Chăm sóc sức khỏe, Tin tức phòng khám

Cấp cứu thành công bệnh nhân suy hô hấp cấp nguy kịch do hen phế quản

Vào lúc 22h ngày 25/11/2023 Khoa cấp cứu – PKĐK Bình An tiếp nhận nữ bệnh nhân (sn 1976)  vào phòng cấp cứu trong tình trạng khó thở nhiều, tím tái, kích thích, co kéo cơ hô hấp, phổi thông khí kém, nồng độ oxy trong máu giảm còn 60%, Huyết áp:170/110mg, M: 110l/p, NT: 32l/p.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và thăm khám sơ bộ, hỏi nhanh tiền sử bệnh các bác sĩ nhận biết đây là cơn hen phế quản ác tính có suy hô hấp nặng.

Bác sĩ trực và điều dưỡng đã cho bệnh nhân thở oxy, phun khí dung ventolin, bóp bóng cung cấp oxy, tiêm tĩnh mạch solumedrol, adrenalin tiêm bắp.

Tuy nhiên tình trạng không cải thiện, bệnh nhân vẫn tím tái, mạch nhanh nhỏ khó bắt, oxy trong máu giảm hơn, bn có nguy cơ rơi vào tình trạng ngưng tim ngưng thở. Ekip cấp cứu đã tiến hành thực hiện CPR ( kĩ thuật hồi sinh tim phổi bằng cách ép tim ngoài lồng ngực), đồng thời đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp. Sau hơn 5 phút cấp cứu, bệnh nhân có mạch rõ, huyết áp: 130/80 mmHg, duy trì adrenalin tĩnh mạch, oxy trong máu đạt 93%. Ngay sau đó bệnh nhân được chuyển viện an toàn lên tuyến trên để tiếp tục điều trị .

Đến nay sức khoẻ bệnh nhân đã hồi phục và quay lại Phòng khám Bình an tái khám và tiếp tục điều trị

Đến nay sức khoẻ bệnh nhân đã hồi phục và quay lại Phòng khám Bình an tái khám và tiếp tục điều trị

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, ho, tức ngực, khò khè. Tùy vào mức độ kích thích của các tiểu phế quản và cơ địa bệnh nhân mà biểu hiện bệnh ở mức độ nặng nhẹ khác nhau

Cơn hen phế quản điển hình bao gồm các triệu chứng khó thở, khò khè thường xảy ra về đêm lúc gần sáng hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột, hoặc sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Các triệu chứng báo hiệu trước cơn hen như hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, thở ra khó khăn. Khi tình trạng khó thở giảm dần, người bệnh sẽ có triệu chứng ho và khạc đờm trắng, dính quánh.

Theo tổ chức y tế thế giới, số ca mắc hen phế quản ngày càng gia tăng. Con số ca mắc ước tính hiện nay rơi vào khoảng 400.000 người trên toàn thế giới. Và tỷ lệ tử vong do hen phế quản rất cao, chỉ đứng sau ung thư. Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu người mắc hen suyễn, chiếm tỷ lệ 2-6% dân số. Trong đó, tỷ lệ trẻ em mắc hen phế quản là khoảng 8-10% và thường gặp nhất là ở độ tuổi 12-13 tuổi

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở nước ta hiện nay

Như vậy, đáp án cho câu hỏi hen suyễn và hen phế quản có giống nhau không là có bạn nhé, đây là 2 tên gọi khác nhau đều chỉ chung một bệnh. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị được dứt điểm bệnh hen suyễn, chỉ có các thuốc điều trị triệu chứng, giúp kiểm soát bệnh. Vì thế, người bệnh cần hiểu rõ về bệnh lý của bản thân, kiểm tra và theo dõi thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.

Yếu tố nguy cơ làm gia tăng khởi phát cơn hen suyễn

Có nhiều tác nhân gây khởi phát cơn hen suyễn, cụ thể như sau:

Khói thuốc lá

Ngay cả người khỏe mạnh hít phải khói thuốc lá cũng không tốt cho sức khỏe, người bệnh hen suyễn hít phải khói thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh.

Mạt bụi

Các hạt vi bụi từ chăn, vỏ gối, vỏ nệm, thú nhồi bông hoặc những con bọ li ti cũng được coi là yếu tố dị nguyên làm gia tăng nguy cơ khởi phát cơn hen.

Ô nhiễm không khí

Không khí bị ô nhiễm do khí thải từ nhà máy, xe cộ. Sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí nặng cũng là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ khởi phát cơn hen. Vì thế, người bệnh cần thường xuyên cập nhật chỉ số ô nhiễm không khí để cân đối các hoạt động ngoài trời của bản thân.

Nấm mốc

Nấm mốc là một dị nguyên, nếu người bệnh hít phải có thể gây ra cơn hen phế quản. Nấm mốc thường phát triển ở những nơi có độ ẩm cao. vì thế, người bệnh cần dọn dẹp nhà thường xuyên, luân giữ nhà cửa thông thoáng, và có thể bật điều hòa không khí trong những ngày có độ ẩm không khí cao để tránh tình trạng ẩm mốc.

Thú nuôi

Hít phải lông thú nuôi có thể là một nguyên nhân làm khởi phát cơn hen. Vì thế, người bệnh nên hút bụi thường xuyên, và lau sàn nhà bằng khăn ẩm hàng tuần. Đồng thời, không nuôi thú cưng trong nhà nếu đã có tiền sử khởi phát cơn hen khi hít phải lông thú nuôi.

Gián hoặc phân gián

Một số người bệnh có dị ứng đặc biệt với gián, khi tiếp xúc với gián hoặc phân gián làm khởi phát cơn hen. Những bệnh nhân như vậy cần thực hiện các biện pháp để loại bỏ gián trong nhà như dọn dẹp sạch các vụn thức ăn, quét sạch những nơi gián sinh sống và có thể dùng bẫy keo để loại bỏ gián.

Một số yếu tố nguy cơ khác

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn suyễn.

Đốt nhang, đốt gỗ,đốt cỏ tạo thành hỗn hợp khí cũng có thể làm gia tăng nguy cơ khởi phát cơn suyễn với một số người.

Các cảm xúc đột ngột như lo lắng, buồn, sợ hãi, stress cũng có thể làm khởi phát cơn hen phế quản.

Sử dụng thuốc aspirin, thực phẩm có chứa chất bảo quản sulfite như tôm, bia rượu, dưa chua, hoa quả khô hoặc sử dụng một số gia vị cũng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát khởi phát cơn hen suyễn.

Hen suyễn có gây biến chứng nguy hiểm không?

Hen suyễn là bệnh lý phổ biến thường gặp, nếu không can thiệp điều trị ổn định có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

Khí phế thũng

Tình trạng này xảy ra do khí bị ứ đọng trong lồng ngực lâu ngày, làm giảm sự đàn hồi của phế nang, thở ra ít nên khí cặn ngày càng tăng. Khi lượng khí cặn ngày càng tăng, thể tích phổi giảm xuống do phế nang bị phá vỡ cấu trúc sẽ làm gia tăng tình trạng khó thở khi gắng sức của bệnh nhân, lâu dần làm tăng nguy cơ suy tim.

Tâm phế mạn

Đây là biến chứng nguy hiểm của hen phế quản, do phổi tổn thương lâu ngày làm tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu lên phổi. Lâu dần, cơ tim phải hoạt động quá sức sẽ làm giãn dần cơ tim và gây ra suy tim. Khi đã có biến chứng tâm phế mạn thì người bệnh có những dấu hiệu triệu chứng như khó thở, phù chân, đau tức vùng gan, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.

Biến dạng lồng ngực và chậm phát triển thể chất ở trẻ nhỏ

Biến dạng lồng ngực là biến chứng thường gặp ở trẻ em bị hen phế quản. Sự tắc nghẽn đường thở lâu dài làm tích tụ khí trong lồng ngực. Khi trẻ lớn lên, lồng ngực sẽ căng tròn thay vì kéo dài ra như sinh lý bình thường, đường kính trước sau và trái phải gần như bằng nhau, xương ức bị nhô lên phía trước.

Các cơn hen phế quản diễn ra thường xuyên, cấu trúc đường thở bị ảnh hưởng làm trẻ bị khó thở liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Giấc ngủ bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản sinh hoóc môn tăng trưởng. Ngoài ra, hiện tượng khó thở sẽ làm giảm khả năng hoạt động thể chất của trẻ, từ đó dẫn đến chậm phát triển thể chất.

Nhiễm khuẩn hô hấp

Biến chứng này thường xảy ra ở các đợt giao mùa, thay đổi thời tiết, độ ẩm không khí cao làm vi khuẩn, virus dễ tấn công gây bệnh hơn. Đặc biệt, bệnh hen phế quản có hiện tượng co thắt phế quản, tăng tiết đờm dãi càng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển sinh sôi tốt hơn. Chính vì thế, các viêm nhiễm đường hô hấp như viêm nhiễm tai mũi họng, viêm đường hô hấp dưới là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản.

Xẹp phổi

Xẹp phổi là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản, đặc biệt là trẻ em. Tình trạng xẹp phổi có thể khỏi hoặc không hồi phục hoàn toàn khi cơn hen được kiểm soát ổn định. Đây là biến chứng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hô hấp của trẻ sau này.

Suy hô hấp

Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu gặp những cơn hen nặng mà không được kiểm soát tốt. Khi gặp cơn hen ác tính mà không được can thiệp điều trị sớm bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng khó thở liên tục, da, môi, niêm mạc tím, toan hóa máu, đôi khi xảy ra ngừng thở khi ngủ, phải thở máy hỗ trợ.

Suy hô hấp là biến chứng nguy hiểm của bệnh lý hen suyễn

Biến chứng do điều trị hen suyễn

Có nhiều bệnh nhân hen suyễn có tình trạng lạm dụng các thuốc điều trị như thuốc chống viêm, corticoid. Nếu bệnh nhân tự ý sử dụng các loại thuốc trên không đúng liều lượng, hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến một số biến chứng như viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, hội chứng cushing. Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều các thuốc giãn phế quản trong điều trị hen suyễn còn có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, nặng có thể gây tử vong đột ngột hoặc mắc chứng phổi ức chế.

Chăm sóc bệnh nhân hen suyễn như nào?

Với những thông tin bên trên, bạn đã nắm rõ các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân hen suyễn như nào. Vì thế, bệnh nhân cần được chăm sóc một cách cẩn thận để hạn chế khởi phát các cơn hen cũng là một cách để phòng ngừa biến chứng cho người bệnh. Khi chăm sóc bệnh nhân hen suyễn, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Trang bị đủ, đúng những kiến thức về bệnh hen để chăm sóc bệnh nhân được tốt nhất.
  • Đọc kĩ các hướng dẫn về chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, cần thiết có thể tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng cơ bản trong kiểm soát cơn hen.
  • Cần chuẩn bị sẵn các thuốc giúp cắt cơn hen trong nhà để xử trí các trường hợp lên cơn hen suyễn bất ngờ.
  • Theo dõi các triệu chứng và mức độ của cơn hen, nếu thấy bệnh nhân có tình trạng triệu chứng bệnh nặng cần chuyển ngay đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp, xử lý.
  • Đưa bệnh nhân tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất.
  • Khuyến khích người bệnh rèn luyện thể dục thể thao điều độ, phù hợp với thể trạng sức khỏe để rèn luyện thể trạng tốt hơn.
  • Động viên người bệnh bỏ thuốc lá nếu có hút thuốc và tránh phơi nhiễm thụ động với khói thuốc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân, ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, tránh xa các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho người bệnh.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giúp người bệnh tránh tiếp xúc với những dị nguyên như khói bụi, nấm mốc, lông thú nuôi, dán,…

Với những thông tin mà bài viết cung cấp thì đáp án cho câu hỏi hen suyễn và hen phế quản có giống nhau không là có bạn nhé. Bạn cần trang bị nắm rõ những kiến thức về bệnh và hiểu rõ các lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân để giúp người bệnh hen suyễn (hen phế quản) kiểm soát bệnh lý được tốt hơn.