TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

“Ung thư cổ tử cung là một trong 03 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới giới nếu không được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách. Việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được ví như “chìa khóa vàng” bảo vệ chị em phụ nữ trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh”

1. UNG THƯ CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư xảy ra ở cổ tử cung, vị trí khe hẹp nối âm đạo với tử cung. Bình thường, cổ tử cung sẽ có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng, còn ống cổ tử cung được tạo thành từ một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ. Nơi giao nhau của hai tế bào này được gọi là khu chuyển đổi, là nơi các tế bào bất thường hoặc tế bào tiền ung thư dễ phát triển nhất.

Ung thư cổ tử cung nằm trong top 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới, khoảng 250.000 người tử vong, ước tính đến năm 2030 con số tử vong sẽ tăng lên hơn 400.000 người, gấp đôi các trường hợp tử vong có liên quan đến biến chứng thai kỳ. Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa.

2. MẤT BAO LÂU ĐỂ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG PHÁT TRIỂN?

Ung thư cổ tử cung phát triển không quá nhanh, thường mất 3-7 năm. Trong thời gian này, những tế bào trên bề mặt hoặc xung quanh cổ tử cung có những biến đổi bất thường. Những thay đổi sớm trước khi xuất hiện ung thư này gọi là dị sản (dysplasia) hoặc tân sản nội biểu mô cổ tử cung (cervical intraepithelial neoplasia – CIN).

Các yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung:

+ Yếu tố nguy cơ lớn nhất là nhiễm một loại HPV mà chủng đó có nguy cơ cao gây ra ung thư. Ngoài ra còn các yếu tố khác bao gồm:
+ Tiền sử cá nhân có loạn sản cổ tử cung, âm đạo hoặc âm hộ
+ Tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung
+ Hút thuốc lá
+ Mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, ví dụ chlamydia
+ Bệnh lý hệ miễn dịch.

Đáng lo ngại nhất, ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng và hầu hết người bệnh được chẩn đoán phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Lúc này, việc điều trị khá khó khăn và phức tạp, các phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung – buồng trứng, xạ trị, hóa trị có thể gây biến chứng vô sinh, tước đi thiên chức làm mẹ thiêng liêng của phụ nữ, thậm chí đe dọa tính mạng.

Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu được thăm khám và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.

 

3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung của phụ nữ. Tầm soát bao gồm:

  • Tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap smear.
  • Xét nghiệm HPV.

Quá trình lấy mẫu bệnh phẩm đơn giản và nhanh. Bác sĩ phụ khoa sẽ dùng dụng cụ mở âm đạo để bộc lộ cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm bằng dụng cụ như chổi quét và ngâm vào dung dịch cố định. Với xét nghiệm Pap smear, bác sĩ xét nghiệm sẽ tìm xem có tế bào bất thường hay không. Với xét nghiệm HPV, phân tích gen được sử dụng để tìm các chủng HPV nguy cơ cao thường gặp nhất.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật hiện đại, an toàn, chuẩn xác tại PKĐK Bình An

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 

Ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh đối với tâm lý, sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng, nhiều chị em phụ nữ đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện có. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nhiều thắc mắc và băn khoăn xung quanh cách thức và độ tuổi thực hiện các xét nghiệm khiến chị em phân vân, chưa biết nên áp dụng phương pháp nào phù hợp và hiệu quả. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến Qúy khách hàng các phương pháp xét nghiệm tầm soát thung thư cổ tử cung đang áp dụng tại Phòng khám đa khoa Bình An

I. XÉT NGHIỆM MAXPREP PAP’S TEST

XÉT NGHIỆM MAXPREP PAP’S TEST LÀ GÌ?

Xét nghiệm Maxprep Pap’s Test (hay còn gọi là xét nghiệm Liquid Pap, xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung) là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung. Phương pháp này thực hiện thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung, phát hiện sớm các bất thường ở cấu trúc và hoạt động của các tế bào cổ tử cung, đặc biệt phát hiện các tế bào ung thư trước khi các khối u lây lan rộng.

tim-hieu-qua-trinh-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-co-dau-khong-11.jpg

XÉT NGHIỆM MAX PREP PAP’S TEST ĐƯỢC TIẾN HÀNH THẾ NÀO?

Để thực hiện xét nghiệm này, phụ nữ được hướng dẫn nằm ngửa trên giường, hai đầu gối cong lại. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ được gọi là mỏ vịt nhẹ nhàng đưa vào bên trong âm đạo, mở rộng và cố định thành âm đạo để có thể nhìn thấy rõ khu vực cổ tử cung.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một que gỗ để lấy mẫu ở cổ tử cung. Quá trình này kéo dài trong vòng vài phút và không gây đau. Sau xét nghiệm, phụ nữ có thể thấy khó chịu, bị chuột rút hoặc chảy máu âm đạo nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó chịu kéo dài và chảy máu âm đạo không dứt cần thông báo ngay cho bác sĩ để có chỉ định điều trị kịp thời.

ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ĐƯỢC XÉT NGHIỆM MAX PREP PAP’S TEST:

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, việc thực hiện xét nghiệm Pap Smear tầm soát ung thư cổ tử cung được chỉ định cụ thể ở từng độ tuổi như sau:

  • Dưới 21 tuổi: Không cần làm xét nghiệm.
  • Từ 21 – 29 tuổi: Nên thực hiện định kỳ 3 năm/lần.
  • Từ 30 – 65 tuổi: Trường hợp âm tính với HPV thì nên thực hiện định kỳ 3 năm/lần hoặc kết hợp Pap Smear và HPV 5 năm/lần. Trường hợp dương tính với HPV thì nên thực hiện cùng lúc Pap Smear và HPV định kỳ hàng năm.

Trên 65 tuổi: Xét nghiệm không còn cần thiết, đặc biệt là các xét nghiệm trong vòng 10 năm trở lại đều cho kết quả âm tính

II. XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR

XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR LÀ GÌ?

HPV (Human papiloma virus) là virus gây u nhú ở người. Có hơn 100 chủng virus HPV, trong đó có 40 chủng được biết lây qua quan hệ tình dục. Các chủng HPV lây truyền qua đường tình dục được chia thành hai loại:

  •  HPV nguy cơ thấp: Đây là các chủng HPV hiếm khi gây ra bệnh, một số có thể gây mụn cóc sinh học, hậu môn hay miệng.
  •  HPV nguy cơ cao (HrHPV): Có khoảng 14 chủng, có thể gây ung thư. Trong đó hai chủng phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18; các chủng còn lại là 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68.

Xét nghiệm HPV genotype PCR là một xét nghiệm thường được ưu tiên thực hiện vì có thể xác định được cụ thể chủng HPV gây bệnh. Xét nghiệm HPV Genotype PCR này được thực hiện bằng cách phân tích mẫu u tế bào ở cổ tử cung, theo phương pháp định dạng gen dựa trên phản ứng chuỗi polymerase thời gian thực (Realtime PCR) để xác định sự có mặt của vi rút HPV hay không.

XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI NÀO?

Mục đích của xét nghiệm HPV là để phát hiện nhiễm virus HPV. Xét nghiệm này được thực hiện trong một số trường hợp:

  • Tầm soát ung thư cổ tử cung: giúp phát hiện trường hợp bệnh nhân bị nhiễm chủng HPV nguy cơ cao nhằm đánh giá và có kế hoạch theo dõi phụ khoa định kỳ.
  • Khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap Test) cho ra kết quả bất thường.

CÁCH THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR :


Xét nghiệm HPV bằng mẫu tế bào cổ tử cung

Phương pháp lẫy mẫu xét nghiệm HPV Genotype tương tự như phương pháp lẫy mẫu Pap Test. Thông thường nếu khách hàng thực hiện cùng lúc 02 xét nghiệm thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu đồng thời. Sau khi hoàn tất xét nghiệm, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường ngay. .

ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM HPV GENOTYPE PCR

Thời điểm và tần suất phụ nữ cần làm xét nghiệm HPV Genotype phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung trước đó. Theo khuyến cáo thì phụ nữ trong độ tuổi sau nên thực hiện xét nghiệm HPV Genotype:

  • Phụ nữ từ 30-65 tuổi ít nhất mỗi 5 năm 1 lần, kết hợp cùng Pap smear mỗi 1-3 năm 1 lần.
  • Phụ nữ có yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung như:
    • Xét nghiệm Pap smear trước đó bất thường.
    • Đã được chẩn đoán tiền ung thư cổ tử cung.
    • Đã được chẩn đoán mắc HPV.
    • Trước đây từng bị ung thư cổ tử cung.
    • Bị nhiễm HIV hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.

5. ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI KHI TẦM SOÁT ƯNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN

  • ĐỘI NGŨ BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH: quy tụ đội ngũ  bác sĩ chuyên khoa, có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cho bệnh nhân.
  • TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI: trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại,  đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng cho bệnh nhân.
  • QUY TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP – NHÂN VIÊN THÂN THIỆN, TẬN TÌNH:  quy trình, thủ tục  nhanh gọn, thuận tiện, rút ngắn thời gian chờ đợi tối đa  cho khách hàng.  Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên  luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ khách hàng.

 

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Để việc tầm soát ung thư cổ tử cung cho kết quả chính xác, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, phụ nữ cần ghi nhớ những lưu ý cực kỳ quan trọng trước khi thực hiện các xét nghiệm, gồm:

  • + Không sử dụng kem bôi trơn âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • + Không thực hiện tầm soát trong những ngày kinh nguyệt vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng mẫu thu thập được. Thời điểm thích hợp nhất để tầm soát là khoảng 10 – 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
  • + Không làm xét nghiệm trong vòng 24 – 28 giờ sau quan hệ tình dục.
  • + Không thụt rửa âm đạo, tác động đến vùng âm đạo trong vòng 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • + Cần thông báo ngay với bác sĩ chỉ định xét nghiệm nếu có đang đặt thuốc hoặc đang trong quá trình điều trị viêm nhiễm + phụ khoa.
  • + Kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể dương tính hoặc âm tính, trong một số ít trường hợp có thể xảy ra dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu kết quả dương tính, khách hàng cần bình tĩnh và tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, chẩn đoán chính xác nguy cơ cũng như mức độ ung thư cổ tử cung

Ung thư vú – Mối nguy đến từ sự thờ ơ

Những tuyên truyền kêu gọi tầm soát, phòng chống ung thư vú đang thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo.

Nhưng với tâm lý “tuổi trẻ bán sức khỏe kiếm tiền, tuổi già bỏ tiền mua sức khỏe”, hầu hết người trẻ tuổi vẫn dửng dưng trước những thống kê tử vong khổng lồ.

Họ không hề nghĩ rằng, trong một tương lai không xa, rất có thể mình cũng nằm trong con số đó cùng những nỗ lực cứu vớt muộn màng.

Cứ 19 giây lại có một người được chẩn đoán mắc ung thư vú. Căn bệnh này không loại trừ bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào nhưng nếu được phát hiện kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 80%. Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên nên bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư vú hàng năm và tự kiểm tra hàng tháng để sớm phát hiện bệnh. Chỉ cần bỏ ra 10 phút mỗi tháng, có thể bạn sẽ tự cứu sống chính mình. Sau đây là phương pháp kiểm tra khối u ngực và nguy cơ ung thư vú mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà:
/ Bước 1: Sử dụng một tấm gương lớn, đứng thẳng, làm từng động tác: chống hai tay vào hông và giơ hai tay lên cao, căng cơ ngực. Cùng lúc quan sát xem hình dạng vú có gì thay đổi so với các lần kiểm tra trước hay không. Chú ý quan sát các dấu hiệu sưng phồng, nếp nhăm nhúm, các vết, nốt và sự biến đổi màu da.
/ Bước 2: Sử dụng đầu ngón tay xoa và ấn quanh ngực theo chuyển động tròn, từ trên xuống – dưới lên hoặc từ ngoài vào trong (như hình dưới) để phát hiện khối u cứng và bất thường. Lựa chọn cách kiểm tra bạn cảm thấy dễ dàng nhất, lưu ý thống nhất sử dụng cùng một phương pháp với 2 bên ngực và các lần kiểm tra. Bước này có thể thực hiện khi tắm vì độ nhạy cảm của các ngón tay sẽ tăng khi da ướt.
/ Bước 3: Nắn nhẹ núm vú xem có tiết dịch lạ hay không. Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa ấn xuống núm vú và tìm khối u ở các vùng sâu xung quanh.
/ Bước 4: Trong tư thế nằm, để kiểm tra ngực phải, đặt một chiếc gối dưới vai phải và đưa tay phải lên sau đầu. Sử dụng các đầu ngón tay xoa, nắn quanh ngực và vùng dưới nách. Sử dụng phương pháp xoa, ấn theo vòng tròn, từ trên xuống – dưới lên hoặc từ ngoài vào trong như đã thực hiện khi kiểm tra đứng. Thực hiện tương tự với ngực trái.
Đối với phụ nữ có ngực lớn, nên nằm nghiêng về phía trái để khám ngực phải và ngược lại. Bạn có thể thoa thêm lotion để tăng độ nhạy cảm của các ngón tay.
Thường xuyên theo dõi những thay đổi của vú là thói quen lành mạnh và cần thiết đối với tất cả phụ nữ. Tuy nhiên, phương pháp này chưa đủ để kiểm soát và phát hiện mọi khối u. Các bác sỹ trên toàn thế giới vẫn khuyến cáo, phụ nữ cần đi khám ung thư vú hàng năm để có được kết quả kiểm tra chính xác và kế hoạch điều trị sớm nhất.