(Cập nhật 26/7/2015 | Chăm sóc sức khỏe)
- 10 cách thư giãn cuối tuần để… tăng hiệu suất làm việc
- 5 thói quen ăn uống mùa hè giúp bạn giữ dáng và sức khỏe
- Mẹo phòng và trị nhiệt miệng đơn giản
Đa số chúng ta thích uống nước ngọt vì nó ngon lành đã khát, giúp ăn gì cũng trôi, và còn nạp năng lượng thần tốc cho những lúc mệt nhoài. Nhưng nước ngọt chỉ được cái “đã” trước mắt thôi chứ chẳng tốt lành gì đâu, ngoài chuyện nó làm ta béo thì còn cả đống lý do rất đáng để thôi không uống nước ngọt nữa.
Bạn sẽ chẳnng muốn uống nước ngọt nữa đâu sau khi biết những điều này…
1. Đỡ tốn tiền!
Bạn nghĩ rằng một lon nước ngọt chỉ vài ngàn đồng chẳng đáng bao nhiêu cả, nhưng nếu bạn thường xuyên uống nước ngọt thì nó sẽ là một khoản tiền kha khá đấy. Trong những trường hợp có sẵn nước lọc như ở nhà hay văn phòng, đừng mua nước ngọt làm gì cho tốn tiền.
2. Bạn sẽ sống lâu hơn
Nước ngọt có ga được chứng minh là làm bạn nhanh già theo cách giống như thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy nước ngọt có ga làm ngắn đoạn cuối nhiễm sắc thể khiến các tế bào lão hoá nhanh hơn bình thường.
3. Giảm nguy cơ bệnh tật nghiêm trọng
Các bệnh như béo phì trẻ em, hội chứng chuyển hoá và tiểu đường, bệnh tim, và gout đều có một phần nghuyên nhân từ việc uống nước ngọt thường xuyên.
4. Giữ nụ cười lấp lánh
Nước ngọt có ga và các loại nước uống có chứa axit nói chung gây hại cho răng. Uống các loại nước này thường xuyên có thể làm men răng và bề mặt răng bị xói mòn, dễ nhiễm màu khiến răng bạn không còn trắng sáng. Thức uống có đường nói chung cũng không tốt cho sức khoẻ răng miệng của cả người lớn và trẻ em.
5. Ăn kiêng hiệu quả hơn nếu không uống thêm nước ngọt cho người ăn kiêng
Đừng để bị lừa bởi thông tin “no-calorie” trên lon nước ngọt được quảng cáo là dành cho người ăn kiêng với chất làm ngọt nhân tạo. Nghiên cứu cho thấy khoảng 65% số người uống nước ngọt loại dành cho người ăn kiêng hàng ngày sẽ bị thừa cân sau 7-8 năm, và khoảng 41% phát triển thành béo phì. Lý do được giải thích trong nghiên cứu của ĐH Yale (Hoa Kỳ) là vì não của những ai phải ăn chất tạo ngọt giả vẫn bị đánh lừa và họ vẫn thèm ngọt, do vậy có xu hướng chọn thức ăn giàu calorie để thay thế lượng đường ảo trong lon nước ngọt ăn kiêng Tiểu đường tuýp 2 và rối loạn chuyển hoa cũng đã được chứng minh là có liên quan đến việc tiêu thụ loại nước ngọt tưởng là vô hại này.
6- Eo thon bụng phẳng nếu bỏ nước ngọt
Nước ngọt không chỉ làm bạn béo mà còn khiến bạn béo tập trung vào một chỗ, thường là vòng eo của bạn. Bạn biết đấy, tập thể dục để có bụng phẳng là rất gian nan, đừng làm việc đó khó khăn hơn và thậm chí là bất khả thi chỉ vì uống vài lon nước ngọt chứ.
7. Bỏ nước ngọt, cứu lấy hành tinh của chúng ta
Bạn có biết rằng để sản xuất ra một chai hay lon nước ngọt, một lượng carbon dioxide khoảng từ 170-500g được thải vào không khí trong suốt quá trình trồng trọt, sản xuất, đóng gói, vận chuyển và tái chế? Như vậy lượng CO2 thải ra môi trường để có 1 chai nước ngọt 2 lít thậm chí còn lớn hơn lượng khí thải mà một chiếc ô-tô dân dụng thông thường thải ra trong quãng đường gần 2km. Bạn biết mỗi ngày loài người đã tiêu thụ bao nhiêu chai nước ngọt như thế và hành tinh ngột ngạt của chúng ta đang gánh chịu lượng khí thải khủng khiếp thế nào?
8. Không bị gián đoạn khi xem phim để đi vệ sinh
Bạn đã phải ra khỏi rạp để đi vệ sinh khi phim đang đến đoạn cao trào rồi chứ? Tại nước ngọt đấy, vì caffeine trong nước ngọt có tác dụng lợi tiểu và kích thích bàng quang khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn. Đường ăn kiêng trong đó cũng làm bàng quang hoạt động quá mức.
9. Giảm nguy cơ ung thư do chất tạo màu trong cola
Chất tạo màu nâu caramel 4-methylimidazole (4-MeI) được sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất nước ngọt cola có thể tăng nguy cơ mắc các loại ung thư có nguồn gốc hoá chất.
10. Giảm ô nhiễm nguồn nước
Chất tạo ngọt nhân tạo có khả năng bám trụ cực cao trong nước. Sau khi đi vào cơ thể chúng sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiểu tiện. Nước thải lại được xử lý và luân chuyển nhưng dư lượng chất tạo ngọt nhân tạo vẫn có thể tồn tại rất cao trong nước kể cả khi đã được xử lý. Và sau đó bạn lại tiếp tục sử dụng nguồn nước này.
11. Giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ
Các loại nước ngọt hương trái cây và cam chanh thường dùng BVO – một hoá chất vốn được cấp bằng sáng chế là chất chống cháy – để giữ cho hương liệu đều khắp lượng chất lỏng. Chất này được cho là có liên quan đến chứng mất trí nhớ, rối loạn thần kinh và tổn thương da.
12. Giảm nguy cơ rối loạn nội tiết do BPA từ chai nhựa
Như rất nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác, nước ngọt ẩn chứa nguy cơ nhiễm BPA từ vỏ lon và chai nhựa. Dù còn rất nhiều loại thực phẩm và hộp chứa gia dụng khác chứa BPA chứ không chỉ nước ngọt nhưng bạn đã bớt được một phần nếu cắt giảm nước ngọt khỏi thói quen ăn uống của mình.
13. Muốn xương chắc khoẻ, hãy uống sữa và nước cam thay vì nước ngọt
Caffeine và acid phosphoric trong nước ngọt có thể gây hại cho xương dù chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng nếu bạn muốn xương chắc khoẻ và ngăn ngừa loãng xương thì hãy uống nước cam hoặc sữa thay vì nước ngọt.
14. Tránh đau và sỏi thận
Bạn không thể tưởng tượng được cơn đau do sỏi thận là thế nào cho đến khi thực sự trải qua, và đến lúc đó thì bạn sẽ muốn làm mọi thứ để tránh nó từ trước, bao gồm bỏ thói quen uống nước ngọt. Nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, và những người uống nước ngọt thường xuyên có nguy cơ sỏi thận cao hơn 23% so với những người không uống.
15. Giảm rác thải đại dương và cứu các loài sinh vật biển
Phần lớn rác thải đại dương là các chai nhựa đựng nước uống, số chai nhựa này không thể phân huỷ trong tự nhiên mà chỉ bị phân rã thành nhiều mảnh nhỏ li ti có thể đe doạ tính mạng của sinh vật biển khi ăn hoặc vướng phải. Giảm uống nước ngọt và có ý thức khi vứt rác sẽ giúp bảo vệ đại dương và sinh vật biển.
16. Đỡ ngại ngùng vì ợ hơi ở nơi đông người
Ga trong nước ngọt khiến bạn dễ bị đầy bụng và ợ hơi. Để tránh hành động bị cho là không duyên dáng này xảy ra ở công cộng, hãy giảm uống nước ngọt đi nhé.
Bạn đã có đủ lý do để chọn nước lọc thay vì một lon nước ngọt?
Theo Webtretho:
http://www.webtretho.com/forum/f3950/ban-se-dung-uong-nuoc-ngot-sau-khi-biet-nhung-su-that-het-hon-nay-1977669/