Khí hư khi mang thai có phải là bất thường?

Với phụ nữ mang thai, dịch tiết âm đạo tăng là hiện tượng không đáng ngại. Khí hư bình thường sẽ có màu trong hoặc trắng sữa, loãng, không có mùi khó chịu.

Mang thai gây ra những thay đổi lớn về thể chất và nội tiết tố, và một trong những thay đổi rõ ràng nhất là khí hư. Trong thời kỳ mang thai, khí hư sẽ tăng lên và có thể thay đổi về độ đặc, độ dày, tần suất và số lượng.

Mặc dù đây là hiện tượng phổ biến, việc hiểu được khí hư thế nào là bình thường và bất thường, và khi nào cần đi khám là rất quan trọng.

Khí hư bình thường và bất thường trong thai kỳ

Theo Health Shots, dưới đây là một số yếu tố chính để phân biệt khí hư bình thường hay bất thường khi mang thai, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Cureus.

Màu sắc và độ đồng nhất:

  • Bình thường: Dịch tiết trong, trắng sữa hoặc hơi vàng. Độ đặc có thể loãng như nước hoặc đặc và sánh như kem.
  • Bất thường: Khí hư màu xanh lá cây, vàng hoặc xám, đặc biệt nếu kèm theo mùi hôi. Sự thay đổi về độ đặc, chẳng hạn trở nên đặc hoặc vón cục bất thường, cũng có thể là dấu hiệu đáng lo ngại.

Mùi:

  • Bình thường: Nhẹ hoặc không có mùi.
  • Bất thường: Mùi mạnh, khó chịu, đặc biệt nếu có mùi tanh hoặc hăng. Điều này có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn.

Số lượng

  • Bình thường: Lượng dịch tiết tăng là hiện tượng bình thường trong thai kỳ.
  • Bất thường: Khí hư quá nhiều thấm qua nhiều miếng lót hoặc tampon mỗi ngày. Đây có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng

  • Bình thường: Không có triệu chứng đi kèm.
  • Bất thường: Ngứa, rát hoặc kích ứng ở vùng âm đạo. Các triệu chứng này, cùng với khí hư bất thường, có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng hoặc tình trạng tiềm ẩn khác.

Thời gian

  • Bình thường: Lượng dịch tiết có thể tăng lên vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
  • Bất thường: Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi đột ngột về dịch tiết hoặc các triệu chứng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, điều quan trọng là phải đi khám.

Cách khắc phục

Sau đây là một số cách tự nhiên có thể giúp giảm khí hư tạm thời:

– Duy trì vệ sinh đúng cách: Vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, không mùi có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Tránh sử dụng xà phòng mạnh, thuốc thụt rửa hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm.

– Mặc đồ lót thoáng khí: Chọn đồ lót bằng cotton để không khí lưu thông tốt hơn. Tránh mặc quần áo bó sát có thể giữ ẩm và vi khuẩn.

– Tránh các chất gây kích ứng: Hạn chế hoặc tránh các chất gây kích ứng như xà phòng thơm, bồn tắm tạo bọt và chất tẩy rửa mạnh. Những chất này có thể phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của âm đạo.

– Thuốc thảo dược: Một số loại thuốc thảo dược, chẳng hạn tỏi hoặc dầu cây trà, đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng âm đạo.

– Ăn chế độ ăn lành mạnh: Bao gồm chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Lượng đường nạp vào cao có thể thúc đẩy nhiễm trùng nấm men, vì vậy tiêu thụ đường vừa phải có thể có lợi.

Một số phụ nữ thấy dễ chịu hơn khi bị nhiễm nấm men bằng cách ăn sữa chua không đường, có chứa vi khuẩn sống và hoạt động. Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo.

Hóa chất formol dùng trong thực phẩm nguy hại thế nào

Việc sử dụng thực phẩm có chứa formol có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như choáng váng, tiểu ra máu, vô niệu và làm tăng nguy cơ ung thư nếu tiếp xúc lâu dài.

Gần đây mạng xã hội và thị trường xuất hiện nhiều thông tin mua bán lòng se điếu (còn gọi phèo hai da), giá hàng triệu đồng mỗi kg. Mạng xã hội cũng lan truyền video ghi lại cảnh chủ quán ăn tại Hà Nội khoe cỗ lòng se điếu dài tới 40 m, nặng 5,8 kg từ lợn cái nặng hơn 100 kg, với nhiều tranh cãi về tính xác thực. Các chuyên gia cho rằng lòng se điếu rất hiếm gặp, cả nghìn con lợn mới có một, nên sản phẩm rao bán hàng ngày có thể là giả và được làm bằng phụ gia, hóa chất.

Cụ thể, một số cơ sở có thể ngâm tẩm lòng lợn kém chất lượng với hóa chất, để biến thành “lòng se điếu” bắt mắt, giòn dai. Quy trình này thường bắt đầu bằng việc tẩy trắng lòng bằng oxy già (hydrogen peroxide) để khử mùi hôi, làm sáng màu, sau đó dùng phèn chua và formol pha loãng để tạo độ giòn, giữ lòng không bị phân hủy. Mặt khác, lòng có thể được trộn với hồ dán công nghiệp hoặc dùng chất làm xe niêm mạc để cố định hình dáng tròn bắt mắt.

PGS.TS Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, cho biết formol (hay formaldehit) là chất diệt khuẩn, chống thối, chống ôi, được biết đến như một hóa chất bảo quản trong các phòng thí nghiệm, tuyệt đối cấm dùng trong bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, một số người vì lợi nhuận đã sử dụng formol để tẩm ướp thực phẩm – hành vi gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Formol có thể xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, gây tác hại cấp và mạn tính. Khi hít phải, người dùng có thể bị viêm mũi, viêm phế quản, phù phổi; khi ăn phải, nguy cơ viêm dạ dày, ruột cấp tính, đau bụng, buồn nôn, tổn thương hệ bài tiết và các biến chứng nguy hiểm như phù nề thanh quản, hôn mê. Ở mức độ nhẹ, ngộ độc biểu hiện bằng đau đầu, mệt mỏi; mức trung bình là khàn giọng, đau tức ngực, ho kéo dài; mức nặng có thể dẫn đến các tổn thương không hồi phục, đe dọa tính mạng.

Lòng se điếu quảng cáo nhiều thời gian gần đây. Ảnh: Ảnh cụp màn hình
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lòng se điếu quảng cáo nhiều thời gian gần đây. Ảnh: Ảnh chụp màn hình

Không chỉ lòng lợn, các loại thực phẩm chế biến thủ công như bún cũng có nguy cơ bị trộn hóa chất, trong đó có formol. Việc nhận biết thực phẩm chứa formol bằng mắt thường gần như không thể, chỉ có thể xác định qua xét nghiệm chuyên môn. PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn mua thực phẩm tại các địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế sử dụng các sản phẩm không rõ xuất xứ.

Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng hóa chất bảo quản độc hại. Ngăn chặn thực phẩm “ngậm” formol lưu hành trên thị trường là biện pháp cấp thiết để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị đau xương chậu trong thai kỳ?

Đau xương chậu (Pelvic Girdle Pain) là gì?

Xương chậu là một vòng xương bao quanh cơ thể tại vùng cuối cột sống (vùng chậu hông). Đau xương chậu (PGP) được mô tả là cơn đau ở các khớp tạo nên xương chậu, khớp cùng chậu ở phía sau và khớp mu ở phía trước. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác như lưng dưới, hông hoặc đùi.

Đau xương chậu trong thai kỳ rất thường gặp. Ước tính có khoảng 1/5 phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Càng về cuối thai kỳ tần xuất gặp phải càng nhiều.

PGP có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể điều trị được ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Càng được điều trị sớm, bạn càng có nhiều khả năng cải thiện tốt hơn. Việc điều trị là an toàn trong suốt thai kỳ.

 

Đau xương chậu trong thai kỳ do nguyên nhân gì?

Vùng xương chậu có 3 khớp, 2 khớp cùng chậu phía sau và khớp vệ phía trước. Bình thường các khớp chuyển động đồng bộ với biên độ nhẹ. PGP xảy ra có thể do các khớp cử động không đều hay những thay đổi trong hoạt động của các cơ vùng bụng, hông và sàn chậu, dẫn đến xương chậu trở nên kém ổn định, gây đau. Khi em bé của bạn lớn lên trong bụng mẹ, trọng lượng và áp lực trong khoang bụng tăng thêm, cùng với sự thay đổi trong cách bạn ngồi hoặc đứng sẽ tạo nên áp lực lớn hơn lên xương chậu, khiến các khớp bị kéo căng hơn bình thường. Khả năng bị PGP tăng lên nếu bạn từng có vấn đề về lưng hoặc bị chấn thương xương chậu trước đây. Một số phụ nữ cũng bị đau do sự thay đổi hormone trong thai kỳ.

Yếu tố nguy cơ của PGP

  • Tiền căn đau xương chậu hoặc thắt lưng.
  • Chấn thương vùng chậu trước đây.
  • Mang thai từ lần 2 trở lên.
  • Làm việc tay chân nặng nhọc, điều kiện làm việc khó khăn hoặc tư thế làm việc kém.
  • PGP trong lần mang thai trước.
  • Tăng trọng lượng cơ thể quá mức trước hoặc sau mang thai.

 

 

 

Tôi có thể làm gì để giảm triệu chứng đau?

Tuỳ vào mức độ đau và công việc hằng ngày, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng.

  • Duy trì hoạt động nhưng cũng phải nghỉ ngơi nhiều
  • Đi giày bệt. Nếu việc đi lại khó khăn và đau đớn, hãy thử thay đổi độ dài và tốc độ sải chân.
  • Đi cầu thang lần lượt (dẫn đầu với chân ít đau khi đi lên cầu thang và với chân đau khi xuống cầu thang)
  • Thay đổi vị trí thường xuyên – cố gắng không ngồi quá 30 phút mỗi lần
  • Ngồi để mặc và cởi quần áo, tránh đứng bằng 1 chân.
  • Đặt trọng lượng bằng nhau trên mỗi chân khi bạn đứng. Mang balo thay vì mang túi xách lệch 1 bên.
  • Cố gắng giữ hai gối của bạn cùng nhau khi lên và xuống xe
  • Nằm nghiêng về bên ít đau hơn khi ngủ
  • Giữ hai đầu gối của bạn cùng nhau khi trở mình trên giường.
  • Sử dụng 1 cái gối mềm dưới bụng và giữa hai chân để hỗ trợ thêm khi nằm trên giường.

Bạn nên TRÁNH bất cứ điều gì có thể làm cho triệu chứng đau tồi tệ hơn, chẳng hạn như:

  • Đứng bằng một chân hoặc bắt chéo chân.
  • Nâng hoặc đẩy vật nặng
  • Lên xuống cầu thang quá thường xuyên
  • Khom lưng, uốn cong hoặc vặn người để nâng hoặc bế trẻ bằng một bên hông
  • Ngồi trên sàn, ngồi vặn vẹo, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

 

Có những phương pháp điều trị nào?

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. Điều này có thể bao gồm:

  • Bạn sẽ được tư vấn về các vị trí tốt nhất để vận động và nghỉ ngơi, cũng như cách điều chỉnh nhịp độ các hoạt động để giảm bớt cơn đau.
  • Các bài tập sẽ giúp giảm đau và cho phép bạn đi lại dễ dàng hơn. Tập tăng cường cơ bụng và cơ sàn chậu sẽ cải thiện sự cân bằng và tư thế của bạn, giúp cột sống ổn định hơn.
  • Liệu pháp nắn bóp cho các cơ khớp bởi nhà vật lý trị liệu hoặc chuyên gia nắn khớp xương chuyên về PGP trong thai kỳ. Điều này sẽ không gây đau đớn.
  • Tắm nước ấm, chườm nóng hoặc chườm đá
  • Thủy liệu pháp
  • Châm cứu
  • Mang đai hỗ trợ hoặc nạng.

Đối với hầu hết phụ nữ, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ ngăn chặn các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, giảm đau và giúp bạn tiếp tục các hoạt động bình thường hàng ngày.

 Tôi đã thử các biện pháp này nhưng vẫn còn đau và không thể đi lại. Lựa chọn của tôi là gì?

Bị đau dữ dội và không thể đi lại dễ dàng có thể khiến bạn vô cùng căng thẳng. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn. Nếu bạn tiếp tục bị đau dữ dội hoặc hạn chế khả năng vận động, bạn nên xem xét:

  • Sử dụng thuốc giảm đau. Paracetamol an toàn trong thai kỳ và có thể hữu ích nếu dùng với liều hằng ngày. Nếu bạn cần giảm đau mạnh hơn, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về vấn đề này.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ như nạng hoặc xe lăn trong thời gian ngắn. Có thể có các thiết bị như ván tắm, ghế tắm, đòn bẩy giường và bệ ngồi toilet cao.
  • Thay đổi lối sống của bạn, chẳng hạn như nhờ người khác giúp đỡ các công việc gia đình hoặc mua sắm.
  • Nếu bạn đi làm, không nên ngồi quá lâu hoặc nâng vật nặng. Bạn nên cân nhắc việc rút ngắn thời gian làm việc hoặc dừng công việc sớm hơn dự định nếu các triệu chứng nghiêm trọng.

Nếu quá đau hoặc khả năng vận động hạn chế nhiều, bạn có thể được đề nghị nhập viện, vật lý trị liệu và giảm đau thường xuyên.

Đau xương chậu có xu hướng không thuyên giảm hoàn toàn cho đến khi em bé được sinh ra, nhưng tiếp nhận điều trị từ các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng rất nhiều

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Bé trai suýt mất mạng do viêm màng não mô cầu

Bé trai 13 tuổi, ngụ Bình Dương, sốt cao, đau đầu dữ dội và “ngủ gà”, bác sĩ phát hiện viêm màng não do não mô cầu – căn bệnh có thể cướp đi tính mạng nhanh chóng nếu không xử trí kịp thời.

Ngày 6/5, BS.CK2 Nguyễn Hà Phương, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết nhờ được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bằng kháng sinh kết hợp các biện pháp hỗ trợ, bệnh nhi tiến triển tích cực sau ba ngày. Hiện, sức khỏe bé hồi phục tốt.

“Viêm màng não do não mô cầu là một cấp cứu y khoa đòi hỏi chẩn đoán và can thiệp nhanh chóng”, bác sĩ nói. Do đó, phụ huynh không nên chần chừ đưa trẻ đến viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao, đau đầu dữ dội, cứng cổ hay xuất hiện các chấm xuất huyết trên da.

Các chấm xuất huyết trên da bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các chấm xuất huyết trên da bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis là một trong những tác nhân nguy hiểm gây viêm màng não và nhiễm trùng huyết ở trẻ em. Trong đó, nhiễm trùng huyết tối cấp có thể gây tử vong nhanh chóng, có thể chỉ trong vòng vài giờ. Mới đây, một quân nhân 23 tuổi ở phía Bắc tử vong do sốc nhiễm khuẩn não mô cầu thể tối cấp. Năm ngoái, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM ghi nhận người phụ nữ 52 tuổi nhiễm não mô cầu tử vong do phát hiện và đưa đi cấp cứu muộn.

Não mô cầu có khả năng lây lan qua đường hô hấp thông qua giọt bắn từ người mang mầm bệnh, gây nhiều bệnh cảnh khác nhau tại nhiều cơ quan như đường hô hấp, máu, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt, đường niệu và sinh dục. Nhiễm khuẩn này có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng như mất thính lực, yếu chi, co giật, tổn thương não…

Bệnh thường gặp ở trẻ em 6 tháng đến 3 tuổi hoặc thanh thiếu niên từ 14-20 tuổi, gia tăng khi có sự thay đổi thời tiết như cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Việt Nam gần đây ghi nhận một số trường hợp bệnh lẻ tẻ. Não mô cầu có thể gây thành dịch, thường lan rộng tại các tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, trại lính, nhất là các tập thể mới được thành lập, chật chội.

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bác sĩ Hà Phương khuyến cáo phụ huynh tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch. Theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh. Sử dụng kháng sinh dự phòng cho người tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng. Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc. Vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

BỆNH LOÃNG XƯƠNG : NGUYÊN NHÂN , TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Loãng xương (xốp xương, giòn xương) là tình trạng mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Trong đó, thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này thường phải điều trị phẫu thuật với chi phí tốn kém và làm giảm chất lượng sống.

DẤU HIỆU CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG

  • Giảm mật độ xương: Tình trạng này khiến xương cột sống có thể bị xẹp, gãy lún. Người bệnh thường bị các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi lom khom, gù lưng.
  • Đau nhức đầu xương: Đây là triệu chứng người bệnh dễ nhận thấy nhất khi bị giảm mật độ xương. Bệnh sẽ gây mỏi dọc các xương dài, thậm chí là bị đau nhức toàn thân như kim chích.
  • Đau tại vùng xương chịu trọng lực của cơ thể, các xương này gồm: xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Các cơn đau tái phát nhiều lần sau chấn thương. Người bệnh thường bị đau âm ỉ kéo dài. Cơn đau tăng dần khi vận động, di chuyển, đứng ngồi lâu; thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đau tại cột sống, thắt lưng hay hai bên liên sườn: Tình trạng này làm ảnh hưởng tới những dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Các cơn đau ở lưng trở nặng khi người bệnh vận động mạnh hay bất ngờ thay đổi tư thế. Do đó, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các tư thế như cúi gập, xoay hẳn người.
  • Tình trạng giảm mật độ xương ở người tuổi trung niên có thể kèm những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp…

 PHÂN LOẠI LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương có thể phát triển như một rối loạn nguyên phát trong quá trình luân chuyển xương hoặc thứ phát do một số yếu tố khác. Các vị trí gãy xương trong loãng xương nguyên phát và thứ phát là tương tự nhau.

Loãng xương nguyên phát

Gần như tất cả các trường hợp loãng xương ở nam giới và nữ giới đều là nguyên phát, bao gồm: loãng xương sau mãn kinh (loãng xương tuýp 1) và loãng xương người già (loãng xương tuýp 2).

  • Loãng xương người già: xảy ra do tình trạng tăng quá trình huỷ xương và giảm quá trình tạo xương. Nguyên nhân: do tế bào sinh xương bị lão hoá, sự hấp thụ calci ở ruột bị hạn chế, sự suy giảm hóc môn sinh dục (cả nam và nữ). Bệnh thường xuất hiện muộn, diễn biến chậm.
  • Loãng xương sau mãn kinh: do sự suy giảm đột ngột của hormone estrogen ở nữ giới sau khi mãn kinh, gây tăng quá trình huỷ xương trong khi quá trình tạo xương diễn ra bình thường, thường gãy xương bè (lún cột sống, xương sườn …).

 Loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát chiếm < 5% số bệnh loãng xương ở phụ nữ và khoảng 20% ở nam giới. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến một số bệnh lý làm tăng tốc độ mất xương hoặc một vài yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Lối sống: sử dụng thường xuyên rượu, bia, thuốc lá … gây tăng thải calci qua thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hoá. Ít vận động, bất động lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp
  • Bệnh kèm theo: Ung thư , COPD, bệnh nội tiết (ví dụ: cường cận giáp, cường giáp, suy sinh dục, tăng prolactin máu, đái tháo đường), hội chứng kém hấp thu hoặc bệnh lý tiêu hoá mãn tính gây giảm hấp thu calci, vitamin D, protid,…; bệnh thận mạn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo, các bệnh xương khớp mạn tĩnh đặc biệt là viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp.
  • Sử dụng dài hạn một số thuốc:thuốc chống động kinh, heparin,  đặc biệt là corticosteroid. Xạ trị cũng là 01 yếu tố gây loãng xương

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

Đo mật độ xương

Đo mật độ xương (Bone Mineral Density – BMD) là kỹ thuật dùng tia X năng lượng kép (DXA hoặc DEXA) hoặc chụp CT để xác định hàm lượng canxi, các khoáng chất có trong xương. Các khu vực thường được thực hiện đo mật độ xương là cột sống, hông và xương cẳng tay.

Hiện nay, phương pháp đo mật độ xương bằng Phương pháp đo hấp thụ năng lượng kép (DEXA) tại Phòng Khám Đa Khoa Bình An đang áp dụng được WHO khuyến cao là tiêu chuẩn Vàng trong việc chẩn đoán bệnh loãng xương.

Ai nên thực hiện đo loãng xương

  • Nữ trên 65 tuổi và Nam trên 70 tuổi
  • Tất cả phụ nữ sau mãn kinh < 65 tuổi và nam < 70 tuổi có c yếu tố nguy cơ sau:
  • Tiền sử gãy xương cổ tay, xương hông, cột sống hoặc đầu gần xương cánh tay do chấn thương rất nhẹ hoặc không chấn thương, đã loại trừ các nguyên nhân gãy xương khác
  • Tiền căn gia đình bị loãng xương hoặc bị gãy xương do loãng xương
  • Người có trọng lượng cơ thể thấp, chỉ số BMI ≤ 18.5 kg/m2;
  • Đang hút thuốc lá
  • Sử dụng rượu bia
  • Sụt cân, lõm lồng ngực
  • Tất cả người trưởng thành có sử dụng Corticoid trên 03 tháng
  • Người trưởng thành có các bệnh nội tiết ảnh hưởng đến mật độ xương như (đái tháo đường, cường cận giáp, cường giáp hoặc hội chứng cushing).
  • Người trưởng thành có các bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến mật độ xương (bệnh thận mạn, bệnh dạ dày ruột kém hấp thu, ghép tạng, bất động kéo dài, suy dinh dưỡng, bệnh về xương khớp (như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…)

LOÃNG XƯƠNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Khi người bệnh không được điều trị kịp thời hay điều trị không đúng cách, những biến chứng của loãng xương có thể xuất hiện như:

  • Gãy xương: tình trạng loãng xương làm suy giảm mật độ xương, khiến xương yếu, giòn, dễ gãy ngay cả khi chỉ va chạm nhẹ, cúi gập người hoặc ho, hắt hơi. Gãy cổ xương đùi, gãy xương cẳng tay, gãy khớp háng là tình trạng thường gặp ở người bệnh loãng xương cao tuổi.
  • Lún xẹp đốt sống: Tình trạng lún xẹp đốt sống do loãng xương có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra, biến chứng này có thể khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức kéo dài.
  • Suy giảm khả năng vận động: Người bị loãng xương có thể bị tàn phế vĩnh viễn. Tình trạng này làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Osteoporotic bone , unhealthy bone structure close-up view

CÁCH ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

Điều trị loãng xương bằng cách kết hợp giữa phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc

Phương pháp không sử dụng thuốc

  • Chế độ ăn uống: Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi theo nhu cầu của cơ thể và tránh uống rượu bia, hút thuốc lá. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Chế độ sinh hoạt: Bạn nên vận động cơ thể thường xuyên để tăng sự dẻo dai cho cơ bắp. Ngoài ra, người bệnh cần cẩn trọng trong sinh hoạt để phòng tránh té ngã.
  • Có thể sử dụng những dụng cụ, nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.

Phương pháp dùng thuốc

Khi điều trị loãng xương, người bệnh cần bổ sung đủ lượng canxi  và vitamin D cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ sẽ  chỉ định người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc chống hủy xương.

Điều trị các biến chứng

  • Điều trị đau: sử dụng các loại thuốc giảm đau phù hợp.
  • Điều trị gãy xương: bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị như đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống, thay đốt sống nhân tạo đối với các trường hợp gãy, lún đột sống. Ngoài ra, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật thay xương hoặc thay khớp nếu có chỉ định.

Điều trị lâu dài

Ngoài những phương pháp trên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh sẽ cần thực hiện việc điều trị lâu dài như:

  • Người bệnh loãng xương phải được điều trị lâu dài trong khoảng 3 – 5 năm để đảm bảo hiệu quả điều trị.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ cần đánh giá lại tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị tiếp theo

CÁCH PHÒNG TRÁNH LOÃNG XƯƠNG

Để làm chậm và phòng ngừa loãng xương, ngoài việc xác định nguyên nhân thứ phát gây loãng xương, bạn cần lưu ý:

  • Bổ sung đủ canxi và vitamin D cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống,
  • Người trong nhóm đối tượng nguy cơ nên được đo mật độ xương định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm tình trạng loãng xương.
  • Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp để xây dựng một hệ xương chắc khỏe, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp, đặc biệt là với người lớn tuổi.
  • Không hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích để tránh gây hại đến xương khớp.
  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm xương khớp, đặc biệt là corticoid.

ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEXA TẠI PKĐK BÌNH AN

  • Chính xác: được WHO công nhận là tiêu chuẩn Vàng để chẩn đoán

  • Nhanh chóng và không xâm lấn

  • An toàn: lượng tia X được sử dụng là cực kỳ nhỏ, ít hơn 1/10 liều chụp X quang ngực tiêu chuẩn

 

Phân biệt chóng mặt và đột quỵ

Chóng mặt hay rối loạn tiền đình có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ, triệu chứng giống nhau nhưng cách chăm sóc y tế lại khác nhau.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên cao cấp Đại học Y Dược TP HCM, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP HCM

Chóng mặt

Khái niệm

Chóng mặt đặc trưng bởi cảm giác sai lệch cảm giác quay cuồng, dẫn đến mất thăng bằng, ngất, mất phương hướng.

Các tình trạng thường gặp liên quan đến chóng mặt bao gồm chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), bệnh Meniere, viêm dây thần kinh tiền đình và viêm mê đạo.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh thường là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên hoặc trung tâm của hệ thống tiền đình.

Chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các vấn đề về tai trong, rối loạn hệ thống tiền đình, chấn thương đầu và thậm chí do một số loại thuốc.

Triệu chứng

Chóng mặt là một cảm giác khiến người ta cảm thấy như thể môi trường xung quanh đang chuyển động quay cuồng. Những triệu chứng kèm theo bao gồm buồn nôn, đổ mồ hôi, mất cân bằng, nhìn mờ.

Chẩn đoán

Một người bị chóng mặt do các vấn đề ở tai trong, được gọi là chóng mặt lành tính, khi đó chóng mặt là triệu chứng duy nhất hiện diện.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng khác, chẳng hạn rung giật nhãn cầu (cử động mắt không tự chủ) và buồn nôn hoặc nôn, bác sĩ sử dụng HINTS – bài kiểm tra gồm ba phần tập trung vào kiểm tra chuyển động của mắt để phát hiện sự xuất hiện của đột quỵ.

Điều trị

  • Phục hồi chức năng tiền đình: Liệu pháp này bao gồm các bài tập và thao tác phù hợp để tăng cường sự cân bằng và dập tắt cơn chóng mặt.
  • Thuốc: Trong một số trường hợp, thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng chóng mặt. Thuốc kháng histamine, thuốc chống nôn hoặc thuốc benzodiazepin có thể giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và buồn nôn vốn có do chóng mặt.
  • Thao tác Epley: Thao tác Epley bao gồm một loạt chuyển động của đầu và cơ thể để định vị lại các tinh thể canxi ở tai trong.
  • Điều chỉnh lối sống: Đối với bệnh Meniere, việc điều chỉnh lối sống như tuân thủ chế độ ăn ít muối, thuốc lợi tiểu và kỹ thuật giảm căng thẳng có thể được chỉ định để chế ngự các cơn chóng mặt bùng phát.Đột quỵ não là một bệnh lý xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nề. Ảnh: Health

Đột quỵ

Khái niệm

Đột quỵ (stroke) là tình trạng y tế xảy ra khi có sự gián đoạn cung cấp máu lên não.

Nguyên nhân

Đột quỵ có thể xảy ra do mạch máu bị tắc (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết).

Triệu chứng

Đột quỵ dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, như tê hoặc yếu đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân, khó nói hoặc hiểu lời nói, buồn nôn, đau đầu dữ dội, chóng mặt và mất thăng bằng.

Chẩn đoán

Chụp cắt lớp não là công cụ chẩn đoán phổ biến nhất mà các bác sĩ sử dụng.

Điều trị

Tùy theo mức độ và thể loại đột quỵ mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một trong các phương pháp sau hoặc phối hợp nhiều phương pháp:

  • Điều trị bằng thuốc nhằm kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
  • Điều trị cấp cứu bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong thời gian vàng.
  • Can thiệp nội mạch lấy huyết khối và cầm máu.
  • Phẫu thuật mở sọ giải áp.
  • Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.
  • Điều trị dự phòng tái phát các yếu tố nguy cơ.

‘Chữa bệnh’ bằng nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai

Nhiều người truyền tai nhau cách nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai để chữa bệnh, song các chuyên gia cho biết đây là hành vi nguy hiểm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Gần đây, nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội đăng cách phòng trị các bệnh về tai mũi họng bằng việc dùng nước cốt chanh nhỏ trực tiếp vào mắt, mũi, tai, thu hút hàng nghìn lượt quan tâm. Một người dùng mạng xã hội chia sẻ: “Dùng nước cốt chanh chữa các thể loại liên quan đến mắt 1-2 ngày là khỏi”, hoặc nhỏ vào mũi, tai của trẻ để trị các bệnh viêm mũi dị ứng, ho.

Một số người nêu cảm nhận khi nhỏ vào các bộ phận này “rất xót”, song vẫn khẳng định công dụng giúp “dịch tuôn ra, mũi thông thoáng, mắt sáng, đỡ nghễnh tai”. Họ cho rằng đây là cách chữa bệnh hoàn toàn bằng tự nhiên nên an toàn, bởi chanh có tính kháng khuẩn, khi nhỏ vào sẽ làm sạch niêm mạc mũi, tai.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM, cho biết chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào công nhận hiệu quả của việc nhỏ trực tiếp nước cốt chanh vào mắt, mũi, hay tai để điều trị bệnh. Ngược lại, nước cốt chanh với thành phần chính là acid citric có thể gây bỏng rát, xung huyết, viêm kết mạc, thậm chí loét giác mạc nếu tiếp xúc lâu dài. Riêng với mũi và tai, chất acid mạnh trong chanh dễ làm mất lớp bảo vệ tự nhiên, gây kích ứng, tổn thương, nguy cơ chảy máu mũi, thủng màng nhĩ là hoàn toàn có thể xảy ra nếu nước chanh thâm nhập sâu vào ống tai.

Các nghiên cứu y học đã ghi nhận mắt, mũi, tai là những vùng cơ thể có lớp niêm mạc vô cùng nhạy cảm. Chỉ với lượng acid nhỏ, đã đủ gây kích ứng hoặc thậm chí tổn thương nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu về tác hại của acid citric với mô mắt, chỉ cần một lượng rất nhỏ tiếp xúc trực tiếp cũng có thể làm mỏng biểu mô giác mạc, thậm chí dẫn tới sẹo giác mạc, ảnh hưởng lâu dài đến thị lực. Ở trẻ em – nhóm nhạy cảm nhất, nguy cơ này còn gia tăng gấp bội do niêm mạc mỏng yếu, khả năng bảo vệ tự nhiên kém.

Tương tự, bác sĩ Phí Thùy Linh, Trưởng đơn nguyên Mắt, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, khẳng định nhỏ chanh vào mắt là hành vi phản khoa học, tiềm ẩn nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Đã có những trường hợp bỏng giác mạc cấp tính chỉ sau một lần tiếp xúc với acid thực vật.

Không dừng lại ở đó, việc tự ý nhỏ chanh để chữa các bệnh tai mũi họng ở trẻ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm, tăng nguy cơ các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi hoặc tổn thương vĩnh viễn đến thính giác.

Thực tế, cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc mũi, tai luôn hoạt động hiệu quả nếu được giữ vệ sinh đúng cách. Khi các lớp bảo vệ này bị phá hủy bởi acid, vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập sâu hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đẩy nhanh tiến triển của bệnh.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không tự ý áp dụng các phương pháp chữa bệnh chưa được chứng minh. Khi gặp các vấn đề về mắt, tai, mũi, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị đúng cách, thay vì đặt cược sức khỏe của bản thân và con trẻ vào những trào lưu nguy hiểm, thiếu căn cứ khoa học.

Những dấu hiệu âm thầm của mỡ máu cao không nên bỏ qua

Mỡ máu cao hay còn gọi rối loạn lipid máu là tình trạng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Với chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, ít vận động và căng thẳng kéo dài, không ít người rơi vào tình trạng rối loạn mỡ máu mà không hề hay biết.

Lipid là một phần không thể thiếu trong cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng màng tế bào, sản xuất hormone, dự trữ năng lượng và giúp các tế bào hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khi lượng lipid trong máu tăng quá mức, cơ thể có thể đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe.

Lipid máu là gì và vì sao cơ thể cần nó?

Lipid là thành phần thiết yếu trong màng tế bào, đóng vai trò như “người quản gia” điều hành nhiều hoạt động sống:

  • Giữ cho tế bào ổn định và nguyên vẹn.
  • Giúp chia ngăn bên trong tế bào, tạo ra các cơ quan riêng biệt.
  • Là nguyên liệu để tổng hợp hormone và axit mật.
  • Truyền tín hiệu giữa và trong tế bào.
  • Là nguồn cung và dự trữ năng lượng chính, đặc biệt là triglyceride trong mô mỡ.

Trong máu, lipid tồn tại dưới ba dạng chính: phospholipid, cholesterol và triglyceride. Chúng di chuyển trong máu nhờ “xe vận chuyển” là các lipoprotein, bao gồm: Chylomicron (vận chuyển triglyceride từ ruột); VLDL (vận chuyển triglyceride nội sinh từ gan); LDL (đưa cholesterol từ gan đến các tổ chức – thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch); HDL (gom cholesterol dư thừa từ mô và trả lại gan, tác dụng bảo vệ thành mạch).

“Khi hệ thống vận chuyển này bị rối loạn, lipid máu tăng cao một cách bất thường, từ đó sinh ra rối loạn lipid máu”, bác sĩ Hoa nói.

mo mau anh 1
Nhiều người chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đã gặp biến chứng. Ảnh: Freepik.

Rối loạn lipid máu thường bao gồm các tình trạng:

  • Tăng cholesterol
  • Tăng triglyceride
  • Tăng LDL-C (cholesterol xấu)
  • Giảm HDL-C (cholesterol tốt)

Tình trạng này có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp và thường đi kèm với các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ hoặc béo phì.

Các dấu hiệu nhận biết mỡ máu cao

Rối loạn lipid máu là bệnh có thể âm thầm diễn tiến trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đã gặp biến chứng.

Tuy nhiên, vẫn có một sốdấu hiệu ngoài da và trong cơ thể mà bạn có thể để ý.

Biểu hiện bên ngoài:

  • Cung giác mạc quanh mống mắt: vòng trắng hoặc xám quanh tròng đen.
  • Ban vàng quanh mí mắt: những mảng vàng nhạt xuất hiện ở mí mắt.
  • U vàng ở gân: thường thấy ở gân achilles, các ngón tay hoặc khớp.
  • U vàng dưới da: nổi rõ ở khuỷu tay, đầu gối, xương chày.
  • Ban vàng lòng bàn tay: ở các nếp gấp ngón tay hoặc trong lòng bàn tay.

Biểu hiện bên trong cơ thể:

  • Gan nhiễm mỡ
  • Nhiễm lipid võng mạc
  • Viêm tụy cấp
  • Xơ vữa động mạch

Mỡ máu cao không gây đau hay sốt, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Việc chủ động lắng nghe cơ thể và kiểm tra sức khỏe định kỳ là chìa khóa giúp bạn giữ gìn trái tim và cơ thể khỏe mạnh.

Sự xuất hiện của 5 dấu hiệu này là một cảnh báo sớm về bệnh tật hoặc ung thư

Cần đặc biệt chú ý khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường bởi đó có thể là hồi chuông cảnh báo sớm bệnh tật hoặc ung thư.

5 triệu chứng là cảnh báo sớm của bệnh

1. Thay đổi về làn da

– Khi khuôn mặt quá hồng hào, đặc biệt là vùng xương gò má đỏ, đó có thể là dấu hiệu của việc cung cấp máu quá nhiều cho tim, và bạn nên cảnh giác để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tim.

– Nếu nước da có màu nhợt nhạt hoặc tím, điều đó thường có nghĩa là lưu thông máu của toàn bộ cơ thể không trơn tru, và cần đặc biệt chú ý đến nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tim mạch vành.

– Khi mặt tối, chúng ta nên chú ý đến sức khỏe của gan, vì “bệnh gan” thường biểu hiện là khuôn mặt sẫm màu; Đồng thời, nếu vùng Ấn Đường có màu đen, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy ở tim và não, và trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể chỉ ra hoại tử cơ tim.

– Khi mặt và mắt xuất hiện màu vàng bất thường, tức là vàng da, bạn nên cảnh giác rằng đây có thể là dấu hiệu của ung thư. Đặc biệt, ung thư gan, ung thư ống mật, ung thư tuyến tụy đều có thể đi kèm với vàng da.

2. Nốt mí mắt

Một số người trung niên và cao tuổi có khối u màu vàng ở bên trong mí mắt trên không đau hoặc ngứa, và có kích thước bằng hạt gạo hoặc đậu nành. U vàng trên mí mắt này là dấu hiệu của nồng độ lipid máu cao, và tăng lipid máu dai dẳng có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành.

Theo một nghiên cứu của Đan Mạch, những người bị u vàng trên mí mắt có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc tử vong tăng đáng kể trong 10 năm tới. Ngoài ra, nếu các mảng màu vàng xuất hiện trên mặt hoặc các vòng lão hóa (vòng màu trắng xám hình thành ở mép nhãn cầu đen) xuất hiện trên nhãn cầu, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tăng lipid máu.

3. Nếp nhăn ở tai

Thông thường, dái tai của những người khỏe mạnh có hình dạng nhẵn và đầy đặn, tuy nhiên, sự hiện diện của các nếp gấp có thể được quan sát thấy trên dái tai của một số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, thường xuất hiện dưới dạng nếp gấp hoặc nếp gấp. Theo các nghiên cứu liên quan, có mối liên hệ giữa hiện tượng nhăn nhăn này trên dái tai và bệnh tim thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim.

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù nếp nhăn dái tai có thể được sử dụng như một chỉ báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, nhưng chỉ riêng đặc điểm này không trực tiếp xác định rằng bạn bị bệnh tim mạch vành, vì các yếu tố khác, chẳng hạn như quá trình lão hóa tự nhiên hoặc tư thế ngủ không đúng cách, cũng có thể gây ra nếp nhăn dái tai.

4. Quầng thâm màu đen và xanh lam

Như chúng ta đã biết, thiếu ngủ thường dẫn đến quầng thâm. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là một số quầng thâm có thể do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây ra. Ví dụ, các bệnh như xơ gan, bệnh tim mạch vành, bệnh thận tiến triển và hội chứng Sjögren đều có thể cho thấy các triệu chứng của quầng thâm.

5. Thay đổi màu môi

Nếu màu môi nhợt nhạt, các bộ phận niêm mạc như mặt, móng tay, mí mắt trong và nướu cũng nhợt nhạt, bạn nên cân nhắc kiểm tra thiếu máu.

Trong thời tiết lạnh, môi có thể tạm thời chuyển sang màu tím dưới tác động của không khí lạnh, và hiện tượng này thường biến mất khi nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu môi vẫn có màu tím trong một thời gian dài trong môi trường ấm áp, đó có thể là dấu hiệu của chức năng tim và phổi bất thường, chẳng hạn như bệnh tim, tắc nghẽn động mạch vành, hen suyễn, viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tất cả đều có thể khiến môi có màu tím.

Ngoài việc môi bị thâm và sạm màu tự nhiên do lão hóa, cần chú ý xem có các bệnh tiềm ẩn của hệ tiêu hóa hay hệ thống gan mật hay không.

Dấu hiệu điển hình cảnh báo bạn nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán có thể điều trị được, nhưng phát hiện và điều trị sớm là điều cần thiết để ngăn ngừa biến chứng.

Giun sán ký sinh có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Ảnh: Ccfmed.

Giun sán, hay còn gọi là giun ký sinh, là những sinh vật sống bên trong cơ thể con người và ăn chất dinh dưỡng, thường gây ra các vấn đề về sức khỏe. Các loại giun sán phổ biến bao gồm giun tròn, sán dây, giun móc và giun kim. Những loại giun này thường xâm nhập vào cơ thể thông qua thực phẩm, nước, đất hoặc vết côn trùng cắn bị ô nhiễm.

Triệu chứng điển hình

Theo NDTV, trong khi một số người không có biểu hiện cụ thể, người bệnh nhiễm giun thường gặp phải triệu chứng dưới đây:

  • Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy dai dẳng, táo bón, đầy hơi và đau bụng
  • Giun ký sinh tiêu thụ chất dinh dưỡng từ vật chủ, dẫn đến sụt cân đột ngột mặc dù vẫn ăn bình thường hoặc ăn nhiều
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng do giun sán gây sụt giảm năng lượng và mệt mỏi mạn tính
  • Giun kim gây ngứa hậu môn dữ dội, thường nặng hơn vào ban đêm
  • Nhiều loại giun gây buồn nôn, dẫn đến chán ăn và khó tiêu
  • Phản ứng dị ứng, dẫn đến phát ban, nổi mề đay hoặc ngứa
  • Thiếu máu và thiếu vitamin
  • Trong một số trường hợp, có thể nhìn thấy giun trưởng thành hoặc ấu trùng trong phân hoặc gần hậu môn
  • Gây nghiến răng ở trẻ nhỏ và người lớn do ký sinh trùng gây phản ứng căng thẳng
  • Giun phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn đường ruột, dẫn đến đầy hơi và chướng bụng.

 

Dau hieu nhiem giun san anh 1
Nhiều loại giun sán có thể gây phản ứng dị ứng, ngứa da. Ảnh: Shutterstock.

Làm gì khi bị nhiễm giun sán

Khi bạn nghi ngờ bị nhiễm giun, hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Thuốc có hiệu quả tiêu diệt ký sinh trùng, nhưng dùng loại thuốc nào còn phụ thuộc vào loài giun.

Bạn nên thực hiện đúng quá trình điều trị bác sĩ đưa ra để đảm bảo loại bỏ hết ký sinh trùng. Xét nghiệm phân thường xuyên có thể giúp phát hiện tái nhiễm, đặc biệt là nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn hoặc tái phát.

Nhiễm giun ký sinh có thể điều trị được, nhưng phát hiện và điều trị sớm là điều cần thiết để ngăn ngừa biến chứng. Thực hiện những điều dưới đây để giúp loại bỏ giun và ngăn ngừa tái nhiễm:

– Rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chăm sóc vật nuôi. Điều này giúp ngăn ngừa giun tái nhiễm, vì một số loại giun đẻ trứng gần hậu môn, dễ lây lan qua việc gãi.

– Giặt khăn trải giường, quần áo, khăn tắm và đồ lót bằng nước nóng để loại bỏ bất kỳ trứng giun còn sót lại. Thường xuyên khử trùng bề mặt phòng tắm và hút bụi thảm.

– Một số loại giun sán, như sán dây, lây truyền qua thịt và hải sản sống hoặc nấu chưa chín. Vì vậy, luôn nấu thịt ở nhiệt độ an toàn và tránh ăn sushi hoặc thịt chưa nấu chín.

– Nhiễm giun gây mất nước do tiêu chảy và nôn mửa. Uống nhiều nước sạch để đào thải độc tố và hỗ trợ cơ thể phục hồi.

– Thực phẩm nên ăn:

  • Một số loại thực phẩm có đặc tính chống ký sinh trùng tự nhiên như tỏi, hạt bí ngô, hạt đu đủ, dừa và nghệ
  • Ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, kefir và rau lên men giúp phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch
  • Giun phát triển mạnh nhờ đường và carbohydrate chế biến, vì vậy, giảm lượng đường nạp vào và ăn thực phẩm nguyên chất, giàu dinh dưỡng để tiêu diệt ký sinh trùng, đẩy nhanh quá trình phục hồi.