và có biện pháp loại bỏ càng sớm càng tốt.

Mút tay, bú bình kéo dài, ngậm ti giả thường xuyên

Mút tay hay ngậm núm vú là một trong những tật xấu gây hại cho răng trẻ thường mắc phải. Chúng không gây sâu răng nhưng có thể dẫn tới răng trẻ bị hô sau này.

Từ 2 tuổi trở lên, trẻ vẫn còn giữ thói quen mút tay hoặc chưa cai được ti giả, bú bình sau này có thể làm cấu trúc hàm, xương và răng bị lệch lạc. Trẻ có thể bị hô, răng mọc không đều. Ngoài ra, răng cửa hàm trên có thể bị thưa và nghiêng về phía môi.

Cắn môi, mút môi

Cắn môi trên, môi dưới hay mút môi đều là những thói quen có hại trong quá trình phát triển răng ở trẻ. Nếu không can thiệp kịp thời, về lâu dài, thói quen này gây cắn hở, răng cửa hàm trên nghiêng về phía môi và có thể bị hô.

Cắn chặt răng, nghiến răng

Nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức các răng ở hai hàm trên, dưới. Hành vi này thường diễn ra vào lúc ngủ, lâu ngày tạo ra các diện mòn trên răng.

Nghiến răng được xem như phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và hiện tượng này xảy ra phần lớn ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ngoài ra, tật nghiến răng còn gặp khi trẻ bệnh động kinh, viêm não hay tiêu hóa.

Tật nghiến răng xảy ra ở trẻ còn thường có liên quan sự tăng trưởng và phát triển của chúng như răng phát triển không đều, mọc răng… Hầu hết, trẻ bị tật này ở khoảng 6 tháng tuổi, khi răng sữa bắt đầu mọc. Trẻ hay bị lại lúc 5 tuổi, có răng vĩnh viễn mọc.

Khoảng thời gian nghiến răng ở trẻ thường không lâu dài nhưng tật nghiến răng có thể làm ảnh hưởng xấu sự phát triển hệ răng hàm. Đa số trẻ hết tự nhiên khi khoảng 12 tuổi.

Một số trẻ nghiến, siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của răng sữa hoặc gây mòn nhiều dẫn đến cắn sâu. Nghiến răng nhiều có thể làm nướu và hàm răng thay đổi, gây đau, rối loạn khớp thái dương hàm, làm nhai và há miệng khó.

 

Thoi quen xau o tre anh 1
Một số trẻ nghiến, siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của răng sữa hoặc gây mòn nhiều dẫn đến cắn sâu. Ảnh: Medlife.

Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt, tạo ra vẻ mặt mất cân xứng. Trẻ có tật nghiến răng nên cho đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra tình trạng về các khớp cắn, viêm nhiễm vùng răng, nướu…

Bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt đôi khi phải làm khí cụ cho trẻ đeo mới có thể bỏ được các tật xấu này.

Chống cằm

Nhiều phụ huynh thường bỏ qua thói quen chống cằm của trẻ. Tuy nhiên, nếu không nhắc nhở và có biện pháp loại bỏ sớm, chống cằm có thể làm thay đổi hướng phát triển xương của hàm dưới, khuôn mặt trở nên mất cân xứng.

Ngậm khi ăn

Thói quen này thường gặp ở trẻ mới mọc răng hoặc ở cả trẻ lớn biếng ăn. Ngoài khiến cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, việc ngậm lâu khi ăn có thể làm thức ăn trong miệng chuyển hóa thành đường, từ đó bám vào răng và gây sâu răng.

Thường xuyên ăn vặt hoặc đồ ngọt

Trẻ nhỏ thường thích các món ăn vặt hoặc đồ ngọt. Điều này không chỉ làm trẻ ngang bụng, dễ bỏ bữa, tăng cân hay béo phì mà còn dễ bị sâu răng nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Chải răng không đúng cách

Đa số trẻ chỉ chải răng 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng, ít duy trì 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ hoặc chải ngay sau bữa ăn. Bên cạnh đó, nhiều trẻ vẫn chưa biết chải răng đúng cách mà chỉ chải qua loa.

Việc này tạo cơ hội cho mảng bám, thức ăn thừa còn tích tụ trên răng. Bên cạnh đó, chải răng sai cách còn làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu ở trẻ.

Làm sao phòng bệnh mùa hè cho con?

Mùa hè nắng nóng, con tôi cứ vài hôm lại bệnh một lần. Theo bác sĩ, tôi nên làm gì để tránh bệnh cho con?

Khoa Nhi – PKĐK Bình An

Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát.

Lúc này, trẻ em dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém, đặc biệt ý thức tự phòng bệnh chưa cao khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do đó, phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ có thể phòng tránh được những căn bệnh này.

– Tiêm chủng cho trẻ các loại bệnh truyền nhiễm mùa hè mà đã có vaccine như viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, thủy đậu, tay chân miệng…

– Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên; vệ sinh môi trường sống xung quanh; xử lý các vật dụng, nơi có thể đọng nước, không để muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết có điều kiện phát triển.

– Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột nhất là ở người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính. Nếu sử dụng máy lạnh, chỉ nên để nhiệt độ khoảng từ 25-27 độ và không nên cho luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người.

– Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm: ăn chín, uống chín, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc. Không nên lạm dụng nước lạnh, nước đá. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, người lớn là 2 lít nước, trẻ em uống khi trẻ khát.

– Khi trời nắng nóng không nên ra khỏi nhà. Nếu phải ra khỏi nhà cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng. Không tắm biển, tắm sông khi nắng gắt từ 12-16 giờ chiều.

– Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

 

Trễ lịch tiêm vaccine HPV hơn 2 năm có cần tiêm lại từ đầu?

Tôi 24 tuổi, đã tiêm ngừa vaccine HPV 2 mũi, sau đó vì dịch Covid-19 nên quên tiêm mũi 3 khoảng 2 năm. Vậy tôi có cần tiêm lại phác đồ từ đầu hay không và tiêm trễ có làm vaccine giảm tác dụng? (Hoàng Thảo, Bình Dương)

Trả lời:

Tiêm vaccine HPV là biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm do virus HPV ở cả nam và nữ. Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đúng mũi rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn có thể bị sốt, bị viêm hoặc mắc các bệnh cấp tính nên không đủ điều kiện tiêm tiếp, hoặc vì nguyên nhân khác như đi du lịch, về quê nên không thể tiêm chủng đúng lịch. Trong trường hợp này bạn không cần quá lo lắng vì việc trễ lịch không làm giảm hiệu quả của vaccine.

Nếu bạn không tiêm phòng đúng theo lịch hẹn, nên tiếp tục tiêm vaccine mũi thứ 3 càng sớm càng tốt. Thời điểm tiêm có thể ngay sau thời gian ghi trong lịch hẹn hoặc ngay khi sức khỏe hồi phục. Bạn cần thông báo cho bác sĩ để có chỉ định tiêm chủng bổ sung kịp thời.

Vaccine HPV cần được tiêm đúng lịch, đủ mũi để phát huy hiệu quả bảo vệ. Ảnh: Freepik

Vaccine HPV cần được tiêm đúng lịch, đủ mũi để phát huy hiệu quả bảo vệ. Ảnh: Freepik

Bạn cũng nên tránh việc lùi lịch tiêm không cần thiết do tiêm đúng lịch giúp vaccine phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, đảm bảo người tiêm được phòng bệnh sớm. Trì hoãn tiêm chủng hay trễ lịch tiêm sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với HPV khi người tiêm chưa xây dựng được “hàng rào” miễn dịch đầy đủ, đặc biệt khi tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ cao.

Vaccine HPV được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ lúc 9 tuổi, độ tuổi tạo miễn dịch tốt nhất, trước khi trẻ có hoạt động quan hệ tình dục. Hiện Khoa Tiêm ngừa  – PKĐK Bình An đang có chương trình ƯU ĐÃI 10% giá vắc xin Gardasil 4  phòng các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, mụn cóc sinh dục… do 4chủng virus HPV nguy cơ cao.

Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là một hạng mục thiết yếu trong quy trình chăm sóc sức khỏe định kỳ cho phụ nữ. Phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung có nguyên nhân do nhiễm HPV (human papillomavirus). Do đó, mục tiêu chính của tầm soát là xác định các dấu hiệu tiền ung thư do HPV gây ra để có thể điều trị kịp thời, nhằm ngăn ngừa ung thư phát triển. Ngoài ra, nếu phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có nhiều cơ hội điều trị thành công. Kiểm tra cổ tử cung định kỳ có thể giảm đáng kể cả số ca ung thư cổ tử cung và tử vong.

cơ-quan-sinh-dục-nữ
Ảnh: Cơ quan sinh dục nữ
Nguồn: 2009 Terese Winslow

Trong nhiều qua năm, phương pháp tầm soát truyền thống là xét nghiệm Pap hoặc Pap smear dựa trên phân tích tế bào. Phương pháp này đã góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung tại các quốc gia có nhiều người sàng lọc định kỳ.

Hiện nay, với sự phát triển của xét nghiệm HPV, tầm soát ung thư cổ tử cung có ba cách tiếp cận:

  • Xét nghiệm HPV: kiểm tra sự hiện diện của các loại HPV nguy cơ cao trong tế bào cổ tử cung
  • Xét nghiệm Pap: kiểm tra dấu hiệu bất thường của tế bào cổ tử cung
  • HPV và Pap: kiểm tra đồng thời virus và bất thường tế bào trong cùng 1 mẫu phết

Đối tượng nên tầm soát

Phụ nữ thuộc các nhóm tuổi nên tầm soát như sau:

  • Từ 21 đến 29 tuổi nên xét nghiệm Pap ba năm một lần
  • Từ 30 đến 65 tuổi nên thực hiện một trong ba phương pháp:
    • Xét nghiệm HPV 5 năm một lần
    • Xét nghiệm Pap và HPV 5 năm một lần
    • Xét nghiệm Pap 3 năm một lần
  • Phụ nữ có các yếu tố nguy cơ cần phải tầm soát thường xuyên hơn hoặc tiếp tục tầm soát sau 65 tuổi. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm:
    • Bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch (HIV)
    • Bị ức chế miễn dịch
    • Đã tiếp xúc với diethylstilbestrol trước khi sinh
    • Đã được điều trị tổn thương cổ tử cung tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung
  • Các phụ nữ sau không cần tầm soát ung thư cổ tử cung:
    • Dưới 21 tuổi
    • Trên 65 tuổi đã khám sàng lọc trước đó và có kết quả bình thường (nguy cơ thấp ung thư cổ tử cung)
    • Đã cắt tử cung toàn bộ (phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cổ tử cung) và không có tiền sử tổn thương cổ tử cung cấp độ cao

Mặc dù nhiễm HPV cổ tử cung khá phổ biến, nhưng hầu hết các trường hợp nhiễm virus đều tự khỏi trong vòng 1 đến 2 năm nhờ hệ miễn dịch làm việc hiệu quả. Phần lớn các trường hợp nhiễm virus HPV không có bất kì dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, do đó phụ nữ nên tầm soát thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm HPV hoặc tế bào bị biến đổi.

ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI KHI TẦM SOÁT ƯNG THƯ CỔ TỬ CUNG
TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN

  • ĐỘI NGŨ BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH: quy tụ đội ngũ  bác sĩ chuyên khoa, có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cho bệnh nhân.
  • TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI: trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại,  đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng cho bệnh nhân.
  • QUY TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP – NHÂN VIÊN THÂN THIỆN, TẬN TÌNH quy trình, thủ tục  nhanh gọn, thuận tiện, rút ngắn thời gian chờ đợi tối đa  cho khách hàng.  Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên  luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ khách hàng.

TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

“Ung thư cổ tử cung là một trong 03 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới giới nếu không được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách. Việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được ví như “chìa khóa vàng” bảo vệ chị em phụ nữ trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh”

1. UNG THƯ CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư xảy ra ở cổ tử cung, vị trí khe hẹp nối âm đạo với tử cung. Bình thường, cổ tử cung sẽ có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng, còn ống cổ tử cung được tạo thành từ một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ. Nơi giao nhau của hai tế bào này được gọi là khu chuyển đổi, là nơi các tế bào bất thường hoặc tế bào tiền ung thư dễ phát triển nhất.

Ung thư cổ tử cung nằm trong top 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới, khoảng 250.000 người tử vong, ước tính đến năm 2030 con số tử vong sẽ tăng lên hơn 400.000 người, gấp đôi các trường hợp tử vong có liên quan đến biến chứng thai kỳ. Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa.

2. MẤT BAO LÂU ĐỂ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG PHÁT TRIỂN?

Ung thư cổ tử cung phát triển không quá nhanh, thường mất 3-7 năm. Trong thời gian này, những tế bào trên bề mặt hoặc xung quanh cổ tử cung có những biến đổi bất thường. Những thay đổi sớm trước khi xuất hiện ung thư này gọi là dị sản (dysplasia) hoặc tân sản nội biểu mô cổ tử cung (cervical intraepithelial neoplasia – CIN).

Các yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung:

+ Yếu tố nguy cơ lớn nhất là nhiễm một loại HPV mà chủng đó có nguy cơ cao gây ra ung thư. Ngoài ra còn các yếu tố khác bao gồm:
+ Tiền sử cá nhân có loạn sản cổ tử cung, âm đạo hoặc âm hộ
+ Tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung
+ Hút thuốc lá
+ Mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, ví dụ chlamydia
+ Bệnh lý hệ miễn dịch.

Đáng lo ngại nhất, ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng và hầu hết người bệnh được chẩn đoán phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Lúc này, việc điều trị khá khó khăn và phức tạp, các phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung – buồng trứng, xạ trị, hóa trị có thể gây biến chứng vô sinh, tước đi thiên chức làm mẹ thiêng liêng của phụ nữ, thậm chí đe dọa tính mạng.

Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu được thăm khám và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.

 

3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung của phụ nữ. Tầm soát bao gồm:

  • Tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap smear.
  • Xét nghiệm HPV.

Quá trình lấy mẫu bệnh phẩm đơn giản và nhanh. Bác sĩ phụ khoa sẽ dùng dụng cụ mở âm đạo để bộc lộ cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm bằng dụng cụ như chổi quét và ngâm vào dung dịch cố định. Với xét nghiệm Pap smear, bác sĩ xét nghiệm sẽ tìm xem có tế bào bất thường hay không. Với xét nghiệm HPV, phân tích gen được sử dụng để tìm các chủng HPV nguy cơ cao thường gặp nhất.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật hiện đại, an toàn, chuẩn xác tại PKĐK Bình An

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 

Ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh đối với tâm lý, sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng, nhiều chị em phụ nữ đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện có. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nhiều thắc mắc và băn khoăn xung quanh cách thức và độ tuổi thực hiện các xét nghiệm khiến chị em phân vân, chưa biết nên áp dụng phương pháp nào phù hợp và hiệu quả. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến Qúy khách hàng các phương pháp xét nghiệm tầm soát thung thư cổ tử cung đang áp dụng tại Phòng khám đa khoa Bình An

I. XÉT NGHIỆM MAXPREP PAP’S TEST

XÉT NGHIỆM MAXPREP PAP’S TEST LÀ GÌ?

Xét nghiệm Maxprep Pap’s Test (hay còn gọi là xét nghiệm Liquid Pap, xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung) là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung. Phương pháp này thực hiện thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung, phát hiện sớm các bất thường ở cấu trúc và hoạt động của các tế bào cổ tử cung, đặc biệt phát hiện các tế bào ung thư trước khi các khối u lây lan rộng.

tim-hieu-qua-trinh-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-co-dau-khong-11.jpg

XÉT NGHIỆM MAX PREP PAP’S TEST ĐƯỢC TIẾN HÀNH THẾ NÀO?

Để thực hiện xét nghiệm này, phụ nữ được hướng dẫn nằm ngửa trên giường, hai đầu gối cong lại. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ được gọi là mỏ vịt nhẹ nhàng đưa vào bên trong âm đạo, mở rộng và cố định thành âm đạo để có thể nhìn thấy rõ khu vực cổ tử cung.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một que gỗ để lấy mẫu ở cổ tử cung. Quá trình này kéo dài trong vòng vài phút và không gây đau. Sau xét nghiệm, phụ nữ có thể thấy khó chịu, bị chuột rút hoặc chảy máu âm đạo nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó chịu kéo dài và chảy máu âm đạo không dứt cần thông báo ngay cho bác sĩ để có chỉ định điều trị kịp thời.

ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ĐƯỢC XÉT NGHIỆM MAX PREP PAP’S TEST:

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, việc thực hiện xét nghiệm Pap Smear tầm soát ung thư cổ tử cung được chỉ định cụ thể ở từng độ tuổi như sau:

  • Dưới 21 tuổi: Không cần làm xét nghiệm.
  • Từ 21 – 29 tuổi: Nên thực hiện định kỳ 3 năm/lần.
  • Từ 30 – 65 tuổi: Trường hợp âm tính với HPV thì nên thực hiện định kỳ 3 năm/lần hoặc kết hợp Pap Smear và HPV 5 năm/lần. Trường hợp dương tính với HPV thì nên thực hiện cùng lúc Pap Smear và HPV định kỳ hàng năm.

Trên 65 tuổi: Xét nghiệm không còn cần thiết, đặc biệt là các xét nghiệm trong vòng 10 năm trở lại đều cho kết quả âm tính

II. XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR

XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR LÀ GÌ?

HPV (Human papiloma virus) là virus gây u nhú ở người. Có hơn 100 chủng virus HPV, trong đó có 40 chủng được biết lây qua quan hệ tình dục. Các chủng HPV lây truyền qua đường tình dục được chia thành hai loại:

  •  HPV nguy cơ thấp: Đây là các chủng HPV hiếm khi gây ra bệnh, một số có thể gây mụn cóc sinh học, hậu môn hay miệng.
  •  HPV nguy cơ cao (HrHPV): Có khoảng 14 chủng, có thể gây ung thư. Trong đó hai chủng phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18; các chủng còn lại là 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68.

Xét nghiệm HPV genotype PCR là một xét nghiệm thường được ưu tiên thực hiện vì có thể xác định được cụ thể chủng HPV gây bệnh. Xét nghiệm HPV Genotype PCR này được thực hiện bằng cách phân tích mẫu u tế bào ở cổ tử cung, theo phương pháp định dạng gen dựa trên phản ứng chuỗi polymerase thời gian thực (Realtime PCR) để xác định sự có mặt của vi rút HPV hay không.

XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI NÀO?

Mục đích của xét nghiệm HPV là để phát hiện nhiễm virus HPV. Xét nghiệm này được thực hiện trong một số trường hợp:

  • Tầm soát ung thư cổ tử cung: giúp phát hiện trường hợp bệnh nhân bị nhiễm chủng HPV nguy cơ cao nhằm đánh giá và có kế hoạch theo dõi phụ khoa định kỳ.
  • Khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap Test) cho ra kết quả bất thường.

CÁCH THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR :


Xét nghiệm HPV bằng mẫu tế bào cổ tử cung

Phương pháp lẫy mẫu xét nghiệm HPV Genotype tương tự như phương pháp lẫy mẫu Pap Test. Thông thường nếu khách hàng thực hiện cùng lúc 02 xét nghiệm thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu đồng thời. Sau khi hoàn tất xét nghiệm, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường ngay. .

ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR

Thời điểm và tần suất phụ nữ cần làm xét nghiệm HPV Genotype phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung trước đó. Theo khuyến cáo thì phụ nữ trong độ tuổi sau nên thực hiện xét nghiệm HPV Genotype:

  • Phụ nữ từ 30-65 tuổi ít nhất mỗi 5 năm 1 lần, kết hợp cùng Pap smear mỗi 1-3 năm 1 lần.
  • Phụ nữ có yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung như:
    • Xét nghiệm Pap smear trước đó bất thường.
    • Đã được chẩn đoán tiền ung thư cổ tử cung.
    • Đã được chẩn đoán mắc HPV.
    • Trước đây từng bị ung thư cổ tử cung.
    • Bị nhiễm HIV hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.

5. ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI KHI TẦM SOÁT ƯNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN

  • ĐỘI NGŨ BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH: quy tụ đội ngũ  bác sĩ chuyên khoa, có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cho bệnh nhân.
  • TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI: trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại,  đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng cho bệnh nhân.
  • QUY TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP – NHÂN VIÊN THÂN THIỆN, TẬN TÌNH:  quy trình, thủ tục  nhanh gọn, thuận tiện, rút ngắn thời gian chờ đợi tối đa  cho khách hàng.  Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên  luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ khách hàng.

 

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Để việc tầm soát ung thư cổ tử cung cho kết quả chính xác, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, phụ nữ cần ghi nhớ những lưu ý cực kỳ quan trọng trước khi thực hiện các xét nghiệm, gồm:

  • + Không sử dụng kem bôi trơn âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • + Không thực hiện tầm soát trong những ngày kinh nguyệt vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng mẫu thu thập được. Thời điểm thích hợp nhất để tầm soát là khoảng 10 – 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
  • + Không làm xét nghiệm trong vòng 24 – 28 giờ sau quan hệ tình dục.
  • + Không thụt rửa âm đạo, tác động đến vùng âm đạo trong vòng 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • + Cần thông báo ngay với bác sĩ chỉ định xét nghiệm nếu có đang đặt thuốc hoặc đang trong quá trình điều trị viêm nhiễm + phụ khoa.
  • + Kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể dương tính hoặc âm tính, trong một số ít trường hợp có thể xảy ra dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu kết quả dương tính, khách hàng cần bình tĩnh và tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, chẩn đoán chính xác nguy cơ cũng như mức độ ung thư cổ tử cung

U BÃ ĐẬU LÀ GÌ ? LÀ U LÀNH HAY U ÁC? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?

U nang bã đậu (sebaceous cyst), còn được gọi là u bã đậu hoặc nang bã đậu; đây là bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến ít nhất 20% người trưởng thành. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy u bã đậu là bệnh gì? Lành tính hay ác tính? Có nguy hiểm hay không? Điều trị nó như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bài viết được thực hiện bởi Bác sĩ CKI Hoàng Văn Khoa – Khoa ngoại tổng hợp – PKĐK Bình An

U bã đậu là gì?

U bã đậu (hay u tuyến bã) là một nốt phồng phát triển chậm ở dưới da, có màng bao bọc. Bên trong bao là chất nhờn đặc mềm màu vàng hoặc vàng đục, có cặn như chất bã và bao có thể có lỗ thông ra ngoài da. U bã đậu thường lành tính, không đau, thỉnh thoảng có thể bị nhiễm trùng, lúc đó người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, tấy đỏ, đau nhức.

 

Nguyên nhân do đâu mà hình thành u bã đậu ?

Tuyến bã nhờn là cơ quan bên trong da, có nhiệm vụ sản xuất và bài tiết một chất như sáp hay dầu (chất bã). Chất này đi theo một đường ống đổ vào nang lông, sau đó thoát ra ở lỗ chân lông giúp bôi trơn da. Khi đường ống bị tắc, chất bã không được bài tiết ra ngoài, tích tụ lại hình thành u bã đậu.

Dấu hiệu nhận biết u bã đậu?

  • U bã đậu thường nổi lên trên bề mặt da, sờ vào có cảm giác mềm, không đau. Dùng tay ấn nắn thấy u di chuyển được.
  • U bã đậu thường xuất hiện ở da dầu hoặc vùng da tiết nhiều mồ hôi, chất bã như: lưng, nách, ngực, phía trước hoặc sau vành tai, mông…
  • U bã đậu có triệu chứng giống như nổi mụn bọc, dễ nhầm với mụn, nhọt. Thế nhưng, nếu tự nặn bã đậu tại nhà lại dễ tái phát.
  • U bã đậu lành tính không gây khó chịu nhưng nếu viêm nhiễm lâu ngày sẽ gây hoại tử, đau đớn và khó chịu. Đầu u màu xanh, khi bể sẽ có chất dịch màu vàng kèm mùi hôi chảy ra.
  • Một số trường hợp u bã đậu quá to sẽ chèn vào các dây thần kinh khiến bệnh nhân khó chịu, đau nhức.

 

U bã đậu có nguy hiểm không?

  • Không! U bã đậu không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, một số người lầm tưởng u bã đậu giống mụn bọc nên tự ý dùng tay rạch, nặn lấy nhân bên trong. Khi đó, bệnh chẳng những không giảm mà còn tái phát nhiều lần tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, sau phẫu thuật u bã đậu, việc chăm sóc và vệ sinh không đảm bảo, vi khuẩn xâm nhập làm vết thương dễ viêm nhiễm.
  • U có kích thước nhỏ thường không gây đau. Song, nếu u to, viêm nhiễm sẽ gây hoại tử, hình thành các vết loét, mưng mủ.
  • U bã đậu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ khi mọc ở cằm, mặt, phía trước hoặc sau tai.

 

Chẩn đoán u bã đậu bằng cách nào?

  • Bác sĩ sẽ khám trên lâm sàng đồng thời kết hợp siêu âm để chẩn đoán u bã đậu cũng như phân biệt với các loại u khác.
  • Một số trường hợp u bã đậu bội nhiễm dễ nhầm lẫn với áp xe thông thường.

Điều trị u bã đậu như thế nào?

  • Là một loại u lành tính, không gây nguy hiểm nhưng mất thẩm mỹ. Phương pháp tối ưu để loại bỏ u bã đậu là phẫu thuật, chủ yếu thực hiện tiểu phẫu (ca phẫu thuật nhỏ, thực hiện ngay mà không cần gây mê, chỉ gây tê tại chỗ).
  • U bã đẫu được lấy ra sau khi tiểu phẩu tại PKĐK Bình An

    Người bệnh nên điều trị khối u sớm, chưa nhiễm trùng, kích thước nhỏ tầm 1-2cm. Nếu điều trị chậm trễ, u bã đậu dễ nhiễm khuẩn, chảy mủ và viêm loét, lúc này việc cắt bỏ u phức tạp, mất nhiều thời gian và nguy cơ để lại sẹo xấu rất cao. Tuyệt đối không tự ý dùng tay nặn, rạch để loại bỏ u bã đậu, vì có thể gây nhiễm trùng, viêm loét.

  • Tỷ lệ tự khỏi u bã đậu rất hiếm, đa số các trường hợp cần phẫu thuật.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

  1. U bã đậu có nên mổ không? 

Phẫu thuật (mổ) cắt bỏ là phương pháp chữa trị u bã đậu phổ biến và mang lại hiệu quả. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc u bã đậu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  1. Mổ u bã đậu có đau không? 

Trong quá trình loại bỏ u bã đậu, bệnh nhân được bác sĩ gây tê tại chỗ nên không có cảm giác đau. Sau mổ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh để điều trị tại nhà.

  1. U bã đậu có tái phát không? 

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ loại bỏ hoàn toàn tạp chất và vỏ bọc của u nên đa số không tái phát. Chẳng may nang vỏ còn sót lại thì khả năng tái phát rất cao. Nên bác sĩ khuyến cáo không tự rạch hay nặn u bã đậu.

  1. Ngăn ngừa u bã đậu như thế nào? 

Để ngăn ngừa u bã đậu hình thành, cần lưu ý một số biện pháp sau:

  • Giữ cho lỗ chân lông sạch, khô thoáng. Với da dầu, việc vệ sinh cần làm thường xuyên.
  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày để tránh tích tụ bã nhờn.U nang bã đậu (sebaceous cyst), còn được gọi là u bã đậu hoặc nang bã đậu; đây là bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến ít nhất 20% người trưởng thành. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy u bã đậu là bệnh gì? Lành tính hay ác tính? Có nguy hiểm hay không? Điều trị nó như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.U bã đậu là gì? U bã đậu (hay u tuyến bã) là một nốt phồng phát triển chậm ở dưới da, có màng bao bọc. Bên trong bao là chất nhờn đặc mềm màu vàng hoặc vàng đục, có cặn như chất bã và bao có thể có lỗ thông ra ngoài da. U bã đậu thường lành tính, không đau, thỉnh thoảng có thể bị nhiễm trùng, lúc đó người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, tấy đỏ, đau nhức.

     

    Nguyên nhân do đâu mà hình thành u bã đậu ?

    Tuyến bã nhờn là cơ quan bên trong da, có nhiệm vụ sản xuất và bài tiết một chất như sáp hay dầu (chất bã). Chất này đi theo một đường ống đổ vào nang lông, sau đó thoát ra ở lỗ chân lông giúp bôi trơn da. Khi đường ống bị tắc, chất bã không được bài tiết ra ngoài, tích tụ lại hình thành u bã đậu.

    Dấu hiệu nhận biết u bã đậu?

    • U bã đậu thường nổi lên trên bề mặt da, sờ vào có cảm giác mềm, không đau. Dùng tay ấn nắn thấy u di chuyển được.
    • U bã đậu thường xuất hiện ở da dầu hoặc vùng da tiết nhiều mồ hôi, chất bã như: lưng, nách, ngực, phía trước hoặc sau vành tai, mông…
    • U bã đậu có triệu chứng giống như nổi mụn bọc, dễ nhầm với mụn, nhọt. Thế nhưng, nếu tự nặn bã đậu tại nhà lại dễ tái phát.
    • U bã đậu lành tính không gây khó chịu nhưng nếu viêm nhiễm lâu ngày sẽ gây hoại tử, đau đớn và khó chịu. Đầu u màu xanh, khi bể sẽ có chất dịch màu vàng kèm mùi hôi chảy ra.

     

    U bã đậu có nguy hiểm không?

    • Không! U bã đậu không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, một số người lầm tưởng u bã đậu giống mụn bọc nên tự ý dùng tay rạch, nặn lấy nhân bên trong. Khi đó, bệnh chẳng những không giảm mà còn tái phát nhiều lần tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, sau phẫu thuật u bã đậu, việc chăm sóc và vệ sinh không đảm bảo, vi khuẩn xâm nhập làm vết thương dễ viêm nhiễm.
    • U có kích thước nhỏ thường không gây đau. Song, nếu u to, viêm nhiễm sẽ gây hoại tử, hình thành các vết loét, mưng mủ.
    • U bã đậu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ khi mọc ở cằm, mặt, phía trước hoặc sau tai.

     

    Chẩn đoán u bã đậu bằng cách nào?

    • Bác sĩ sẽ khám trên lâm sàng đồng thời kết hợp siêu âm để chẩn đoán u bã đậu cũng như phân biệt với các loại u khác.
    • Một số trường hợp u bã đậu bội nhiễm dễ nhầm lẫn với áp xe thông thường.

    Điều trị u bã đậu như thế nào?

    • Là một loại u lành tính, không gây nguy hiểm nhưng mất thẩm mỹ. Phương pháp tối ưu để loại bỏ u bã đậu là phẫu thuật, chủ yếu thực hiện tiểu phẫu (ca phẫu thuật nhỏ, thực hiện ngay mà không cần gây mê, chỉ gây tê tại chỗ).
    • Người bệnh nên điều trị khối u sớm, chưa nhiễm trùng, kích thước nhỏ tầm 1-2cm. Nếu điều trị chậm trễ, u bã đậu dễ nhiễm khuẩn, chảy mủ và viêm loét, lúc này việc cắt bỏ u phức tạp, mất nhiều thời gian và nguy cơ để lại sẹo xấu rất cao. Tuyệt đối không tự ý dùng tay nặn, rạch để loại bỏ u bã đậu, vì có thể gây nhiễm trùng, viêm loét.
    • Tỷ lệ tự khỏi u bã đậu rất hiếm, đa số các trường hợp cần phẫu thuật.

    MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

    1. U bã đậu có nên mổ không? 

    Phẫu thuật (mổ) cắt bỏ là phương pháp chữa trị u bã đậu phổ biến và mang lại hiệu quả. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc u bã đậu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    1. Mổ u bã đậu có đau không? 

    Trong quá trình loại bỏ u bã đậu, bệnh nhân được bác sĩ gây tê tại chỗ nên không có cảm giác đau. Sau mổ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh để điều trị tại nhà.

    1. U bã đậu có tái phát không? 

    Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ loại bỏ hoàn toàn tạp chất và vỏ bọc của u nên đa số không tái phát. Chẳng may nang vỏ còn sót lại thì khả năng tái phát rất cao. Nên bác sĩ khuyến cáo không tự rạch hay nặn u bã đậu.

    1. Ngăn ngừa u bã đậu như thế nào? 

    Để ngăn ngừa u bã đậu hình thành, cần lưu ý một số biện pháp sau:

    • Giữ cho lỗ chân lông sạch, khô thoáng. Với da dầu, việc vệ sinh cần làm thường xuyên.
    • Vệ sinh cơ thể hàng ngày để tránh tích tụ bã nhờn.

THOÁI HÓA KHỚP GỐI : TRIỆU CHỨNG – NGUYÊN NHÂN -CHẨN ĐOÁN – CÁCH PHÒNG NGỪA

Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trước đây, bệnh thường tấn công người già, nhưng nhịp sống bận rộn cùng lối sống kém khoa học ngày nay khiến bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa. 

Bài viết được thực hiện bởi Bác sĩ CKI Hoàng Văn Khoa – Khoa Ngoại tổng hợp – Phòng khám đa khoa Bình An

          THOÁI HÓA KHỚP GỐI LÀ GÌ :

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Dấu hiệu sớm nhất nhận biết thoái hóa khớp gối là đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi, nhưng nhiều người thường chủ quan bỏ qua. Đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.

Thực chất, thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.

          NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa sụn khớp gối là do tuổi tác. Chính vì khả năng tự chữa lành của sụn giảm dần theo thời gian nên hầu hết mọi người khi lớn tuổi đều sẽ bị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến khớp bị thoái hóa ở độ tuổi sớm hơn, đó là:

Cân nặng

Khi cơ thể bạn bị thừa cân – béo phì, tải trọng lớn sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Nghiên cứu cho thấy mỗi khi bạn tăng 0,45kg cân nặng thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng trên đầu gối.

Di truyền

Yếu tố này bao gồm các đột biến di truyền (khiến một người có nhiều khả năng bị viêm xương khớp ở đầu gối dù tuổi còn trẻ) và hình dạng bất thường của xương bao quanh khớp gối (khiến sụn khớp dễ bị thoái hóa sớm).

Giới tính

Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa ở khớp gối hơn nam giới.

Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại

Những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực cho khớp, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng (25kg trở lên), có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.

Vận động viên thể thao

Những người chơi bóng đá, quần vợt, điền kinh – các bộ môn đòi hỏi vận động khớp gối nhiều – có nguy cơ cao bị suy yếu khớp gối. Nguy cơ này sẽ cao hơn nữa nếu vận động viên gặp phải chấn thương trong lúc tập luyện.

Một số bệnh cơ xương khớp khác

Những người bị viêm khớp dạng thấp – loại viêm khớp phổ biến thứ hai – có nhiều khả năng cũng bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị một số rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, cũng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp

 TRIỆU CHỨNG CHO THẤY KHỚP GỐI BỊ THOÁI HÓA

Thoái hóa khớp gối có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau

Giai đoạn 1

Sụn khớp gối bị thoái hóa giai đoạn 1 thường không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể.

Giai đoạn 2

Đây được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh. Lúc này, chụp X-quang khớp gối sẽ thấy không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp, và các xương không bị cọ xát với nhau. Đồng thời, chất lỏng hoạt dịch được duy trì đủ để khớp vận động bình thường.

Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đầu tiên: đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ/cúi.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 của thoái hóa khớp được phân loại là “thoái hóa khớp mức độ trung bình”. Trong giai đoạn này, sụn giữa các xương có dấu hiệu tổn thương rõ ràng, và không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại. Những người bị thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ. Họ cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng. Trong khi đó, hiện tượng sưng khớp sẽ xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 thoái hóa khớp được coi là “nghiêm trọng”. Khi bệnh đã tiến triển đến thời kỳ này, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Đó là do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể – sụn hầu như không còn nguyên vẹn, khiến khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động. Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng ít đi và không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.

cac giai doan thoai hoa khop goi

         PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH

Quá trình chẩn đoán khớp gối bị thoái hóa sẽ bắt đầu bằng việc khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ cũng xem xét bệnh sử của bạn, đồng thời hỏi rõ về các triệu chứng xảy ra gần đây. Bạn cần nhớ chính xác biểu hiện nào khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn để giúp bác sĩ xác định, liệu viêm xương khớp hay một chứng bệnh khác là nguyên nhân gây ra cơn đau cho bạn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tìm hiểu xem trong gia đình bạn có ai bị thoái hóa khớp hay không.

Sau khi thăm khám tổng quát, một số chẩn đoán cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn. Bác sĩ có thể chỉ định bạn:

  • Chụp X-quang: cho thấy mức độ tổn thương xương và sụn cũng như sự hiện diện của các gai xương nếu có.
  • Quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này được chỉ định khi chụp X-quang không cho ra hình ảnh rõ ràng về tình trạng bệnh.

Cần làm gì khi được chẩn đoán thoái hóa sụn khớp gối?

Sau khi được chẩn đoán thoái hóa sụn khớp gối, bạn cần tuân thủ hướng chữa trị bệnh mà bác sĩ đưa ra. Tùy theo bệnh đang ở giai đoạn nào, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, hãy từ bỏ những thói quen khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, chẳng hạn như hút thuốc lá, uống rượu bia, chơi thể thao quá sức… đồng thời xây dựng lối sống và chế độ ăn uống có lợi cho xương khớp.

       CÁC BIẾN CHỨNG CỦA THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Tình trạng khớp bị thoái hóa sẽ nặng dần theo thời gian, dẫn đến đau khớp mạn tính cùng một loạt biến chứng như:

  • Tăng nguy cơ chấn thương đầu gối: Những bệnh nhân lớn tuổi bị thoái hóa khớp thường gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Hơn nữa, cơn đau dữ dội, khả năng vận động và giữ thăng bằng bị suy giảm có thể làm tăng nguy cơ tai nạn và thương tích. Thống kê cho thấy những người bị thoái hóa khớp có nguy cơ té ngã cao hơn 30%. Hơn nữa, họ có khả năng bị gãy xương cao hơn 20%.
  • Mất xương: Trong trường hợp thoái hóa khớp nặng, sụn mất dần và nhanh chóng sẽ dẫn đến mất xương. Chết tế bào xương là một biến chứng nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các phần xương bị ảnh hưởng.
  • Mất ổn định khớp: do đứt gân và đứt dây chằng xung quanh khớp ảnh hưởng.
  • Dây thần kinh quanh xương/sụn bị chèn ép, khiến cơn đau thêm trầm trọng và gây ngứa ran, tê hoặc yếu.
  • Kéo theo một số bệnh lý khác: Thoái hóa khớp gối có thể đẩy người bệnh đến lối sống ít vận động, lâu dần làm họ tăng cân cũng như tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, tim mạch và ung thư.
  • Hình thành u nang sau đầu gối: Những u nang này, thường được gọi là u nang Baker, gây áp lực lên các mạch máu và làm suy giảm lưu lượng máu bình thường, dẫn đến sưng và đau ở chân.
  • Tăng nguy cơ bị gout: Bệnh nhân thoái hóa khớp có nồng độ axit uric trong máu cao sẽ dễ bị bệnh gout – một dạng khác của viêm khớp. CÁCH ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Mục tiêu chính của điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Quá trình điều trị là sự kết hợp của những liệu pháp sau:

Giảm cân

Giảm cân đồng nghĩa với giảm tải trọng cho khớp gối. Việc làm này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau đầu gối do viêm xương khớp.

Tập thể dục đều đặn

Việc thường xuyên thực hiện các bài tập thoái hóa khớp gối có thể hỗ trợ tăng cường độ linh hoạt cho các cơ xung quanh đầu gối, đồng thời giúp khớp ổn định hơn và giảm đau. Nhưng cần tập các bài thể dục được bác sĩ hướng dẫn cũng như tránh các động tác được bác sĩ khuyến cáo không nên tập vì dễ gây tổn thương khớp thêm.

Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm

Thuốc kháng viêm, giảm đau được bác sĩ khuyến cáo sử dụng trong các đợt viêm khớp giúp cải thiện các triệu chứng cho người bệnh cũng như làm chậm tình trạng viêm, thoái hóa khớp gối.

Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic hoặc huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối

Steroid là loại thuốc giảm đau và chống viêm mạnh tại chỗ. Acid hyaluronic là chất cao phân tử được đưa vào khớp gối để làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Đây là phương pháp điều trị chuẩn được nhiều tổ chức y học quốc tế có uy tín ví dụ như Hiệp hội thấp khớp Hoa Kỳ, Châu Âu,… đưa vào trong hướng dẫn và điều trị. Huyết tương giàu tiểu cầu là một phương pháp mới với nhiều ưu điểm song giá thành cao cũng như đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến.

Các liệu pháp thay thế

Một số liệu pháp thay thế có thể hiệu quả đối với tình trạng thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn nhẹ hoặc trung bình. Các liệu pháp này bao gồm kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc chất bổ sung (glucosamine, chondroitin…).

Vật lý trị liệu

Nếu tình trạng thoái hóa khớp khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu sẽ rất hữu ích. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho khớp. Ngoài ra, họ cũng chỉ bạn cách thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như làm việc nhà, sao cho ít gây đau khớp nhất.

Phẫu thuật

Khi mọi phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bạn phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị thoái hóa khớp đầu gối là:

  • Nội soi khớp

Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ, sau đó sử dụng máy nội soi khớp và các dụng cụ nhỏ để loại bỏ sụn bị hư hỏng, sửa chữa dây chằng lỏng lẻo, làm sạch bề mặt xương. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân dưới 55 tuổi.

  • Phẫu thuật cắt xương

Đây là thủ thuật nhằm mục đích thay đổi hình dạng của xương, từ đó làm cho khớp gối có sự liên kết chặt chẽ hơn. Nhược điểm của nó là không điều trị được thoái hóa sụn khớp gối triệt để. Người bệnh có thể phải thực hiện các cuộc phẫu thuật khác sau này.

  • Phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp

Đây là thủ thuật trong đó khớp được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm từ kim loại hoặc nhựa. Tùy mức độ thương tổn, bác sĩ sẽ chỉ định thay một hoặc cả hai bên đầu gối. Phẫu thuật thay khớp thường dành cho những người trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp nặng. Hầu hết các khớp nối mới sẽ có tuổi thọ trên 20 năm.

     CÁCH PHÒNG TRÁNH KHỚP BỊ THOÁI HÓA

Một số biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp bạn có thể thực hiện là:

  • Duy trì cân nặng hợp lý (BMI < 23): Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây thêm áp lực lên đầu gối, góp phần làm tổn thương sụn.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Lượng glucose cao có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sụn, tăng nguy cơ viêm và mất sụn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động với cường độ vừa phải (30 phút/ngày, 5 ngày/tuần) sẽ giúp các khớp dẻo dai, tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mạn tính.
  • Giảm nguy cơ chấn thương: Bằng cách không mang vác vật nặng, chơi thể thao đúng kỹ thuật, mang giày vừa vặn và sử dụng đồ bảo hộ trong lúc tập luyện.
  • Tránh hoạt động quá sức: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Cố gắng làm việc hoặc vận động quá sức chỉ khiến xương khớp thêm áp lực và dễ bị thương tổn.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả viêm khớp.
  • CÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Một chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp người bệnh thoái hóa khớp gối cải thiện triệu chứng đau, sưng vùng gối. Nếu bạn có người thân bị chứng bệnh này, hãy chăm sóc họ bằng cách:

  • Chườm lạnh: Thỉnh thoảng bạn sẽ bị các đọt viêm khớp gối, khi đó gối bạn sẽ sưng nóng, đau. Việc chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng tấy cho vùng gối. Bạn có thể dùng đá lạnh, túi chườm để chườm vùng gối. Lưu ý: Thay vì chườm lạnh thì rất nhiều người bệnh dùng dầu nóng để xoa bóp khớp gối, điều này không những không giúp bạn bớt đau khớp gối mà còn làm cho tình trạng viêm sưng đau khớp gối trở nên tồi tệ hơn.
  • Thực hiện một số bài tập thụ động: Bạn có thể hỗ trợ người bệnh gấp duỗi gối thụ động khi bệnh nhân vừa ngủ dậy hoặc sau khi nằm hoặc ngồi lâu.
  • Tạo điều kiện cho người bệnh nghỉ ngơi, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc đi bộ đường dài. Nếu cần, hãy hỗ trợ họ trong việc đi lại hoặc hướng dẫn họ sử dụng nạng, khung tập đi…
  • Loại trừ các nguy cơ té ngã: Những người bị thoái hóa khớp có nguy cơ té ngã cao hơn. Vì thế, bạn hãy lắp thêm bệ ngồi bồn cầu, tay vịn hành lang… trong nhà, loại bỏ các chướng ngại vật trên lối đi để giảm thiểu tối đa nguy cơ này.
  • Kiểm soát cơn đau không dùng thuốc: Mỗi khi người bệnh bị cơn đau nhức hành hạ, bạn hãy đánh lạc hướng bằng cách mở nhạc, tivi hoặc đơn giản là trò chuyện với họ. Đôi lúc, liều thuốc tinh thần này có tác dụng không kém những viên thuốc giảm đau, lại không gây hại cho sức khỏe người bệnh.
  • Bổ sung thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng tốt cho phần sụn khớp gối bị thoái hóa như: trái cây, rau xanh, các loại cá béo,…

TIÊM HYALURONIC ACID ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI

TIÊM HYALURONIC ACID (CHẤT NHỜN) VÀO KHỚP GỐI LÀ GÌ?

Tiêm chất nhờn vào khớp gối là thủ thuật tiêm acid hyaluronic giúp tăng trọng lượng và nồng độ phân tử của acid hyaluronic nội sinh. Qua đó, các cơn đau nhức sẽ cải thiện và chức năng khớp dần được phục hồi. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài nhiều tháng.

Khớp gối được coi là bình thường và khỏe mạnh chứa khoảng 2ml dịch khớp. Acid hyaluronic là một thành phần trong dịch khớp, có hàm lượng khoảng 2,5 – 4mg/ml, giúp bôi trơn các mô mềm, bao phủ bên trên lớp bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn.

Acid hyaluronic có tính nhớt và đàn hồi tùy theo lực tác động. Khi tác động một lực lớn, nó có tính đàn hồi, trong khi tác động lực nhẹ thì tương tự dầu bôi trơn, bảo vệ khớp. Khi khớp thoái hóa, lượng acid hyaluronic trong dịch khớp sẽ dần suy giảm.

Với các trường hợp thoái hóa khớp gối, lượng acid hyaluronic chỉ còn ½ tới ⅔ so với khớp gối khỏe mạnh. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng dịch khớp giảm độ nhớt, mất khả năng bảo vệ sụn khớp, tiến triển hủy hoại khớp.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn - Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

NHỮNG LỢI ÍCH KHI TIÊM CHẤT NHỜN VÀO KHỚP GỐI

  • Tiêm hyaluronic acid vào khớp sẽ giúp ức chế cảm nhận đau, qua đó làm giảm đau.
  • Ngăn sinh tổng hợp PGE2, ngăn chặn tác dụng của cytokine, kháng viêm tốt.
  • Tăng hoạt tính men TIMP giúp ức chế sự thoái hóa của sụn khớp. Đồng thời, tiêm hyaluronic acid còn có tác dụng kết nối những proteoglycan và giúp tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp.
  • Acid hyaluronic lưu trong khớp chỉ khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nó có thể duy trì tác dụng lên tới 6 tháng đến 1 năm. Vì acid hyaluronic có khả năng kích thích sản xuất acid hyaluronic nội sinh nên có hiệu quả tốt hơn so với thuốc tiêm nội khớp corticoid.

TIÊM CHẤT NHỜN VÀO KHỚP GỐI CÓ TỐT KHÔNG? CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Tiêm chất nhờn hyaluronic acid vào khớp gối là phương pháp khá an toàn. Rất ít trường hợp gây phản ứng viêm tại chỗ, đau tại vị trí tiêm, đau khớp háng, cơ và cảm thấy mệt mỏi. Các phản ứng thường biến mất nhanh chóng sau 2 – 3 ngày, xuất hiện phổ biến ở lần đầu tiêm. Ngoài ra một số ưu điểm có thể kể đến của phương pháp này là:

  • Giúp phục hồi dịch khớp, độ nhờn.
  • Kích thích tổng hợp hyaluronic acis nội sinh, cân bằng cấu trúc sụn khớp.
  • Giảm đau khớp nhanh.
  • Giúp khớp co duỗi dễ dàng.
  • Tăng tính linh hoạt và khả năng vận động của khớp.
  • Hiệu quả kéo dài, có thể lên tới 6 tháng đến 1 năm

TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TIÊM CHẤT NHỜN KHỚP GỐI ?

Các trường hợp thường được chỉ định tiêm chất nhờn vào khớp gối gồm:

  • Thoái hóa khớp gối ở mức độ trung bình tới nặng vừa.
  • Áp dụng cho các trường hợp thoái hóa khớp gối đã áp dụng những phương pháp điều trị thông thường khác nhưng không đáp ứng tốt.
  • Trường hợp thoái hóa khớp gối nặng nhưng chưa thể tiến hành thay khớp gối.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Tiêm chất nhờn vào khớp gối chống chỉ định trong một số trường hợp như:

  • Đang viêm tràn dịch khớp gối cấp hoặc nhiễm khuẩn da vùng gối.
  • Cơ địa dễ dị ứng hoặc dị ứng với thành phần của thuốc acid hyaluronic.
  • Gặp những vấn đề rối loạn hoặc một số bệnh lý khác.
  • Người đang mang thai, cho con bú chỉ được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ.

CÁC CHẾ PHẨM ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆN NAY TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN

Có 2 chế phẩm Acid Hyaluronic hiện đang được sử dụng tại phòng khám đa khoa Bình An là:

RIGENFLEX BIO – PLUS 75mg/3ml: Đây là một chế phẩm chứa Hyaluronic acid trọng lượng phân tử cao, có tác dụng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Ưu điểm chỉ cần tiêm 1 mũi cho một liệu trình giúp bệnh nhân ít bị cảm giác đau khi tiêm, nhược điểm của nó là bệnh nhân sẽ thấy nặng gối trong 1, 2 ngày đầu sau tiêm và giá thành 1 mũi này khá cao.

RIGENFLEX STATER 32mg/2ml: Đây là một chế phẩm chứa Hyaluronic acid trọng lượng phân tử thấp hơn RIGENFLEX BIO – PLUS,  mỗi liệu trình tiêm 3-5 mũi cách nhau 1 tuần, tác dụng tương tự RIGENFLEX BIO – PLUS. Nhược điểm của chế phẩm này là phải tiêm nhiều lần đổi lại bệnh nhân ít bị cảm giác nặng gối tsau khi tiêm và chi phí mỗi lần tiêm nhỏ hơn.

Cả 2 chế phẩm trên đều có nguồn gốc xuất xứ tại Ý, được Bộ y tế cho phép lưu hành và sử dụng.

Thủ thuật tiêm chất nhờn khớp gối tại PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN được thực hiện bởi Bác sỹ Hoàng Văn Khoa Chuyên khoa cấp I chấn thương chỉnh hình, đã tốt nghiệp khóa kỹ thuật tiêm nội khớp và mô quanh gân do trường ĐHYD TPHCM tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ.

 

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Bài viết được thực hiện bởi Bác sĩ CKI Hoàng Văn Khoa –  Bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp – Phòng khám đa khoa Bình An

ĐỊNH NGHĨA:

Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay, hậu quả là gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác, thậm chí gây teo cơ, yếu cơ, giảm chức năng vận động của vùng bàn tay thuộc chi phối của dây thần kinh giữa…

NGUYÊN NHÂN:

Hội chứng ống cổ tay là hệ quả của sự kết hợp nhiều yếu tố. Các nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay có thể bao gồm:

  • Bất thường về giải phẫu: Đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn hoặc có sự khác biệt về mặt giải phẫu làm thu hẹp không gian, khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới, điều này có thể do phụ nữ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn.
  • Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc gấp duỗi quá mức bàn tay và cổ tay: Lặp đi lặp lại cùng một chuyển động hoặc các động tác cần phải uốn cong, gấp duỗi quá mức của bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và gây tăng áp lực, chèn ép lên dây thần kinh giữa. Việc sử dụng một số máy móc có tính chất rung với tần số cao trong một thời gian dài như máy mài, máy bào… cũng dẫn đến tình trạng viêm dày dây chằng ống cổ tay gây ra hội chứng ống cổ tay.
  • Thai kỳ: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay.
  • Các bệnh lý đi kèm: Tổng trạng béo phì, bệnh tiểu đường, viêm khớp, cường giáp là những bệnh lý có liên quan đến hội chứng ống cổ tay.
  • Sau tổn thương cổ tay: Do viêm khớp, dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay như trật khớp, gãy xương làm thay đổi không gian trong ống cổ tay.

Do đó, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ ở tuổi trung niên, những người làm các nghề phải vận động cổ tay nhiều như: thợ thủ công, tài xế, thợ cắt tóc, thu ngân, đánh máy,… có tỉ lệ cao mắc tình trạng này.

 

  • BIỂU HIỆN CỦA HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Về lâm sàng, hội chứng ống cổ tay biểu hiện bởi tình trạng dây thần kinh giữa bị kích thích và tổn thương. Do đó hội chứng ống cổ tay sẽ có những triệu chứng sau:

  • Rối loạn về cảm giác:

Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì bàn tay, dị cảm, đau buốt như kim châm hoặc rát bỏng ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón áp út), các triệu chứng này biểu hiện từ cổ tay đến các ngón, Các triệu chứng thường tăng về đêm hay khi thực hiện các động tác gấp duỗi cổ tay, đặc biệt trong thời gian dài như lái xe, đánh máy,…

  • Rối loạn về vận động:

Triệu chứng này xuất hiện trong giai đoạn muộn của bệnh do dây thần kinh giữa bị tổn thương dẫn đến tình trạng teo, yếu liệt các cơ do dây thần kinh giữa chi phối. Một số biểu hiện thường gặp là cầm nắm khó, các động tác khéo léo của bàn tay giảm, hay đánh rơi đồ vật (muỗng, đũa …), bệnh nhân khó khăn trong việc thực hiện các động tác có thể dễ dàng thực hiện hằng ngày.

Tình trạng chèn ép thần kinh giữa kéo dài khiến người bệnh bị hẹp ống cổ tay, gây đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng vận động bàn tay.

 

CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có mắc bệnh hay không, bác sĩ sẽ phối hợp giữa thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào:

  • Có các triệu chứng cơ năng: tê bì, di cảm hoặc đau ở bàn tay và các ngón thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (ngón I, II, III, và ½ ngón IV) và gan bàn tay tương ứng với các ngón đó, đau tăng về đêm hoặc khi vận động gấp duỗi cổ tay.
  • Teo cơ ô mô cái
  • Có các triệu chứng thực thể: nghiệm pháp Phalen, Tinel, Durkan dương tính.

Nghiệm pháp Phalen: Để người bệnh gấp hai cổ tay 90 độ sát vào nhau trong thời gian ít nhất là 60 giây. Nghiệm pháp Phalen ngược thì thay bằng động tác duỗi hai cổ tay. Nghiệm pháp dương tính nếu bệnh nhân xuất hiện hoặc tăng các triệu chứng về cảm giác thuộc chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay.

Nghiệm pháp Tinel: Gõ vào vùng ống cổ tay (có thể dùng tay hoặc búa phản xạ), nghiệm pháp dương tính khi gõ sẽ gây cảm giác tê hoặc đau theo vùng da chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay.

Tuy nhiên để chẩn đoán xác định đồng thời đánh giá mức độ tổn thương dây thần kinh giữa đồng thời tiên lượng bệnh, thầy thuốc cần tiến hành các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Siêu âm cổ tay: Xác định tình trạng viêm dây thần kinh giữa dựa vào kích thước thiết diện cắt ngang trên siêu âm.
  • Đo dẫn truyền điện thần kinh: là phương pháp để chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay cũng như mức độ tổn thương dây thần kinh giữa.
  • X- quang cổ tay: có vai trò trong việc loại trừ các bệnh lý khác ở cổ tay cũng gây đau tương tự hoặc tìm nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HỘI  CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Sau khi được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, nhu cầu công việc, cuộc sống của người bệnh mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị cụ thể. Điều trị hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Điều trị không phẫu thuật

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường có thể được thuyên giảm mà không cần phẫu thuật. Nếu chẩn đoán của bạn là không chắc chắn hoặc nếu các triệu chứng của bạn là nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị không phẫu thuật đầu tiên. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể bao gồm:

Mang nẹp cố định cổ tay

Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thay đổi đối thói quen làm việc liên quan tới cổ tay như thay đổi tư thế đánh máy, sử dụng miếng lót chuột chuyên dụng, chuyển đổi công việc sang môi trường máy móc ít rung với tần số cao…

Tập các bài tập trượt thần kinh

Tiêm steroid vào ống cổ tay

  • Điều trị phẫu thuật

Quyết định có phẫu thuật hay không dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng – mức độ đau và tê cũng như tính chất công việc của bạn đòi hỏi bàn tay làm việc liên tục ví dụ nghệ sĩ chơi đàn… Trong trường hợp tình trạng tê tay kéo dài hoặc teo, yếu cơ mô cái của bạn. Phẫu thuật có thể được khuyến cáo để ngăn ngừa các biến chứng tổn thương thần kinh giữa không hồi phục.

Có hai kỹ thuật phẫu thuật khác nhau để làm điều này là: Mổ mở giải phóng ống cổ tay và Nội soi đường hầm cổ tay.

Với hình thức mổ mở thì thao tác đơn giản, thực hiện nhanh, đòi hỏi trang thiết bị chuyên sâu, có thể thực hiện tiểu phẫu nên chi phí nhẹ nhàng hơn. Ngược lại với phẫu thuật nội soi đòi hỏi thiết bị chuyên sâu, chỉ thực hiện ở phòng mổ nên chi phí khá cao. Tuy nhiên yếu tố thẩm mỹ thì phẫu thuật nội soi ống cổ tay vượt trội hơn.


Mục đích của cả hai là giảm áp lực lên dây thần kinh giữa của bạn bằng cách cắt dây chằng phía trên của đường hầm. Điều này làm tăng kích thước của đường hầm và giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.

 

 

 

Dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn nên biết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường diễn biến thầm lặng, kéo dài. Chính vì vậy tạo cho người bệnh tâm lý chủ quan, đánh giá sai lầm về tính chất của bệnh. Trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển và để lại những tổn thương không hồi phục nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Tìm hiểu các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản giúp bạn có phương án thay đổi lối sống và điều trị sớm, từ đó hạn chế tổn thương và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Trào ngược dạ dày là gì?

 

Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày

 

2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.

Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

 

2.2 Buồn nôn, nôn

Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn.

Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

Buồn nôn là một dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Buồn nôn là một dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

 

2.3 Đau tức ngực thượng vị

Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.

Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.

Bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng.

 

2.4 Khó nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

2.5 Khản giọng và ho

Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

2.6 Miệng tiết nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.

Ngoài 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,…

3. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày

 

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nằm ngoài hai cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày. Hiểu một cách đơn giản, ta ví dạ dày như cái thùng, cơ thắt thực quản đóng vai trò như nắp thùng. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có hiện tượng “ thùng đầy nắp yếu”.

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:

● Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp

● Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá,…

● Các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyềnthoát vị hoành

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày

● Bệnh lý dạ dày: Rất nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…

● Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…)

Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

● Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng

● Mang thai

● Stress...

trào ngược
Ăn quá no có thể khiến trào ngược dạ dày

4. Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày

 

Dạ dày là nơi chứa đựng và tiêu hóa một phần thức ăn. Để làm được nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn dạ dày tiết ra một axit rất mạnh là axit hydrochloric HCl, axit này giúp hoạt hóa enzym pepsin- đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa protein. Chính vì vậy mà bản thân dạ dày có một hàng rào rất kiên cố ngăn không cho các axit và các enzyme quay lại “ăn mòn” dạ dày. Tuy nhiên các cơ quan khác lại không có cơ chế bảo vệ này. Chính vì vậy khi tiếp xúc với dịch dạ dày, niêm mạc nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn, sau đó là phù nề, viêm nhiễm, xơ sẹo và dính, nặng hơn là ung thư. Cụ thể:

Loét thực quản: Các vết loét có thể chảy máu, gây đau đớn và khó nuốt.

Hẹp và sẹo thực quản: khi tổn thương liền lại có thể để lại sẹo gây hẹp thực quản làm tắc nghẽn đường lưu chuyển thức ăn.

Thực quản Barrett: là tình trạng mô vảy ở đoạn dưới thực quản bị biến đổi thành mô dạng cột với các tế bào giống như ở ruột (dị sản ruột). Quá trình này là kết quả của sự tổn thương liên tục đến lớp lót của thực quản và nguyên nhân phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào đã bị biến đổi này có thể tiềm ẩn nguy cơ trở thành tế bào ung thư. Do đó, những người bị thực quản Barrett được khuyên nên có nội soi dạ dày định kỳ để theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư.

Ung thư thực quản: Có 2 loại ung thư thực quản chính: Ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong đó, một yếu tố nguy cơ chính của ung thư thực quản là thực quản Barrett. Người ta ước tính cứ 10 – 20 người có thực quản Barrett thì có 1 người bị ung thư thực quản sau 10 – 20 năm.

Biểu hiện ngoài thực quảnViêm họngviêm thanh quảnviêm tai giữa tái diễn nhiều lần. Tăng nặng bệnh hen suyễn. Ăn mòn răng, axit trào vào phổi có thể gây xơ phổi….

5. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

 

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm các phương pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:

  • Ăn thành từng bữa nhỏ. Nên ăn thường xuyên hơn là ăn ít bữa lớn đối với người có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
  • Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…) và ít các sản phẩm từ sữa.
  • Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.
  • Thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.
Thực phẩm chứa tinh bột làm giảm triệu chứng GERD
Thực phẩm chứa tinh bột làm giảm triệu chứng GERD

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Hiện tại, Phòng Khám Đa Khoa Bình An đang triển khai dịch vụ Nội soi dạ dày qua đường ngã mũi vào sáng Thứ 07 và Chủ nhật hàng tuần. Để được phòng tránh nguy cơ và điều trị kịp thời trào ngược dạ dày, Quý khách vui lòng đặt hẹn  để được phục vụ tốt nhất. Hotline 1900 9294