Khám sức khỏe định kỳ dành cho doanh nghiệp

Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi thông minh nhất?

(Cập nhật 29/06/2015 | Góc Mẹ và Bé)

Bổ sung vitamin, omega-3, ăn nhiều trái cây và rau xanh là những cách hiệu quả nhất để nuôi dưỡng não bộ của thai nhi.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần tránh rượu bia và các thực phẩm chứa thủy ngân. Cụ thể:

Vitamin

Việc bổ sung vitamin đầy đủ trong quá trình mang thai có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của thai nhi. Một cách ngắn gọn, mẹ nên chú ý bổ sung vitamin B12 và axit folic để hỗ trợ cho quá trình sản xuất máu, vitamin C để sản xuất collagen, vitamin D cho quá trình hình thành và phát triển của xương, và sắt, kẽm cho quá trình phát triển não bộ.

Omega – 3

Các loại cá giàu omega – 3 có tác dụng kích thích trí não của thai nhi phát triển. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Y Harvard thì em bé của những bà mẹ ăn cá nhiều hơn trong 3 tháng giữa thai kỳ đạt được mức điểm đánh giá phát triển trí tuệ cao hơn hẳn số còn lại có cùng tháng tuổi. Theo tiến sỹ Lisa Eliot, trợ lý giáo sư khoa Y tại Đại học Rosalind Franklkin, Chicago thì omega – 3 được tìm thấy trong màng tế bào não có ảnh hưởng rất lớn tới các chức năng của não. Bên cạnh đó, nếu mẹ thực sự không mấy hứng thú với việc ăn cá thì cũng có thể xem xét lựa chọn bổ sung dầu cá thay thế.

Chú ý đồ ăn chứa thủy ngân

Cá rất tốt cho trí não của thai nhi, tuy nhiên mẹ cũng nên cẩn thận với một số loại cá có thể chứa thành phần thủy ngân cao trong thịt cá như cá mập, cá kinh, cá thu, cá kiểm. Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ thì những loại cá này có nồng độ thủy ngân cao nhất trong số các loại cá thường gặp, do đó khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai tránh ăn và có thể thay bằng các loại cá khác như các hồi, cá da trơn, cá thịt trắng, cá rô phi hoặc tôm.

Trái cây và rau xanh

Rau xanh và trái cây chính là nguồn bổ sung chất chống oxy hóa cũng như chất xơ hoàn hảo cho mẹ bầu.

Các chất chống oxy hóa có vai trò bảo vệ hệ thống mô não của thai nhi khỏi những tác động tiêu cực. Rau xanh và trái cây chính là nguồn bổ sung chất chống oxy hóa cũng như chất xơ hoàn hảo cho mẹ bầu. Mẹ cũng nên chú ý chọn các loại rau có màu xanh đậm, các loại quả như đu đủ, việt quất, cà chua để có thể tận dụng được nguồn chất chống oxy hóa dồi dào hơn.

Tránh rượu bia

Uống rượu, bia có thể gây tổn hại cho não bộ của thai nhi, thậm chí có thể gây ra hội chứng ‘rượu bào thai’ nếu người mẹ nghiện rượu. Khoa học cũng đã chứng minh các loại đồ uống có cồn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng học tập, sự chú ý, trí nhớ và kỹ năng ứng xử trong xã hội sau này của thai nhi. Vì vậy, mẹ hãy cố gẵng tạm bỏ đi những ‘thú vui có chứa cồn’ của mình ít nhất trong hơn 9 tháng mang thai để không gây hại cho em bé sau này.

Sắt

Sắt có tác dụng cung cấp oxy để duy trì sự sống cho thai nhi. Trong thai kỳ, phụ nữ được khuyến cáo cần phải bổ sung lượng sắt gấp đôi so với khi không mang thai. Thiếu sắt có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy trong tử cung, gặp nguy cơ tăng trưởng chậm và có chỉ số IQ thấp. Để xác định xem lượng sắt trong cơ thể đã phù hợp hay chưa, cách tốt nhất là mẹ nên đi khám bác sỹ bởi thực tế thừa hay thiếu sắt đều vô cùng nguy hiểm. Chế độ ăn uống giàu sắt bao gồm thịt bò nạc, thịt gà, các loại đậu, ngũ cốc.

Chế độ ăn uống giàu sắt bao gồm thịt bò nạc, thịt gà, các loại đậu, ngũ cốc. (Ảnh minh họa)

Tăng cân vừa phải
Mẹ bầu phải ăn cho 2 người, tuy nhiên điều này không có nghĩa là phải ăn nhiều gấp đôi. Theo tiến sỹ Lise Eliot thì việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có khả năng làm tăng nguy cơ sinh non, đồng thời trẻ sinh non thường gặp nhiều bất lợi trong học tập bởi cân nặng, chỉ số thông minh và thành tích học tập có liên quan mật thiết tới nhau. Trẻ sinh non sẽ bỏ lỡ mất các chất dinh dưỡng mà duy nhất nhau thai có thể cung cấp, có hệ miễn dịch kém hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Cẩn thận với ngộ độc thực phẩm
Toxoplasmosis là tên khoa học của một căn bệnh gây ra bởi một loại ký sinh trùng có trong thịt và trứng chưa nấu chín, dẫn tới một số triệu chứng giống với bệnh cúm cho mẹ. Điều này có thể khiến mẹ mất cảnh giác nhưng thực tế hậu quả của căn bệnh này nghiêm trọng hơn cúm rất nhiều, có thể gây mù, mất thính lực, hay chậm phát triển tâm thần ở trẻ sơ sinh. Để tránh nhiễm độc, mẹ nên:-Rửa tay, thớt và dao trong nước nóng trước và sau khi chuẩn bị thức ăn-Thịt nấu chín và ăn khi nhiệt độ còn ít nhất là 70oC

-Tránh ăn các loại thịt lạ

-Tránh ăn các món được làm với trứng sống.

Theo Khám phá