Chăm sóc sức khỏe, Góc Mẹ và Bé

Các biện pháp khắc phục buồn nôn và nôn ở trẻ

Những cơn nôn trớ ở trẻ em thường không có hại và qua rất nhanh. Nguyên nhân phổ biến là do virus dạ dày và đôi khi là ngộ độc thực phẩm. Khi trẻ bị nôn phải làm sao là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ

Thông thường trước khi nôn, trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên các bé quá nhỏ chỉ biết than đau bụng, mệt, hoặc thấy khó chịu. Bé bị nôn trớ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tùy thuộc vào độ tuổi.

1.1. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi

Ở lứa tuổi này, khó phân biệt trẻ bị nôn trớ là do trào ngược dạ dày thực quản hay do bệnh lý. Vì thế cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị nếu thấy trẻ bị nôn liên tục, nhiều lần và nghiêm trọng.

Bố mẹ cần lưu ý đôi khi nôn ói cũng là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm như: tắc hoặc hẹp môn vịlồng ruộttắc ruột,… Nếu trẻ nôn kèm với sốt, nhiều khả năng bé đã bị nhiễm trùng ruột hoặc một nơi khác trong cơ thể.

Thử sức cùng Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là “đúng chuẩn”? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động “đúng chuẩn” của bé nhé!

 

1.2. Trẻ trên 12 tháng tuổi

Nguyên nhân phổ biến nhất là viêm dạ dày – ruột do siêu vi. Triệu chứng nôn ói thường xuất hiện đột ngột và cũng hết nhanh trong vòng 24 – 48 giờ. Các dấu hiệu khác của viêm dạ dày – ruột bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng.

Các nguyên nhân khác có thể kể đến là do trẻ ăn thực phẩm không vệ sinh, ngậm tay hay các đồ vật bị nhiễm khuẩn. Khi người lớn lưu trữ hoặc chuẩn bị thực phẩm không đúng cách cũng sẽ khiến bé bị ngộ độc thực phẩm.

Trẻ lớn bị nôn ói còn có thể là do: trào ngược dạ dàyloét dạ dày tá tràng, tắc hoặc lồng ruột, nôn theo chu kỳ, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, viêm ruột thừa, tụy…

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Viêm dạ dày có thể gây nôn ở trẻ

2. Biện pháp khắc phục tại nhà

2.1. Phát hiện và điều trị mất nước

Trẻ em có thể bị mất nước nhanh hơn người lớn. Do đó theo dõi tình trạng mất nước của con chính là một trong những điều tốt nhất mà phụ huynh nên làm khi bé bị nôn trớ. Các dấu hiệu mất nước thường là:

  • Bé có vẻ mệt mỏi, kích thích
  • Khô miệng
  • Ít chảy nước mắt khi khóc
  • Da lạnh
  • Mắt trũng sâu
  • Tần suất đi tiểu ít hơn bình thường
  • Nước tiểu ít hoặc có màu vàng đậm hơn mỗi lần đi.

Để ngăn ngừa và giảm mất nước, bố mẹ hãy cố gắng cho con uống nhiều hơn. Ngay cả khi trẻ bị nôn liên tục, cơ thể bé vẫn có thể hấp thụ một số đồ ăn thức uống được cung cấp. Phụ huynh có thể dùng nước lọc thông thường, nước có chứa điện giải hoặc các loại dung dịch bù nước đường uống như oresol. Sau khi bé bị nôn trớ, hãy bắt đầu bổ sung một lượng nhỏ nước (cách vài phút lại cho uống 2 – 3 muỗng), tăng dần số lượng lên nhiều hơn khi bé không còn nôn trớ nữa. Trong thời gian bù nước cần chú ý xem bé có đi tiểu thường xuyên hay không. Nếu có thì tình trạng mất nước đã có dấu hiệu phục hồi.

Trước đây đã có quan niệm sử dụng soda chanh (đã thoát hết gas), nước chanh muối và rượu gừng để bù nước cho trẻ. Thậm chí nhiều bác sĩ cũng từng khuyên dùng phương pháp này. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy các giải pháp bù nước điện giải sẽ tốt hơn cho trẻ em. Vì những đồ uống này cung cấp một lượng đường và muối theo đúng tiêu chuẩn.

2.2. Ăn món lỏng

Sau vài giờ kể từ lần cuối trẻ bị nôn trớ, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn những món lỏng (mức độ lỏng mà bạn có thể nhìn xuyên qua). Những món ăn này sẽ dễ tiêu hóa hơn, đồng thời cũng có đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng bù đắp sau khi trẻ bị nôn trớ nhiều lần.

2.3. Uống thuốc

Trẻ bị nôn trớ thường khỏi hẳn sau một thời gian ngắn. Vì vậy tốt nhất là phụ huynh nên bình tĩnh và chờ đợi cho bé nôn hết ra. Những loại thuốc chống nôn không kê đơn không được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp nguyên nhân gây nôn là do một loại virus nào đó. Các bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên ưu tiên bù nước cho con hơn là tìm đến thuốc. Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần hoặc trẻ bị nôn liên tục nghiêm trọng, hãy đưa bé đến bác sĩ để được chỉ định một loại thuốc thích hợp.

3. Khi nào cần gọi bác sĩ

Xung quanh vấn đề trẻ bị nôn phải làm sao, các bác sĩ cho biết trường hợp cần chăm sóc y tế cho một bé bị nôn trớ nếu:

  • Dưới 12 tuần tuổi và trẻ bị nôn trớ nhiều lần
  • Có dấu hiệu mất nước hoặc bạn nghi ngờ bé đã ăn phải chất độc
  • Hành động bất thường, hoặc bị sốt cao, nhức đầu, phát ban, cứng cổ hoặc đau bụng
  • Có máu hoặc mật trong chất nôn, hoặc bạn nghĩ rằng bé có thể bị viêm ruột thừa
  • Khó thức dậy, có vẻ ốm yếu, hoặc trẻ bị nôn liên tục 8 giờ.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn, do đó bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nên sẽ không đáng lo ngại. Phụ huynh có thể tham khảo một số cách để khắc phục tình trạng này tại nhà. Cần chú ý đưa trẻ bị nôn trớ nhiều lần đi khám bác sĩ nếu con bạn dưới 12 tuần tuổi, có dấu hiệu bệnh và mệt mỏi hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng.

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Nguồn : Bệnh viện Vinmec