Thời gian gần đây phòng khám đa khoa Bình An có lượng lớn bệnh nhân đến khám vì mắc phải vấn đề ở cổ bàn tay với các triệu chứng :
- Các cơn đau, sưng đỏ vùng mỏm trâm xương quay, cơn đau xảy ra liên tục, tăng lên vào ban đêm và khi vận động ngón cái, cổ tay. Các cơn đau nhức có thể lan lên cẳng tay và lan ra ngón cái.
- Bao gân phía ngoài mỏm trâm quay cổ tay có biểu hiện nóng đỏ và khi sờ thấy dày hơn so với bình thường, ấn thấy đau.
Sau đây là bài chia sẽ của Bác sĩ CK1 Chấn thương chỉnh hình Hoàng Văn Khoa – Khoa ngoại PKĐK Bình An về bệnh lý thường gặp ở cổ bàn tay.
“ĐAU CỔ TAY VÀ BỆNH LÝ VIÊM BAO GÂN MỎM TRÂM QUAY (DE QUERVAIN)”
Viêm bao gân mỏm trâm quay cổ tay hay còn gọi là hội chứng De Quervain là một tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến các gân ở phía ngón cái của cổ tay bạn. Đây là tình trạng viêm bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái. Nếu bạn bị viêm bao gân de Quervain, bạn có thể sẽ bị đau cổ tay khi xoay hoặc cầm nắm bất cứ thứ gì.
Bệnh lý viêm gân hay bao gân ở cổ tay phía bên mỏm trâm xương quay. Tên gọi khác là De Quervain syndrome. Cơ chế là do viêm bao gân của 2 gân cơ dạng ngón cái dài và cơ duỗi ngón cái ngắn.
Bệnh này được mô tả lần đầu bởi phẫu thuật viên người Thuỵ Sĩ Fritz De Quervain vào năm 1895. Ông mô tả tình trạng viêm của đường hầm vùng mỏm trâm quay cổ tay hay bao gân bao quanh 2 gân vận động ngón cái.
TRIỆU CHỨNG:
- Triệu chứng cơ năng: Ở giai đoạn đầu bệnh nhân có thể có những cơn đau xuất hiện dần dần hay đột ngột ở vùng gốc ngón tay cái, vùng mỏm trâm quay, nói chính xác hơn là mặt ngoài cổ tay, cũng có thể phù nề hoặc tê bì ngón cái, ngón trỏ, bệnh nhân càng cử động càng đau, hạn chế các động tác dạng và duỗi ngón tay cái. Ở giai đoạn muộn,tình trạng viêm bao gân của hai gân trên đã rất nặng, gây xơ cứng gần như toàn bộ, gây ra tiếng lục cục hay lạo xạo khi vận động, bệnh nhân rất đau, không còn điểu trị bảo tồn được nữa, mà phải tiến hành phẫu thuật
- Triệu chứng thực thể: Nghiệm pháp FINKELSTEIN: bệnh nhân nắm chặt ngón tay cái trong lòng bàn tay kẹp giữa bốn ngón kia, và mặt lòng bàn tay như bắt tay nhau, khi bệnh nhân gấp cổ tay hết sức về phía mặt lòng sẽ gây đau dữ dội ở vị trí viêm bao gân.
CẬN LÂM SÀNG
Bác sĩ có thể cho bạn thực hiện một số cận lâm sàng nhằm tầm soát hoặc phân biệt một số bệnh lý liên quan khác vùng cổ tay.
- XQuang: Đa số các trường hợp chụp XQuang cho hình ảnh xương khớp vùng cổ tay bình thường. Chụp Xquang giúp phát hiện và loại trừ các bệnh lý xương khớp vùng cổ tay như gãy xương, viêm thoái hóa khớp…
- Siêu âm: Siêu âm ghi nhận hình ảnh viêm vùng bao gân hoặc các khối u…
Việc chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, các cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
ĐIỀU TRỊ: Có hai hình thức điều trị
- Điều trị bảo tồn (Không phẫu thuật)
- Sử dụng thuốc: Các thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid (NSAIDs), thuốc giãn cơ…
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Hạn chế vận động ngón tay cái, cổ bàn tay, không cầm nắm mạnh, bưng bê hay khiêng vác nặng…
- Đeo nẹp cố định ngón cái: Sử dụng nẹp cố định ngón tay cái giúp gân “nghỉ ngơi” giúp nhanh hết viêm, bớt đau…
- Tập vật lý trị liệu: Chườm lạnh ở giai đoạn viêm cấp, ngâm ấm, siêu âm trị liệu ở giai đoạn viêm mãn…
- Tiêm corticoid vào bao gân dạng dài và duỗi ngắn: Sử dụng các chế phẩm Corticoid tiêm vào bao gân giúp kháng viêm tại chỗ. Đây là một thủ thuật kỹ thuật cao đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo về kỹ thuật tiêm cũng như có nhiều kinh nghiệm.
- Điều trị phẫu thuật
- Đây là phương pháp được lựa chọn khi điều trị bảo tồn thất bại hoặc các trường hợp đến muộn.
- Đây là một loại phẫu thuật nhỏ, với thời gian ngắn, tê tại chỗ và bệnh nhân sẽ được về nhà ngay sau mổ. Bác sĩ sẽ cắt phần bao gân viêm và dày lên để giải phóng gân giúp cho gân trượt tự do và không gây kẹt gân.
- Đây là một thủ thuật tiểu phẫu, đơn giản, ít đau và ít chảy máu. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ bớt đau khi vận động ngón tay cái, vận động ngón tay cái dễ dàng hơn trước. Sau phẫu thuật người bệnh cần nghỉ ngơi trong những ngày đầu để vết mổ hồi phục; sau 1 tuần tình trạng đau sẽ khỏi hẳn, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường.
- Đại đa số các trường hợp khỏi hoàn toàn và không tái phát sau phẫu thuật.
Phòng bệnh viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Một số biện pháp phòng ngừa viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay như sau:
- Hạn chế lặp đi lặp lại các hoạt động cổ tay và lòng bàn tay trong thời gian dài, cần xen kẽ giữa thời gian nghỉ ngơi và hoạt động hợp lý.
- Tập luyện các bài tập dành cho các gân khớp vùng cổ tay.
- Không dùng rượu hay dầu nóng để xoa bóp vào vị trí đau vì có thể làm tình trạng viêm nặng thêm và tránh nắn bẻ khớp vì sẽ làm tổn thương thêm gân cốt.
- Chế độ ăn uống đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Đối với người cao tuổi cần bổ sung thêm calci, sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua…
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay (Hội chứng De Quervain) là tình trạng viêm bao gân cơ duỗi ngắn ngón tay cái và cơ dạng dài, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 50, đặc biệt là ở người hoạt động nhiều vùng cổ tay. Có nhiều các phương pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên nếu các biện pháp điều trị nội khoa không cải thiện thì người bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ.
ĐIỀU TRỊ VIÊM GÂN VÙNG MỎM TRÂM QUAY CỔ TAY tại Khoa Ngoại – Phòng khám đa khoa Bình An