Chăm sóc sức khỏe, Dịch vụ - khuyến mãi

Vì sao ngày càng nhiều người mắc ung thư dạ dày?

Theo dữ liệu mới nhất về ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2020, ung thư dạ dày đứng thứ tư về tỷ lệ tử vong toàn cầu, với 768.793 ca tử vong do ung thư dạ dày, chiếm khoảng 7,8% tổng số ca tử vong do ung thư, chỉ đứng sau ung thư gan.

Ung thư dạ dày không chỉ là một trong những loại ung thư ác tính phổ biến trên thế giới mà còn là vấn đề y tế cộng đồng, có mức độ đe dọa cao đối với sức khỏe và tính mạng.

Vậy vì sao ngày càng nhiều người mắc ung thư dạ dày? Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày, nhất là thói quen ăn uống.

1. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Nói đến ung thư dạ dày thì không thể tách rời nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Từ năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp Hp vào nhóm tác nhân gây ung thư và cho đến nay, Hp vẫn là yếu tố gây bệnh quan trọng của ung thư dạ dày.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt như hút thuốc, uống rượu bia, thường xuyên ăn đồ ngâm chua làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp. Ngoài ra, ăn quá nhanh trong thời gian dài cũng là nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp.

Vi sao ngay cang nhieu nguoi mac ung thu da day?
Nói đến ung thư dạ dày thì không thể tách rời nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).

Bản thân vi khuẩn Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm rất mạnh, là loại vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại trong axit dạ dày mà không bị tiêu diệt.

Nhưng nhiều người trong chúng ta không có thói quen dùng dụng cụ ăn uống riêng, luôn thích gắp chung trên bàn ăn. Hành vi này chắc chắn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Helicobacter pylori lây lan.

Nhiễm Hp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào biểu mô dạ dày hoặc viêm nhiễm do nó gây ra sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tế bào biểu mô dạ dày. Đồng thời làm tổn thương môi trường vi mô của mô dạ dày, dẫn đến một số bệnh lý tiền ung thư như viêm teo dạ dày, chuyển sản ruột và loạn sản, hoặc nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tổn thương tiền ung thư, dẫn đến ung thư dạ dày.

2. Thực phẩm nhiều muối, đồ ngâm

Những người hay ăn đồ ăn có vị đậm đà cần chú ý, đồ ăn nhiều muối cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.

Các nghiên cứu cho thấy rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa lượng muối ăn quá nhiều với các tổn thương tiền ung thư của ung thư dạ dày và sự xuất hiện của ung thư dạ dày.

Vì hàm lượng muối cao sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến bong tróc tế bào thành, phá hủy hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng sinh tế bào làm tăng nguy cơ hình thành ung thư.

Hàm lượng muối cao cũng sẽ làm tăng các chất gây ung thư như nitrosoguanidine, do đó ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh bệnh ung thư dạ dày.

Từ đó, chúng ta có thể biết rằng chế độ ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, trong khi chế độ ăn ít muối bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy những người thường ăn nhiều muối và thích ăn dưa muối tốt hơn hết là nên bỏ thói quen vị giác này càng sớm càng tốt.

Vi sao ngay cang nhieu nguoi mac ung thu da day?
Hàm lượng muối cao cũng sẽ làm tăng các chất gây ung thư như nitrosoguanidine, do đó ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh bệnh ung thư dạ dày.

3. Thịt đỏ và thịt chế biến

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Thịt làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vấn đề chủ yếu nằm ở phương pháp chế biến như nướng, hun khói sẽ làm tăng hàm lượng các chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng và amin dị vòng.

4. Áp lực tinh thần và tâm lý cao

Con người hiện đại hầu như ai cũng không tránh khỏi căng thẳng về tinh thần và tâm lý. Là cơ quan liên quan nhiều đến cảm xúc nên dạ dày rất dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc không tốt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng tâm lý có tác dụng thúc đẩy nhất định đối với sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Các yếu tố tinh thần và tâm lý bất lợi ức chế thần kinh phó giao cảm, giải phóng acetylcholine và gây suy giảm khả năng miễn dịch.

Bên cạnh đó, cảm xúc bất lợi này sẽ làm tăng hàm lượng oxy hoạt tính trong cơ thể, từ đó cho phép oxy hoạt tính kích hoạt tiền ung thư ABL, dẫn đến tăng nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày.