Chăm sóc sức khỏe

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới dễ chẩn đoán nhầm với bệnh nào?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới giai đoạn đầu chưa có nhiều biểu hiện, có thể dễ bị nhầm lẫn với hạ canxi, rối loạn điện giải, thoái hóa cột sống…

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh mạn tính do tăng áp lực dòng máu trong tĩnh mạch. Bệnh thường gây phù chi dưới, thay đổi sắc tố da.

Vì sao bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

Thông thường, động mạch đóng vai trò đưa máu từ tim đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Còn tĩnh mạch đưa máu các cơ quan về tim. Tĩnh mạch có cơ van một chiều, chỉ đưa máu từ tim đi các cơ quan, không đi chiều ngược lại. Đặc biệt ở chi dưới, có rất nhiều van một chiều. Khi van tĩnh mạch chi dưới suy, máu không về tim được và gây trào ngược trở lại. Từ đó dẫn tới hiện tượng phù chi dưới.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới chưa gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Suy giãn tĩnh mạch khiến bệnh nhân cảm thấy tê bì, chuột rút chân, mỏi chân vào buổi chiều. Từ đó dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống và giảm năng suất làm việc. Hơn nữa, sự thay đổi về sắc tố da cũng khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi chân xuất hiện các búi giãn mao mạch và tĩnh mạch lớn.

Nếu không điều trị kịp thời, khi bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới tiến triển nặng hơn có thể gây ra các vết nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể bị lở loét, thậm chí có nguy cơ hoại tử, điều trị khó dứt điểm.

Ai có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Các đối tượng nguy cơ cao bị suy tĩnh mạch bao gồm:

– Những người làm việc trong môi trường đứng lâu, ngồi lâu, ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, giáo viên, cảnh sát giao thông…

– Những người có cơ địa thừa cân, béo phì.

– Những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

– Những người từ 65 tuổi trở lên.

– Những người có yếu tố gia đình tiền sử mắc suy giãn tĩnh mạch.

– Phụ nữ mang thai hoặc có thói quen đeo giày cao gót quá lâu.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới dễ bị nhầm lẫn với bệnh gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường tiến triển chậm, ít biểu hiện. Suy giãn tĩnh mạch được chia làm 6 giai đoạn từ C0- C6, theo từng giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh nào? - Ảnh 2.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Giai đoạn C0 bệnh chưa có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch sờ được hay quan sát bằng mắt được

Giai đoạn C1 xuất hiện giãn tĩnh mạch mạng nhện hay dạng lưới <3mm.

Giai đoạn C2 xuất hiện giãn tĩnh mạch dưới da > 3mm.

Giai đoạn C3 xuất hiện hiện tượng phù.

Giai đoạn C4 bắt đầu xuất hiện biến đổi cấu trúc da và mô dưới da, biến đổi sắc tố da.

Giai đoạn C5 có thể xuất hiện loét thể lành.

Giai đoạn C6 xuất hiện vết loét không lành.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới giai đoạn đầu chưa có biểu hiện rõ ràng vì vậy có thể dễ chẩn đoán nhầm lẫn với một số bệnh lý như:

– Thiếu canxi (hay có hiện tượng gây tê bì chân tay, chuột rút) thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.

–  Rối loạn điện giải hạ natri, hạ kali.

– Thoái hóa cột sống thắt lưng, khớp gối hoặc thoái hóa khớp.

Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới như thế nào?

Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới thông qua các triệu chứng của bệnh nhân như sau:

Ở giai đoạn đầu:

● Triệu chứng mờ nhạt, người bệnh thường có biểu hiện đau chân, nặng chân hoặc đôi khi chỉ là cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường

● Đừng ngồi nhiều dễ gây mỏi chân hoặc phù nhẹ

● Chuột rút vào ban đêm

● Dị cảm như cảm giác bị châm kim, kiến bò vùng cẳng chân về đêm

● Các mạch máu nhỏ li ti nhất là ở vùng cổ chân và bàn chân nổi lên.

Giai đoạn tiến triển:

● Bệnh nhân phù chân, phù ở mắt cá hoặc bàn chân

● Màu sắc da vùng cẳng chân thay đổi do máu bị ứ ở tĩnh mạch lâu ngày gây loạn dưỡng

● Tĩnh mạch trương phồng, nổi rõ gây cảm giác nặng, đau nhức, không mất đi khi nghỉ ngơi

● Các mảng máu bầm trên da.

Giai đoạn biến chứng:

● Viêm tĩnh mạch nông huyết khối gây thuyên tắc tĩnh mạch sâuthuyên tắc phổi, có thể nguy hiểm tính mạng

● Giãn vỡ tĩnh mạch gây ra chảy máu nặng

● Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mãn tính.

Cận lâm sàng:

● Siêu âm Doppler: thấy có dòng máu phụt ngược, huyết khối

● Chụp tĩnh mạch có bơm thuốc cản quang chỉ thực hiện khi không xác định được chính xác sự tồn tại và đặc điểm của các dòng trào ngược trong lòng hệ tĩnh mạch.

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính
Các giai đoạn suy giãn tĩnh mạch chi dưới
💥Với đội ngũ Y Bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng với hệ thống máy móc hiện đại , Phòng khám đa khoa Bình An cung cấp dịch vụ  như: siêu âm 4D, 5D; Doppler, Độ mờ da gáy; và các xét nghiệm tiền sản ( Double test, Tripple test, NIPT …..
👨‍🔬 Bác sĩ CKI Đặng Cao Văn
═════════ ═════════
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
49/B1 ĐT 743, KP 3, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương ( Cạnh Cây Xăng THÔNG DỤNG )
Hotline: 1900 9294
Giờ làm việc:
+ Sáng từ 7h đến 11h
+ Chiều từ 13h00 đến 19h kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ