Trẻ khi mới sinh ra đa số bị hẹp bao quy đầu sinh lý, nhưng cùng với thời gian, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu mà không cần can thiệp. Nếu vệ sinh chăm sóc cơ quan sinh dục hàng ngày tốt thì trẻ sẽ có thể tự hết hẹp, dương vật tự nong rộng bao quy đầu.
1. Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng dương vật không kéo xuống được ngay cả khi cương cứng (phần bao quy đầu không tuột khỏi phần quy đầu), chỉ bộc lộ một lỗ tiểu nhỏ khiến đi tiểu khó khăn, nước tiểu dễ bị bám, rơi rớt vào các khe kẽ của bao quy đầu gây viêm nhiễm dương vật.
Phần lớn trẻ em nam sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu, khi lớn lên quy đầu sẽ tự tuột ra. Trường hợp da quy đầu không tự tuột ra, sẽ cần phẫu thuật cắt bao quy đầu. Chú ý nong bao quy đầu của trẻ xuống lúc tắm từ khi trẻ còn nhỏ, nếu đến trên 10 tuổi mà quy đầu vẫn chưa xuống thì phải phẫu thuật.
2. Khi nào nên nong bao quy đầu cho trẻ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, với bé trai dưới 4 tuổi, không nên cố gắng nong bao quy đầu vì có thể gây dính và sẹo xơ dẫn tới hẹp bao quy đầu thứ phát. Với bé trai có các biểu hiện bất thường như tiểu khó hoặc da quy đầu thường viêm nhiễm tấy đỏ, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và xử lý kịp thời.
Việc nong tách bao quy đầu là không cần thiết nếu trẻ không bị viêm dính bao quy đầu mà còn gây tổn thương bộ phận sinh dục ngoài. Về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng rối loạn cương, khó cương cứng vì khi các mạch máu đã bị tổn thương lúc nhỏ.
Ngoài ra, không nên nong khi trẻ còn quá nhỏ, vì lúc đó dương vật của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khó xác định có hẹp hay thừa bao quy đầu hay không. Thường trẻ chỉ được xác định chính xác khi đến tuổi vị thành niên, lúc đó dương vật đã phát triển tương đối hoàn thiện và có nhu cầu tình dục.
Có nhiều người đưa con đi nong ngay khi trẻ mới vài tháng tuổi mà không biết tác hại của việc làm này. Nếu nong sớm, dương vật có thể bị xước, đau và gây ra tâm lý hoảng sợ cho trẻ.
3. Nong bao quy đầu đúng cách
Đối với trẻ bị hẹp bao quy đầu, việc nong bao quy đầu đúng cách là cả một quá trình liên tục. Cha mẹ có thể tự thực hiện bằng cách kéo căng da quy đầu bằng tay mỗi ngày.
Việc nong bao quy đầu nên thực hiện khi da bao quy đầu ở trạng thái mềm mại, có thể di động dễ dàng. Để giảm ma sát và giảm đau phụ huynh nên kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid lên bao quy đầu. Theo đó, nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước vài lần, rồi nhẹ nhàng kéo ngược lại về phía sau sao cho không gây đau cho bé. KH kéo nên giữ nguyên tư thế kéo được trong vài phút, lặp lại động tác này vài lần mỗi ngày.
Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu được làm bài tập này khi đang ngâm mình trong nước.
Nếu không nong đúng cách, bé sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi đi tiểu, bao quy đầu lại hẹp trở lại. Ngoài ra, các can thiệp ngoại khoa cũng có thể dẫn tới các biến chứng như chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau mổ.
Vì vậy, trước khi quyết định có nong hoặc cắt bao quy đầu cho trẻ thì cần phải đến cơ sở chuyên khoa để được khám và chọn giải pháp điều trị.
4. Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ
Khi trẻ đến khám bác sĩ thường sẽ cho chỉ định nong bao quy đầu trước. Nếu hẹp bao quy đầu có thể điều trị thành công bằng nong bao quy đầu thì không cần cắt bao quy đầu cho trẻ. Trường hợp ngược lại, nong thất bại thì cần can thiệp ngoại khoa để cắt bao quy đầu.
CẮT BAO QUY ĐẦU BẰNG CÔNG NGHỆ STAPLER SURKON TẠI PKĐK BÌNH AN
- Hiện nay, kỹ thuật cắt bao quy đầu bằng Kỹ thuật Surkon đang được áp dụng chính là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới
- Ưu điểm cắt bao quy đầu bằng kỹ thuật Surkon: