Menu
Chăm sóc sức khỏe, Dịch vụ - khuyến mãi, Góc Mẹ và Bé

Bé sút 2kg sau nửa tháng đi du lịch: Đến viện bác sĩ gắp ra con vật ‘còn sống’

Đưa trẻ em đi du lịch vui thì vui thật nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Sự việc này chính là một ví dụ điển hình để mọi người cảnh giác hơn. Thông tin đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Khoảng nửa tháng trước, gia đình bé 32 tháng tuổi (quê ở Thạch Khoán, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) tổ chức đi chơi ở thác nước. Chuyến đi bình an vui vẻ không có vấn đề gì nhưng sau khi về nhà mọi chuyện mới nảy sinh.

Theo gia đình kể lại, những ngày đầu trở về sau chuyến đi chơi, bé không có biểu hiện bất thường. Sau đó bé bị ho và thường xuyên c/h/ả/y m/á/u mũi, người xanh xao. Gia đình bé vô cùng lo lắng khi phát hiện trong nửa tháng kể từ khi đi du lịch về, bé đã giảm 2kg. Thấy vậy, gia đình đã đưa em bé này đến cơ sở y tế để kiểm tra

Sau khi thăm khám và hỏi han tình hình bệnh  nhân, bác sĩ chỉ định cho bé nội soi mũi họng để kiểm tra. Quá trình này, bác sĩ phát hiện trong mũi bé có một con vắt sống. Điều này khiến những người chứng kiến vô cùng hoảng hốt.

hình ảnh

Hình ảnh con vắt được gắp ra khỏi mũi bé gái sau khi đi du lịch cùng gia đình, ảnh: VTC

Sau khi được lấy con vật ra khỏi mũi, sức khỏe của bé gái đã ổn định. Bé cũng không còn ho và không bị c/h/ả/y m/á/u m/ũi.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ), dị vật là con vắt nằm trong mũi thường gây phù nề, xuất tiết, tắc nghẽn dẫn đến viêm mũi xoang, hoặc có thể bám hút ở các mạch máu lớn hoặc di chuyển xuống thanh quản. Nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu mũi dai dẳng và gây thiếu máu mạn tính.

Vắt sống ở đất rất đ/ó/i m/á/u, chúng thường ẩn núp trong các hốc đá, dưới lá cây, dòng suối. Khi người hoặc các loại động vật đi qua, vắt búng nhảy và bám vào để hút máu. Vết hút máu trên da thường không đau nhưng gây chảy máu kéo dài, có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi chúng chui vào mũi, khí quản, ống tiêu hóa.

Người dân không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo ở các khe suối để uống, sinh hoạt, đề phòng đỉa, vắt chui vào hốc tự nhiên của cơ thể. Đối với những người tắm suối, thác, ao, hồ khi có những triệu chứng như ngạt tắc mũi, vướng họng kèm theo có chảy máu mũi, ho khạc ra máu, khàn tiếng cần đi khám nội soi tai mũi họng ngay để loại trừ dị vật sống ở đường hô hấp trên.

hình ảnh

Điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn khi cho trẻ đi du lịch, ảnh: dSD

Mời bà con đọc thêm thông tin: Những lưu ý để bảo vệ trẻ an toàn khi đi du lịch cùng gia đình

Theo chuyên gia bảo vệ trẻ em, các bậc cha mẹ luôn muốn đi du lịch đến một nơi có nhiều điểm tham quan hấp dẫn với các hoạt động vui chơi vui vẻ. Tuy nhiên, nếu bạn mang theo con nhỏ, điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu địa điểm bạn định đến có những nguy cơ gì đối với trẻ, từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi chuyến đi.

Khi đi du lịch khâu chuẩn bị là rất quan trọng. Thứ nhất, các bậc phụ huynh phải tìm hiểu kỹ về điều kiện khí hậu, địa lý, văn hóa… nơi mình định đến và có sự chuẩn bị kỹ cho con. Thứ hai, các bậc phụ huynh cần mang theo các vật dụng cần thiết để xử lý các vấn đề phát sinh có thể xảy ra như bị tai nạn thương tích hoặc gặp vấn đề gì đó về sức khỏe. Thứ ba, luôn quan đến việc giữ gìn sức khỏe cho con từ những thứ đơn giản như chuẩn bị áo ấm nếu đến những nơi có thời tiết lạnh.

Đuối nước là một trong những tai nạn các phụ huynh cần hết sức lưu tâm khi đến những nơi có bể bơi, sông suối, ao hồ hay biển. Khi cho trẻ bơi, phụ huynh phải mặc áo phao cho trẻ, đặc biệt phải luôn quan sát, để mắt đến con trong suốt quá trình vui chơi. Nếu chẳng may xảy ra đuối nước, tuyệt đối không được dốc ngược người trẻ lên vai rồi chạy mà phải nhanh chóng ép tim và hà hơi thôi ngạt cho trẻ.

Cùng với tai nạn đuối nước, trong một chuyến đi du lịch có thể xảy ra rất nhiều vấn đề đối với trẻ nhỏ như bị ngộ độc, thương tích, hóc dị vật hay bị lạc…Chính vì vậy, bên cạnh việc để mắt đến trẻ thường xuyên, các bậc phụ huynh cũng cần trang bị cho con các kỹ năng. Khi đến một địa điểm mới, cha mẹ nên nói với con khu vực chơi này có những mối nguy nào. Ví dụ đâu là vùng an toàn để bơi; đi vào rừng có thể có những nguy cơ gì, cách phòng tránh như thế nào; cách thoát hiểm ra sao khi gặp hỏa hoạn…

Đi du lịch cùng với trẻ em không chỉ đơn giản là “xách ba lô và lên đường”. Trước những nguy cơ nguy hiểm luôn luôn tiềm ẩn xung quanh thì cha mẹ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cũng như luôn luôn quan sát, để ý con trẻ, đồng thời cũng phải trang bị cho bản thân mình và trẻ em những kiến thức và kỹ năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

phone24
HOTLINE CẤP CỨU

1900 9294

  • Thời gian làm việc:
    Sáng từ 7h đến 11h Chiều từ 13h30 đến 19h kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ.
  • Địa chỉ phòng khám:
    49/B1 ĐT 743, KP 3, An Phú, Thuận An, Bình Dương
  • Email:
    pkdkbinhan@yahoo.com
  • Fax:
    0274 3714 088
Scroll To Top
Đặt lịch khám