Chăm sóc sức khỏe

Không ăn đồ ngọt, bệnh tiểu đường vẫn sẽ tìm đến nếu bạn thường xuyên ăn làm 4 việc này

Các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo, dù là người khỏe mạnh hay người đang mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, thì đều cần nên hạn chế đồ ngọt. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường không chỉ tìm đến những ai ăn quá nhiều đồ ngọt, mà còn là với người nào thường xuyên làm 4 việc này.

Thông thường, nhiều người cho rằng chỉ có đồ ngọt mới có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Nhưng trên thực tế, không chỉ là đồ ngọt, mà nếu mọi người thường xuyên làm 4 điều này thì đường huyết vẫn sẽ tăng cao như thường. Do đó, mọi người cần chú ý kiểm soát và thay đổi dần nhé.

1. Ăn nhiều các loại thực phẩm ướp nhiều muối hoặc giàu tinh bột

Những loại thực phẩm như dưa chua, cải muối, kimchi,… được chế biến với phương pháp ngâm, ướp bằng muối cũng có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu chúng ta ăn uống có mức độ, lợi ích lớn nhất là giúp tăng lợi khuẩn cho đường ruột, ổn định tiêu hóa.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, do các loại thực phẩm này có chứa một lượng muối rất lớn nên người tiểu đường vẫn nên hạn chế tối đa, nhằm kiểm soát đường huyết và giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Do người bị tiểu đường nếu ăn các loại thực phẩm này quá nhiều sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp và đột quỵ. Không chỉ vậy, ăn quá nhiều muối còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người bệnh, do giảm nước bọt trong khoang miệng làm các virus dễ xâm nhập và phát triển, từ đó, cơ thể sẽ dễ bị cảm cúm, viêm họng và viêm phế quản. Muối cũng kích thích niêm mạc dạ dày làm dễ nhiễm vi trùng HP – gây ra viêm dạ dày và có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

 Khong an do ngot, benh tieu duong van se tim den neu ban thuong xuyen an lam 4 viec nay

Người tiểu đường cần tránh các loại thực phẩm được ướp bởi quá nhiều muối, nhằm tránh các biến chứng về đột quỵ, tim mạch và huyết áp cao (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì, cháo, nui,… cũng nên cần ăn vừa phải. Bởi những loại thực phẩm này khi được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành glucose – một dạng đường đơn, được xem như nguồn năng lượng nuôi sống và giúp cơ thể hoạt động trơn tru các chức năng. Tuy nhiên, với người tiểu đường hoặc tiền tiểu đường khi chỉ số đường trong máu đang cao (do khả năng xử lý glucose của insulin kém đi) thì việc tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

 Khong an do ngot, benh tieu duong van se tim den neu ban thuong xuyen an lam 4 viec nay

Nếu muốn ăn cơm hoặc cháo một cách thoải mái hơn, nhóm người tiểu đường có thể ăn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, có thể lựa chọn, thay thế các loại cơm, cháo trắng thành cơm gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, cháo cần tây, cháo khoai lang… để không phải lo lắng về đường huyết (Ảnh: Internet)

2. Thường xuyên căng thẳng

Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống của chúng ta ngày càng nhanh. Dẫn tới áp lực cuộc sống, công việc, học tập của tất cả chúng ta, nhất là những người trẻ tuổi cũng ngày càng tăng. Khi đối mặt với áp lực từ mọi mặt, chúng ta chắc chắn sẽ đẩy mình vào trạng thái chán nản, cáu kỉnh trong cảm xúc.

Và khi tâm trạng không tốt kéo dài, não sẽ kích thích cơ thể tiết ra một số hormone gây cản trở quá trình chuyển hóa insulin, dễ gây ra bệnh tiểu đường. Đặc biệt là nếu căng thẳng kéo dài thì nguy cơ tiểu đường sẽ tăng lên đáng kể.

Sự căng thẳng sẽ đẩy hormone cortisol (hormone gây căng thẳng do tuyến thượng thận tạo ra) lên cao, có thể cản trở các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, khiến chúng tạo ra ít insulin hơn. Khi insulin ít, cơ thể xử lý glucose (đường) kém hiệu quả, dẫn đến có quá nhiều đường trong máu. Đồng thời, nó có thể phá vỡ thói quen hàng ngày và nhịp sinh học bình thường của cơ thể, gây béo phì, kháng insulin và cuối cùng là bệnh tiểu đường.

3. Thường bỏ qua bữa sáng

Rất ít người biết rằng bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Hầu hết mọi người cho rằng bỏ ăn sáng thường gây hại tới dạ dày và cân nặng. Do đó, những người thường xuyên bỏ ăn sáng, thậm chí ăn sáng quá muộn cũng nằm trong “tầm ngắm” của bệnh tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bỏ bữa sáng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi nhịn bữa sáng và chờ cho đến khi ăn trưa tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ảnh hưởng đến lượng insulin và sự kiểm soát lượng đường trong máu.

 Khong an do ngot, benh tieu duong van se tim den neu ban thuong xuyen an lam 4 viec nay

Chúng ta nên ăn sáng mỗi ngày, tốt nhất là ăn sáng trước 8 giờ với chế độ ăn đơn giản và cân bằng để kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu (Ảnh: Internet)

4. Ít vận động

Ít vận động hoặc thường xuyên ngồi lâu 1 chỗ là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta mắc các bệnh nguy hiểm sớm hơn so với tuổi được thống kê trung bình, trong đó có bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng càng lười vận động trong thời gian dài thì chỉ số “kháng insulin” càng cao.

Tình trạng “kháng insulin” được định nghĩa là khi tình trạng giảm khả năng đáp ứng của các mô đích với mức độ lưu hành bình thường của insulin, khiến lượng đường trong máu không thể hạ xuống. Đồng thời, liên tục kích thích insulin tiết ra nhiều hơn, dẫn đến các tế bào tiểu đảo tụy quá sức và dẫn đến suy giảm chức năng.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu bạn ngồi yên hơn 3 giờ mỗi ngày, nguy cơ gặp phải tôi sẽ tăng từ 45% – 89%. Không tập thể dục cũng có kết quả tương tự, nếu không tập thể dục trong thời gian dài, độ nhạy insulin của cơ thể sẽ giảm, con người sẽ dễ tăng cân hơn. lý do mà bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người ngồi nhiều, làm công việc văn phòng và ít vận động.