“Ung thư cổ tử cung là một trong 03 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới giới nếu không được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách. Việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được ví như “chìa khóa vàng” bảo vệ chị em phụ nữ trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh”
1. UNG THƯ CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ?
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư xảy ra ở cổ tử cung, vị trí khe hẹp nối âm đạo với tử cung. Bình thường, cổ tử cung sẽ có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng, còn ống cổ tử cung được tạo thành từ một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ. Nơi giao nhau của hai tế bào này được gọi là khu chuyển đổi, là nơi các tế bào bất thường hoặc tế bào tiền ung thư dễ phát triển nhất.
Ung thư cổ tử cung nằm trong top 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới, khoảng 250.000 người tử vong, ước tính đến năm 2030 con số tử vong sẽ tăng lên hơn 400.000 người, gấp đôi các trường hợp tử vong có liên quan đến biến chứng thai kỳ. Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa.
2. MẤT BAO LÂU ĐỂ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG PHÁT TRIỂN?
Ung thư cổ tử cung phát triển không quá nhanh, thường mất 3-7 năm. Trong thời gian này, những tế bào trên bề mặt hoặc xung quanh cổ tử cung có những biến đổi bất thường. Những thay đổi sớm trước khi xuất hiện ung thư này gọi là dị sản (dysplasia) hoặc tân sản nội biểu mô cổ tử cung (cervical intraepithelial neoplasia – CIN).
Các yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung:
Đáng lo ngại nhất, ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng và hầu hết người bệnh được chẩn đoán phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Lúc này, việc điều trị khá khó khăn và phức tạp, các phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung – buồng trứng, xạ trị, hóa trị có thể gây biến chứng vô sinh, tước đi thiên chức làm mẹ thiêng liêng của phụ nữ, thậm chí đe dọa tính mạng.
Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu được thăm khám và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.
3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung của phụ nữ. Tầm soát bao gồm:
- Tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap smear.
- Xét nghiệm HPV.
Quá trình lấy mẫu bệnh phẩm đơn giản và nhanh. Bác sĩ phụ khoa sẽ dùng dụng cụ mở âm đạo để bộc lộ cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm bằng dụng cụ như chổi quét và ngâm vào dung dịch cố định. Với xét nghiệm Pap smear, bác sĩ xét nghiệm sẽ tìm xem có tế bào bất thường hay không. Với xét nghiệm HPV, phân tích gen được sử dụng để tìm các chủng HPV nguy cơ cao thường gặp nhất.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh đối với tâm lý, sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng, nhiều chị em phụ nữ đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện có. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nhiều thắc mắc và băn khoăn xung quanh cách thức và độ tuổi thực hiện các xét nghiệm khiến chị em phân vân, chưa biết nên áp dụng phương pháp nào phù hợp và hiệu quả. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến Qúy khách hàng các phương pháp xét nghiệm tầm soát thung thư cổ tử cung đang áp dụng tại Phòng khám đa khoa Bình An
I. XÉT NGHIỆM MAXPREP PAP’S TEST |
XÉT NGHIỆM MAXPREP PAP’S TEST LÀ GÌ?
Xét nghiệm Maxprep Pap’s Test (hay còn gọi là xét nghiệm Liquid Pap, xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung) là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung. Phương pháp này thực hiện thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung, phát hiện sớm các bất thường ở cấu trúc và hoạt động của các tế bào cổ tử cung, đặc biệt phát hiện các tế bào ung thư trước khi các khối u lây lan rộng.
XÉT NGHIỆM MAX PREP PAP’S TEST ĐƯỢC TIẾN HÀNH THẾ NÀO?
Để thực hiện xét nghiệm này, phụ nữ được hướng dẫn nằm ngửa trên giường, hai đầu gối cong lại. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ được gọi là mỏ vịt nhẹ nhàng đưa vào bên trong âm đạo, mở rộng và cố định thành âm đạo để có thể nhìn thấy rõ khu vực cổ tử cung.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một que gỗ để lấy mẫu ở cổ tử cung. Quá trình này kéo dài trong vòng vài phút và không gây đau. Sau xét nghiệm, phụ nữ có thể thấy khó chịu, bị chuột rút hoặc chảy máu âm đạo nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó chịu kéo dài và chảy máu âm đạo không dứt cần thông báo ngay cho bác sĩ để có chỉ định điều trị kịp thời.
ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ĐƯỢC XÉT NGHIỆM MAX PREP PAP’S TEST:
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, việc thực hiện xét nghiệm Pap Smear tầm soát ung thư cổ tử cung được chỉ định cụ thể ở từng độ tuổi như sau:
- Dưới 21 tuổi: Không cần làm xét nghiệm.
- Từ 21 – 29 tuổi: Nên thực hiện định kỳ 3 năm/lần.
- Từ 30 – 65 tuổi: Trường hợp âm tính với HPV thì nên thực hiện định kỳ 3 năm/lần hoặc kết hợp Pap Smear và HPV 5 năm/lần. Trường hợp dương tính với HPV thì nên thực hiện cùng lúc Pap Smear và HPV định kỳ hàng năm.
Trên 65 tuổi: Xét nghiệm không còn cần thiết, đặc biệt là các xét nghiệm trong vòng 10 năm trở lại đều cho kết quả âm tính
II. XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR |
XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR LÀ GÌ?
HPV (Human papiloma virus) là virus gây u nhú ở người. Có hơn 100 chủng virus HPV, trong đó có 40 chủng được biết lây qua quan hệ tình dục. Các chủng HPV lây truyền qua đường tình dục được chia thành hai loại:
- HPV nguy cơ thấp: Đây là các chủng HPV hiếm khi gây ra bệnh, một số có thể gây mụn cóc sinh học, hậu môn hay miệng.
- HPV nguy cơ cao (HrHPV): Có khoảng 14 chủng, có thể gây ung thư. Trong đó hai chủng phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18; các chủng còn lại là 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68.
Xét nghiệm HPV genotype PCR là một xét nghiệm thường được ưu tiên thực hiện vì có thể xác định được cụ thể chủng HPV gây bệnh. Xét nghiệm HPV Genotype PCR này được thực hiện bằng cách phân tích mẫu u tế bào ở cổ tử cung, theo phương pháp định dạng gen dựa trên phản ứng chuỗi polymerase thời gian thực (Realtime PCR) để xác định sự có mặt của vi rút HPV hay không.
XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI NÀO?
Mục đích của xét nghiệm HPV là để phát hiện nhiễm virus HPV. Xét nghiệm này được thực hiện trong một số trường hợp:
- Tầm soát ung thư cổ tử cung: giúp phát hiện trường hợp bệnh nhân bị nhiễm chủng HPV nguy cơ cao nhằm đánh giá và có kế hoạch theo dõi phụ khoa định kỳ.
- Khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap Test) cho ra kết quả bất thường.
CÁCH THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR :
Xét nghiệm HPV bằng mẫu tế bào cổ tử cung
Phương pháp lẫy mẫu xét nghiệm HPV Genotype tương tự như phương pháp lẫy mẫu Pap Test. Thông thường nếu khách hàng thực hiện cùng lúc 02 xét nghiệm thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu đồng thời. Sau khi hoàn tất xét nghiệm, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường ngay. .
ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR
Thời điểm và tần suất phụ nữ cần làm xét nghiệm HPV Genotype phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung trước đó. Theo khuyến cáo thì phụ nữ trong độ tuổi sau nên thực hiện xét nghiệm HPV Genotype:
- Phụ nữ từ 30-65 tuổi ít nhất mỗi 5 năm 1 lần, kết hợp cùng Pap smear mỗi 1-3 năm 1 lần.
- Phụ nữ có yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung như:
- Xét nghiệm Pap smear trước đó bất thường.
- Đã được chẩn đoán tiền ung thư cổ tử cung.
- Đã được chẩn đoán mắc HPV.
- Trước đây từng bị ung thư cổ tử cung.
- Bị nhiễm HIV hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.
5. ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI KHI TẦM SOÁT ƯNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
|
|
|
Những lưu ý quan trọng khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cungĐể việc tầm soát ung thư cổ tử cung cho kết quả chính xác, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, phụ nữ cần ghi nhớ những lưu ý cực kỳ quan trọng trước khi thực hiện các xét nghiệm, gồm:
|