(Cập nhật 1/9/2015 | Góc Mẹ và Bé)
Có những loại dị tật bẩm sinh xuất phát từ rối loạn nhiễm sắc thể, không ai có thể can thiệp hay đoán trước được để phòng ngừa, nhưng cũng có những loại dị tật nảy sinh chủ yếu từ những thói quen, điều kiện sống của người mẹ trước khi mang thai, và hoàn toàn có thể phòng tránh được.
- Lịch khám thai định kỳ mà bà mẹ nào cũng phải biết
- 4 xét nghiệm “tuyệt đối” đừng bỏ qua khi mang thai
- Xúc động những hình ảnh cơ thể của các bà mẹ sau sinh
Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây để tránh trở thành người mẹ phải hối hận nhiều về sau nhé:
1. Mẹ nghiện thuốc lá, hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc
Thuốc lá chẳng bao giờ là tốt cả – dù là đối với bản thân người hút thuốc, những người thân trong gia đình, hay những người thường phải sinh hoạt hoặc làm việc bên cạnh người hút thuốc
Nếu sức khỏe của bản thân, chồng/ vợ chưa đủ sức mạnh để khiến bạn hoặc chồng bạn bỏ thuốc thì chắc hẳn sức khỏe của con cái là đã đủ phải không nào? Khói thuốc đặc biệt gây nhiều tác động có hại đến trẻ nhỏ – ngay từ trước, trong và sau khi được sinh ra. Người mẹ mang thai càng hút thuốc hay ở gần người hút thuốc thêm ngày nào, nguy cơ có thể xảy ra với con càng lớn thêm ngày đó:
(Ảnh: Internet)
- Bé bị tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh;
- Bé bị tăng nguy cơ bệnh phổi, tim;
- Bé bị tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân
- Bé bị tăng nguy cơ đột tử hoặc bị các bệnh liên quan đến sự phát triển sau này;
- Việc hút thuốc và hít khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác…
2. Mẹ nghiện rượu cũng đáng ngại không kém nghiện thuốc lá
Chất cồn tiếp nhận vào cơ thể người mẹ mang thai sẽ truyền trực tiếp đến con, thông qua dây rốn, làm tăng đáng kể nguy cơ bị sảy thai hoặc thai lưu, em bé trong bụng bị tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và rối loạn do rượu ở thai nhi (FASD) – là hội chứng gây dị dạng trên khuôn mặt, vóc người thấp bé nhẹ cân, rối loạn hiếu động thái quá, chậm phát triển trí tuệ và bị các vấn đề nghe, nhìn.
3. Mẹ tiếp xúc với nhiều độc tố từ môi trường, chẳng hạn như các hóa chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, tia X, hoặc mẹ làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy, studio, phòng thí nghiệm… mà không được trang bị bảo hộ lao động cẩn thận kỹ càng cũng có thể vướng phải nhiều nguy cơ đáng tiếc
4. Mẹ tự ý dùng thuốc khi mang thai. Thật ra mà nói, kể cả khi không mang thai, tất cả chúng ta cũng đều không nên làm điều này đâu nhé!
(Ảnh: Internet)
5. Mẹ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm khi mang thai. Sự suy nhược tâm thần này không chỉ khiến sức khỏe nói chung của mẹ giảm sút mà còn kéo theo nhiều ảnh hưởng bất lợi với con. Những lời khuyên mẹ bầu đừng khóc, đừng buồn kẻo ảnh hưởng đến con mà bạn thường nghe không phải là không có cơ sở đâu.
6. Mẹ bị một số bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh của thai, chẳng hạn như rubella, viêm gan siêu vi, tiểu đường, hoặc bệnh tưởng như xoàng xoàng thôi như bệnh cúm…
7. Mẹ không chú ý bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc cho cơ thể mình trước khi sinh, không khám sức khỏe, tiêm phòng và uống các chất bổ cần thiết như axit-folic.
8. Bố mẹ lớn tuổi cũng làm tăng nguy cơ con gặp phải những vấn đề sức khỏe. Có nghiên cứu cho thấy tuổi tác của bố gây tác động lớn hơn do nam giới tuổi càng cao chất lượng tinh trùng càng giảm và càng có thể truyền nhiều gen lỗi sang con mình; còn về phía người mẹ, cũng có nghiên cứu cho thấy mẹ sinh con lần đầu khi đã quá tuổi 35 sẽ khiến các nguy cơ tăng cao hơn.
9. Gia đình có tiền sử bị dị tật. Tuy tỷ lệ lặp lại dị tật không phải là 100% nhưng nếu gia đình bạn chẳng may có những vấn đề như vậy thì việc đi khám và làm những xét nghiệm chẩn đoán là rất cần thiết để bác sỹ xác định nguy cơ cũng như tư vấn những cách thức can thiệp giúp bạn giảm thiểu những nguy cơ này.
Theo Webtretho