Chăm sóc sức khỏe

Người tiểu đường nên thay đổi lối sống theo 5 cách này, tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả

Bệnh tiểu đường đang trở thành một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng nhất trên toàn cầu. Với số lượng người mắc bệnh ngày càng gia tăng, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường là rất quan trọng.

Tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Insulin là một hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi quá trình này bị gián đoạn, lượng đường trong máu tăng cao, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tiểu đường có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả yếu tố di truyền và lối sống. Đối với tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào sản xuất insulin trong tụy. Còn tiểu đường tuýp 2 thường liên quan đến lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn uống không cân đối, thiếu vận động, và thừa cân, béo phì. Ngoài ra, căng thẳng và các yếu tố môi trường cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguoi tieu duong nen thay doi loi song theo 5 cach nay, tinh trang benh se duoc kiem soat hieu qua

Theo báo cáo của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF), đến năm 2021, có khoảng 537 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới đang sống chung với bệnh tiểu đường. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng, với khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh, chiếm khoảng 5,7% dân số trưởng thành (Ảnh: Internet)

Những con số trên cho thấy sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Vì nếu không được kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng phổ biến bao gồm bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, tổn thương thận, tổn thương mắt và nguy cơ nhiễm trùng cao. Các biến chứng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Tốt nhất, người bệnh tiểu đường muốn kiểm soát bệnh hiệu quả, cần chủ động thay đổi lối sống theo 5 lời khuyên sau đây:

1. Giảm cân khoa học

Một sai lầm của nhiều người bệnh tiểu đường đó là nghĩ rằng cân nặng quá mức chính là nguyên nhân khiến họ mắc bệnh. Do đó, nhiều người bệnh đã cố đi theo chế độ giảm cân khắc nghiệt vì nghĩ rằng ốm đi sẽ giúp họ hết bệnh.

Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, điều này là bất khả thi – ngay cả với những người bình thường. Việc ép cân quá mức và cố gắng chạy theo một mục tiêu phi lý sẽ khiến bệnh tình (nói riêng) và sức khỏe (nói chung) của người bệnh đều bị đe dọa. Cụ thể, việc ép cân bằng cách nhịn ăn hay luyện tập quá mức sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt vì thiếu hụt năng lượng. Điều này cũng khiến tuyến tụy không đủ sức để sản xuất insulin cho cơ thể, khiến lượng đường trong máu không được kiểm soát, tình trạng bệnh cũng trở nên tồi tệ hơn.

Nguoi tieu duong nen thay doi loi song theo 5 cach nay, tinh trang benh se duoc kiem soat hieu qua

Việc giảm cân là việc lâu dài, nên người bệnh tiểu đường khi thực hiện việc này nên chọn những mục tiêu nhỏ, thực hiện từng bước để tránh gây hại sức khỏe (Ảnh: Internet)

2. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh

Việc lập chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người tiểu đường là vô cùng quan trọng, vì nó vừa giúp giảm cân, đồng thời hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Theo đó, có 3 lưu ý khi xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường là:

– Phải tăng cường chất xơ trong mỗi bữa ăn: hãy chắc chắn trong mọi khẩu phần ăn của người bệnh đều có ít nhất 8 gam chất xơ (rau xanh, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám). Bởi chất xơ có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, tạo cảm giác no lâu và đặc biệt là giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh (theo các chuyên gia, tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao).

– Không cắt bỏ chất béo: không nên cắt bỏ hoàn toàn chất béo (thịt, cá, quả bơ, phô mai, các loại hạt béo,… ) trong thực đơn của người bệnh tiểu đường, vì chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo năng lượng, hấp thụ vitamin, tăng cường các hormone nội tiết và giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

– Hạn chế ăn mặn: việc giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của người tiểu đường được xác nhận là giúp hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết và giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Luôn theo dõi chỉ số đường huyết của mình

Hãy luôn chú ý kiểm tra chỉ số đường huyết của mình thường xuyên, vì việc làm này sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.

4. Vận động thường xuyên

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, chế độ ăn uống rất quan trọng nhưng tập thể dục mới là chìa khóa để giảm cân thành công theo thời gian. Nên những ai biết cách kết hợp giữa các hoạt động thể chất cùng với ăn uống khoa học sẽ giảm mỡ thừa hiệu quả hơn là chỉ ăn kiêng. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Đại học Y Brown (Mỹ) cho thấy, rất nhiều người bệnh đã cải thiện được tình trạng bệnh nhờ vào việc tập thể dục mỗi ngày.

Nguoi tieu duong nen thay doi loi song theo 5 cach nay, tinh trang benh se duoc kiem soat hieu qua

Người bệnh nên tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút/ ngày,hoặc 3 buổi/ tuần, thông qua các hoạt động như: đạp xe, bơi lội, yoga, đi bộ, chạy bộ,… (Ảnh: Internet)

4. Hạn chế việc stress

Hạn chế stress là một biện pháp quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường, bởi vì căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến mức đường huyết. Khi cơ thể bị căng thẳng, nó sẽ giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline, gây tăng đường huyết do cơ thể tăng cường sản xuất glucose để chuẩn bị cho tình huống “chiến đấu hay bỏ chạy”.

Đối với người tiểu đường, khả năng tự điều chỉnh lượng đường trong máu bị suy giảm, do đó, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến mức đường huyết cao không kiểm soát được. Bên cạnh đó, stress cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và lối sống, khiến người bệnh có xu hướng ăn uống không lành mạnh, bỏ tập thể dục hoặc không tuân thủ chế độ điều trị.

Nguoi tieu duong nen thay doi loi song theo 5 cach nay, tinh trang benh se duoc kiem soat hieu qua

Việc quản lý và giảm stress thông qua các kỹ thuật như thiền định, yoga, tập thể dục thường xuyên, và các hoạt động thư giãn khác không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể cho người mắc bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

5. Hạn chế rượu bia và thuốc lá

Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia là những biện pháp quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Hút thuốc lá gây hại cho hệ thống mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, vốn đã cao ở những người tiểu đường. Ngoài ra, nicotine trong thuốc lá còn làm giảm hiệu quả của insulin, gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.

Mặt khác, uống rượu bia quá mức có thể gây tăng đường huyết và làm giảm hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường. Rượu chứa nhiều calo rỗng, có thể dẫn đến tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng như gan nhiễm mỡ và bệnh tim mạch. Hơn nữa, uống rượu bia làm suy giảm khả năng tự điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt là khi uống nhiều hoặc uống khi đói. Vì vậy, từ bỏ thuốc lá và hạn chế tiêu thụ rượu bia không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý và kiểm soát bệnh tiểu đường.