Nám, sạm nắng là tình trạng tăng sắc tố da thường gặp, có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng kem chống nắng và bổ sung thực phẩm chứa chất chống oxy hóa.
BS.CKI Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng khoa Da liễu – PKĐK Bình An, cho biết melanin là sắc tố quyết định đến màu da, màu mắt và màu tóc của mỗi con người. Tăng sắc tố là tình trạng tăng sinh quá nhiều melanin ở một số vùng da nhất định trên cơ thể, thường gặp nhất là da mặt. Đặc trưng của tăng sắc tố là sự xuất hiện của những mảng da phẳng, tối màu hơn vùng da xung quanh với kích thước lớn nhỏ và hình dạng khác nhau. Trong đó, phổ biến là nám, sạm nắng và đồi mồi.
Nám xảy ra khi nội tiết tố thay đổi, thường gặp ở phụ nữ mang thai và tiền mãn kinh. Nám chủ yếu ở vùng trán, hai bên má, mũi và ở những vùng da khác trên cơ thể. Sạm nắng biểu hiện qua những đốm da nâu sạm ở những khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như bàn tay, mặt. Đồi mồi có màu sắc trải dài từ nâu nhạt đến đen, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tình trạng tăng sắc tố này chủ yếu do tia UV từ ánh nắng mặt trời gây ra.
Tăng sắc tố da không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên, cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Để phòng ngừa tình trạng này, bác sĩ Hoàng đưa ra 6 lưu ý dưới đây:
- Hạn chế tổn thương da: Tránh gãi, cạy những thương tổn, vì có thể gây viêm nhiễm, làm trầm trọng tình trạng tăng sắc tố da.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UV khiến các sắc tố hoạt động quá mức, làm các đốm đen trở nên sẫm màu hơn. Nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại mỗi hai tiếng sau khi đi ra ngoài; kết hợp với đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo khoác.
- Chống oxy hóa gây viêm và lão hóa da: Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa (omega-3 và omega-6), các loại rau quả vào thực đơn giúp giảm viêm và lão hóa da.
- Cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm: Nên lựa chọn mỹ phẩm phù hợp, an toàn và không gây kích ứng cho da. Mỹ phẩm cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và duy trì thói quen chăm sóc da đúng cách.
- Cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc có nguy cơ làm tăng sắc tố. Nên ngưng dùng thuốc khi thấy làn da xuất hiện những đốm nâu, đen, đồng thời đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Hạn chế căng thẳng: Stress kéo dài có thể kích thích sắc tố melanin sản sinh. Do đó, cần kiểm soát căng thẳng, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức.
Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nám, sạm có thể xuất phát từ nội tiết tố thay đổi; các bệnh nội khoa; ảnh hưởng của thuốc, hóa chất và kim loại nặng. Phản ứng viêm sau khi xuất hiện các bệnh về da như viêm da cơ địa; viêm da tiếp xúc, mụn hay bỏng, tác dụng phụ sau khi peel da… cũng có thể gây tăng sắc tố melanin. Sau khi chữa khỏi những tổn thương, vùng da sẽ trở nên sẫm màu. Đây là chứng tăng sắc tố sau viêm.
Với người mắc chứng gai đen, làn da sẽ trở nên dày và sẫm màu ở vùng cổ sau gáy, nách, bẹn. Một số yếu tố, chẳng hạn như mang thai; bệnh addison (giảm chức năng tuyến thượng thận); xơ gan ứ mật nguyên phát… cũng có thể tăng sản xuất melanin.
Bác sĩ Hoàng lưu ý, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tăng sắc tố và tình trạng da của mỗi người. Ngay khi thấy những biểu hiện, người bệnh nên tìm đến bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da để được kiểm tra, tư vấn và lên phác đồ điều trị thích hợp. Không nên tự ý dùng thuốc uống hoặc thoa khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể làm tình trạng tệ hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau này.
BS.CKI Nguyễn Văn Hoàng cho biết melanin là sắc tố quyết định đến màu da, màu mắt và màu tóc của mỗi con người. Tăng sắc tố là tình trạng tăng sinh quá nhiều melanin ở một số vùng da nhất định trên cơ thể, thường gặp nhất là da mặt. Đặc trưng của tăng sắc tố là sự xuất hiện của những mảng da phẳng, tối màu hơn vùng da xung quanh với kích thước lớn nhỏ và hình dạng khác nhau. Trong đó, phổ biến là nám, sạm nắng và đồi mồi.
Nám xảy ra khi nội tiết tố thay đổi, thường gặp ở phụ nữ mang thai và tiền mãn kinh. Nám chủ yếu ở vùng trán, hai bên má, mũi và ở những vùng da khác trên cơ thể. Sạm nắng biểu hiện qua những đốm da nâu sạm ở những khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như bàn tay, mặt. Đồi mồi có màu sắc trải dài từ nâu nhạt đến đen, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tình trạng tăng sắc tố này chủ yếu do tia UV từ ánh nắng mặt trời gây ra.
Tăng sắc tố da không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên, cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Để phòng ngừa tình trạng này, bác sĩ Hoàng đưa ra 6 lưu ý dưới đây:
- Hạn chế tổn thương da: Tránh gãi, cạy những thương tổn, vì có thể gây viêm nhiễm, làm trầm trọng tình trạng tăng sắc tố da.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UV khiến các sắc tố hoạt động quá mức, làm các đốm đen trở nên sẫm màu hơn. Nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại mỗi hai tiếng sau khi đi ra ngoài; kết hợp với đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo khoác.
- Chống oxy hóa gây viêm và lão hóa da: Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa (omega-3 và omega-6), các loại rau quả vào thực đơn giúp giảm viêm và lão hóa da.
- Cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm: Nên lựa chọn mỹ phẩm phù hợp, an toàn và không gây kích ứng cho da. Mỹ phẩm cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và duy trì thói quen chăm sóc da đúng cách.
- Cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc có nguy cơ làm tăng sắc tố. Nên ngưng dùng thuốc khi thấy làn da xuất hiện những đốm nâu, đen, đồng thời đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Hạn chế căng thẳng: Stress kéo dài có thể kích thích sắc tố melanin sản sinh. Do đó, cần kiểm soát căng thẳng, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức.
Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nám, sạm có thể xuất phát từ nội tiết tố thay đổi; các bệnh nội khoa; ảnh hưởng của thuốc, hóa chất và kim loại nặng. Phản ứng viêm sau khi xuất hiện các bệnh về da như viêm da cơ địa; viêm da tiếp xúc, mụn hay bỏng, tác dụng phụ sau khi peel da… cũng có thể gây tăng sắc tố melanin. Sau khi chữa khỏi những tổn thương, vùng da sẽ trở nên sẫm màu. Đây là chứng tăng sắc tố sau viêm.
Với người mắc chứng gai đen, làn da sẽ trở nên dày và sẫm màu ở vùng cổ sau gáy, nách, bẹn. Một số yếu tố, chẳng hạn như mang thai; bệnh addison (giảm chức năng tuyến thượng thận); xơ gan ứ mật nguyên phát… cũng có thể tăng sản xuất melanin.
Bác sĩ Hoàng lưu ý, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tăng sắc tố và tình trạng da của mỗi người. Ngay khi thấy những biểu hiện, người bệnh nên tìm đến bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da để được kiểm tra, tư vấn và lên phác đồ điều trị thích hợp. Không nên tự ý dùng thuốc uống hoặc thoa khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể làm tình trạng tệ hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau này.