Chăm sóc sức khỏe, Dịch vụ - khuyến mãi

Vì sao mụn trứng cá dễ tái phát và viêm nhiễm?

Mụn trứng cá xảy ra ở tuyến bã – nang lông. Mụn trứng cá không được điều trị đúng cách có thể gây tổn thương nặng nề đến da và gây mất thẩm mỹ.

Mụn trứng cá không được điều trị đúng cách có thể gây tổn thương nặng nề, mạn tính.

Mụn trứng cá nếu không chăm sóc đúng cách, thì sẽ gặp một số biến chứng như để lại sẹo, da rỗ. Da có thể bị sẫm màu hơn bình thường hoặc sáng màu hơn bình thường.

Cơ chế hình thành mụn trứng cá

Cơ chế hình thành mụn trứng cá thường do 4 yếu tố chính dưới đây:

  • Tăng tiết chất bã nhờn
  • Rối loạn sừng hóa ống bã: Là tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng tại lòng tuyến bã. Sau đó, chất bã nhờn sẽ cô đọng lại thành nhân trứng cá
  • Vi khuẩn
  • Tình trạng viêm nhiễm: Khi có sự xuất hiện của vi khuẩn sinh mụn, người bệnh sẽ nhanh chóng phải đối mặt với tình trạng viêm nang lông và mụn trứng cá.

Khi bị mụn trứng cá, bạn không nên chủ quan, hãy tìm hiểu để điều trị mụn sớm và đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất, giảm nguy cơ để lại sẹo và hạn chế nguy cơ gây mất thẩm mỹ.

mun trung ca anh 1

 

mun trung ca anh 1

Tác nhân làm xuất hiện mụn trứng cá và gây viêm nhiễm

  1. Tăng tiết chất bã: Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormone, nhất là hormone sinh dục. Các hormone này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần. Chất bã quá nhiều gây bít tắc, hình thành mụn trứng cá.
  2. Sừng hóa cổ nang lông: Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã. Nếu không xảy ra bội nhiễm, chất bã cô đặc lại thành nhân mụn trứng cá (khoảng 30 ngày). Nếu xảy ra bội nhiễm, tuyến bã sẽ sinh mủ, quá trình viêm nhiễm lan sang tuyến bã khác, gây nên dạng mụn trứng cá bọc, trứng cá viêm tấy.
  3. Vi khuẩn: Vi khuẩn Propionibacterium acnes và Cutibacterium acnes cư trú ở da thường vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết tạo nên môi trường kỵ khí thúc đẩy vi khuẩn phát triển, gây mụn.
  4. Viêm nhiễm: Sự xuất hiện của vi trùng sinh mụn tạo ra các chất sinh học. Các chất này hoạt hóa hệ thống bổ thể (một bộ phận của hệ thống miễn dịch), các bạch cầu đa nhân, gây viêm nang lông. Viêm nang lông là một trong các tác nhân chính dẫn đến mụn trứng cá.
  5. Tuổi tác: Mụn trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% trường hợp ở lứa tuổi dậy thì. Bởi giai đoạn này, nội tiết tố chưa cân bằng khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
  6. Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi nhiều trong độ tuổi dậy thì và ở độ tuổi trung niên, nhất là phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, khiến tuyến bã nhờn mở rộng và tiết ra nhiều. Tình trạng này cùng với chăm sóc da không đúng có thể dẫn đến nổi mụn.
  7. Di truyền: Đây là yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Nếu bố mẹ đều bị mụn trứng cá thì khả năng cao con cái cũng bị mụn.
  8. Môi trường: Da thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ khi nấu ăn, dầu nhờn của động cơ máy móc, tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, bụi bẩn hoặc sự gia tăng độ ẩm trên bề mặt da ở môi trường nóng ẩm. Những yếu tố này có thể làm gia tăng mụn trứng cá trầm trọng do tắc nghẽn ống nang lông tuyến bã. Quá trình cọ xát của các vật dụng như điện thoại di động, mũ bảo hiểm, vòng cổ, ba lô quá chặt… hoặc thường xuyên đeo khẩu trang, khẩu trang kém chất lượng lên da cũng là nguyên nhân gây mụn.
  9. Các bệnh nội tiết và thuốc: Một số bệnh như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang… và các thuốc corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosterone), lithium… làm rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá.
  10. Chăm sóc da không đúng cách: Vệ sinh da mặt quá kỹ, sờ tay lên mặt, tự nặn mụn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển, da suy yếu dễ nổi mụn. Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hay không phù hợp khiến da dễ kích ứng, lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn. Căng thẳng, thiếu ngủ, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường cũng gây bệnh hoặc làm tăng nặng mụn trứng cá.