Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 100.000 bệnh nhân tử vong do đột quỵ, trong đó tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 bệnh nhân bị đột quỵ, 50% trong số đó không thể qua khỏi. Hiện có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi từ 18-50. Đáng chú ý, tỉ lệ người trẻ dưới 40 tuổi mắc căn bệnh này, đang tăng trung bình 2% mỗi năm. Đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Thức khuya, tắm muộn, lười vận động hay thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ… là những thói quen tiềm ẩn nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Cho rằng mình còn trẻ, bệnh nhận nữ này không ngờ bị đột quỵ khi mới 30 tuổi. Dù trước đó sức khỏe hoàn toàn bình thường.
Ngày 19/10/2024,Bệnh nhân D.V.H ( 1976 ( được người nhà đưa đến Phòng cấp cứu – Phòng khám đa khoa Bình An trong tình trạng lơ mơ, (Huyết áp: 140/90 mmHg, SpO2: 96%,Nhịp thở: bình thường, đều) do người thân đưa vào . Trước khi vào viện 45 phút, người thân phát hiện bệnh nhân ngất xỉu trong nhà tắm nên đưa đến bệnh viện.
Qua thăm khám và xét nghiệm đường huyết tại giường, Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân: “Theo dõi sát diễn biến mạch máu giờ 1.” nên kíp trực khẩn trương lập đường truyền, cho bệnh nhân thở oxy và chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên . Đồng thời, Bác sĩ trực cũng nhanh chóng thông báo trước với ê kíp can thiệp đột quỵ ở bệnh viện tuyến trên để chuẩn bị tiếp nhận bệnh nhân khi xe cấp cứu đến. Sau đó khoảng 1 tiếng, bệnh nhân đã được can thiệp nội mạch thông tắc ổ đột quỵ dưới hướng dẫn của máy Chụp mạch máu xoá nền DSA ở bệnh viện tuyến trên. Sau 01 ngày, bệnh nhân hồi phục tốt, tỉnh táo có thể nói chuyện chậm, cử động tay chân bình thường.
Người đột quỵ ở tuổi còn trẻ như anh H đang có xu hướng tăng nhanh.Theo Bệnh viện Quân y 175 ghi nhận từ đầu năm đến nay tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Họ dưới 50 tuổi, không ít bệnh nhân xấp xỉ 30 tuổi, vốn khỏe mạnh hoặc không phát hiện bệnh lý nguy hiểm trước đó, song khi vào viện thì đột quỵ đã rất nặng.

Thời gian là yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng điều trị và phục hồi của người bệnh sau đột quỵ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ghi nhận đột quỵ không còn là căn bệnh của người già và phổ biến từ tuổi 60 như trước. Khoảng 10-15% ca đột quỵ trên toàn thế giới xảy ra ở người dưới 45 tuổi. Con số này đang gia tăng báo động, đặc biệt ở đô thị phát triển nhanh
Theo các Bác sĩ “Thời gian là yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng điều trị và phục hồi của người bệnh sau đột quỵ”, mỗi phút trôi qua, hàng triệu tế bào não có thể bị tổn thương không thể phục hồi.
Đột quỵ ở người trẻ thường nặng nề và để lại những hệ lụy nghiêm trọng. Nhiều người giữ được tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều chức năng cơ thể, tàn phế, mất sức lao động và tạo gánh nặng cho gia đình, tác động nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe.

Đột quỵ ở người trẻ thường nặng nề và để lại những hệ lụy nghiêm trọng
Các bác sĩ xác định người bệnh đột quỵ trẻ hay cao tuổi đều cần có cơ hội để phục hồi chức năng, bất kể tình trạng nặng hay nhẹ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đánh giá mọi khía cạnh về khả năng phục hồi, lên kế hoạch phục hồi các chức năng vận động, ngôn ngữ, điều trị các di chứng. Riêng người bệnh trẻ, việc hỗ trợ tâm lý đóng vai trò quan trọng, giúp họ không tổn thương một lần nữa do tái phát đột quỵ hoặc có cảm giác “bị bỏ rơi trên chiếc xe lăn”.
Đột quỵ có biểu hiện đa dạng. Để phát hiện kịp thời và đơn giản, Hội Đột quỵ Thế giới khuyến cáo kiểm tra theo quy tắc F.A.S.T. Trong đó, F là Face – mặt, yêu cầu người bệnh cười hoặc nhăn mặt, nếu một bên mặt bị xệ hoặc không thể cử động bình thường có thể là dấu hiệu của đột quỵ. A là Arms – tay, yêu cầu người bệnh nâng cả hai tay lên, cảnh giác nếu một tay yếu hoặc rơi xuống, không thể giữ vững.
S là Speech – lời nói, người bệnh lặp lại một câu đơn giản, nếu nói không rõ hoặc không thể nói được có thể là dấu hiệu của đột quỵ. T là Time – thời gian, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức, đưa người bệnh đến cơ sở có khả năng cấp cứu điều trị đột quỵ gần nhất. Thời gian là yếu tố quyết định trong việc điều trị đột quỵ, việc hành động nhanh chóng có thể cứu sống người bệnh và giảm thiểu tổn thương não. Tuyệt đối không trì hoãn hay sơ cứu tại chỗ vì làm mất đi cơ hội điều trị.
Căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh. Tập thể dục mỗi ngày giúp giảm mỡ máu đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi. Nói không với chất kích thích, thuốc lá và xây dựng thói quen ăn uống khoa học. Bổ sung những sản phẩm chiết xuất từ thảo mộc tự nhiên nhằm tăng cường tuần hoàn não và chú ý khám sức khỏe định kì là cách bảo vệ bản thân trước căn bệnh đột quỵ.