Góc Mẹ và Bé sẽ là nơi chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi dạy con khôn lớn

Biến chứng bà bầu dễ gặp phải khi mắc sốt xuất huyết

Khi mắc sốt xuất huyết, phụ nữ mang thai và cả em bé đều có nguy cơ gặp nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Sốt xuất huyết có thể khiến phụ nữ mang thai gặp nhiều nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Ảnh: Firstcryparenting.

Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền gây sốt cao và một số triệu chứng giống cúm. Phụ nữ mang thai bị bệnh sốt xuất huyết có thể truyền virus sang con, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Triệu chứng sốt xuất huyết khi mang thai

Theo tạp chí Baby Center, sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc nặng. Các triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ bao gồm:

  • Sốt cao
  • Buồn nôn và nôn
  • Phát ban sốt xuất huyết (thường ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngứa và sưng tấy)
  • Đau mắt, cơ và khớp
  • Các tuyến bị sưng
  • Đau đầu

Các triệu chứng nhẹ sẽ hết trong vòng 2-7 ngày, nhưng những trường hợp sốt xuất huyết nặng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị sốc (hạ huyết áp đột ngột), chảy máu trong và nguy hiểm tính mạng.

Các triệu chứng sốt xuất huyết nặng thường bắt đầu từ 24 đến 48 giờ sau khi cơn sốt thuyên giảm. Một số dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết nặng là:

  • Đau bụng dữ dội và đau
  • Nôn ít nhất ba lần trong vòng 24 giờ
  • Chảy máu từ nướu hoặc mũi
  • Khó thở
  • Máu trong chất nôn, nước tiểu hoặc phân
  • Mệt mỏi, bồn chồn và cáu kỉnh.
Mac sot xuat huyet anh 1
Sốt cao, đau đầu, phát ban là những triệu chứng điển hình khi phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: Onlymyhealth.

Biến chứng sốt xuất huyết khi mang thai

Theo Being The Parent, sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Điều này là do hệ thống miễn dịch yếu khi mang thai, rất có thể phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nặng.

Ngoài ra, virus có thể truyền sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh. Một số biến chứng có thể xuất hiện khi mang thai do sốt xuất huyết là:

– Giảm tiểu cầu: Sự sụt giảm mức tiểu cầu là một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh sốt xuất huyết. Số lượng tiểu cầu thấp khi mang thai có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé. Giảm tiểu cầu nghiêm trọng có thể phát triển các biến chứng khi sử dụng gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân trong quá trình sinh nở.

– Sinh non và nhẹ cân: Sốt xuất huyết khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thậm chí thai lưu trong những trường hợp nặng.

– Sẩy thai: Sốt xuất huyết trong ba tháng đầu làm tăng nguy cơ sẩy thai. Nguy cơ xuất huyết: Nếu mẹ nhiễm virus sốt xuất huyết trong lúc sinh, nguy cơ xuất huyết là rất cao.

– Tiền sản giật: Nguy cơ phát triển tiền sản giật sẽ tăng lên nếu bà bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai.

– Sốt xuất huyết Dengue: Dạng sốt xuất huyết nặng, sốt xuất huyết, có thể khiến em bé nguy hiểm tính mạng.

Nguy cơ truyền bệnh sốt xuất huyết sang con bạn sẽ chỉ xảy ra nếu bạn mắc bệnh này vào cuối thai kỳ; nếu không thì khả năng truyền virus sang thai nhi là rất thấp.

Nói chung, sốt xuất huyết không gây ra bất kỳ dị tật thể chất nào ở trẻ em, tuy nhiên, bạn phải cẩn thận để ngăn ngừa nhiễm trùng lây sang trẻ sơ sinh. Các bác sĩ sẽ theo dõi em bé của bạn để phát hiện các triệu chứng như sốt, số lượng tiểu cầu thấp và phát ban trong trường hợp bạn bị sốt xuất huyết tại thời điểm sinh nở.

Điều đáng lo qua sự việc gắp hơn 100 con giun trong ruột bé trai

Dù các bệnh liên quan đến giun sán có thể phòng ngừa dễ dàng, nhiều bậc cha mẹ hiện nay vẫn còn lơ là trong việc tẩy giun định kỳ cho trẻ.

Bác sĩ gắp ra nhiều giun trong ruột bệnh nhi.

Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhi hơn 2 tuổi trong tình trạng sốc nặng, suy hô hấp tuần hoàn.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ bất ngờ phát hiện toàn bộ chiều dài ruột non của người bệnh chứa đầy giun đũa với số lượng hơn 100 con. Ê-kíp phải mổ xẻ ruột non ở nhiều nơi mới có thể lấy hết giun trong lòng ruột ra ngoài. Ngoài ra, các bác sĩ cũng buộc phải cắt bỏ một đoạn ruột non khoảng 70 cm bị xoắn hoại tử của bệnh nhi.

Tình huống lạ

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, nhận định đây là tình huống “lạ”, nhất là trong điều kiện việc tẩy giun được thực hiện một cách dễ dàng như hiện nay.

Theo bác sĩ Khanh, các trường hợp nhiễm giun sán nặng như trên chỉ xảy ra vào những năm 1980-1990, khi nền y tế còn gặp nhiều hạn chế.

Hiện nay, khoảng 40-50% trẻ em Việt Nam vẫn phải đối mặt với các bệnh về giun sán. Điều này xuất phát từ việc các bé có thói quen bò trên mặt đất và không kiểm soát được việc ăn uống, thường bỏ mọi thứ vào miệng.

Trẻ bị nhiễm giun thường có một số biểu hiện điển hình như suy dinh dưỡng, thiếu máu mạn tính, còi cọc… Thế nhưng, các vấn đề này vẫn có thể phòng ngừa được chỉ bằng một liều thuốc tẩy giun theo đúng định kỳ.

Dù hiện tại ý thức của phụ huynh về vấn đề tẩy giun cho trẻ đã được tăng cao, tại một vài địa phương, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vẫn chủ quan bỏ qua việc cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ.

Đây là những nơi thông tin y tế vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận người dân, người dân thường có bối cảnh gia đình nghèo khó và chưa đủ kiến thức phòng bệnh.

Bác sĩ Khanh nhấn mạnh bên cạnh vấn đề về ý thức, điều đáng lo ngại khác chính là ba mẹ vì mải mê công việc mà quên đi việc tẩy giun cho con. Sai lầm này có thể đẩy con đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu hay thậm chí là những hậu quả nghiêm trọng như tình huống bệnh nhi kể trên.

“Thuốc tẩy giun hiện nay rất lành tính, rẻ và dễ sử dụng, ba mẹ nên thực hiện tẩy giun định kỳ 3-6 tháng chứ không chờ đến khi cảm nhận con có dấu hiệu khác lạ mới vội vã can thiệp”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

giun san anh 1
Việc sử dụng thuốc tẩy giun (xổ giun, xổ lãi) là biện pháp được khuyến cáo trong phòng ngừa, điều trị các bệnh do giun sán gây ra. Ảnh: Shutterstock.

Lịch sổ giun cho trẻ và cách phòng ngừa

Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, cùng với một số thói quen ăn uống chưa phù hợp vệ sinh nên tạo điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển.

Theo Bộ Y tế, một số loại giun đường ruột phổ biến tại Việt Nam hiện nay là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc (Ancylostoma duodenale/Necator americanus).

Học sinh tiểu học, trẻ em lứa tuổi mầm non là những nhóm rất dễ mắc các bệnh về giun sán. Một số địa phương cũng đã ghi nhận tình trạng nhiễm giun ở trẻ 12-24 tháng tuổi. Hầu hết trường hợp nhiễm giun là do ăn phải trứng giun có trong thức ăn, nước uống bị ô nhiễm hoặc ấu trùng giun xâm nhập qua da.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần và tùy theo tình hình nhiễm giun của địa phương mà tần suất tẩy giun có thể khác nhau. Đặc biệt, cần tẩy giun khi đã có bằng chứng rõ ràng của việc nhiễm giun như đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, buồn nôn…

Trẻ dưới 2 tuổi vẫn có thể tẩy giun nhưng cần có chỉ định của bác sĩ để có liều lượng phù hợp.

Hiện nay, có 2 loại thuốc tẩy giun thường được dùng là Fugacar (Mebendazole) và Zentel (Albendazole). Liều lượng thuốc sử dụng phụ thuộc vào tuổi của trẻ:

  • Trẻ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200 mg hoặc Mebendazole 500 mg liều duy nhất.
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400 mg hoặc Mebendazole 500 mg liều duy nhất.

Trẻ có thể uống thuốc tẩy giun vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, không cần nhịn ăn. Cách uống thuốc tẩy giun chuẩn là nhai thuốc và uống lại với nước lọc. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể nghiền nhỏ thuốc và pha với nước.

Bên cạnh việc uống thuốc tẩy giun, ba mẹ cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau để hạn chế nguy cơ nhiễm giun sán:

  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay chơi đùa, tiếp xúc với đất
  • Luôn cắt móng tay sạch sẽ cho trẻ, bỏ thói quen mút tay
  • Luôn cho trẻ đi giày dép, không đi chân đất
  • Thực hiện ăn chín uống sôi…
  • Vệ sinh nhà cửa cũng như các dụng cụ đồ chơi sạch sẽ sau mỗi khi trẻ chơi

Trẻ em cũng có thể bị đột quỵ, nên phụ huynh cần lưu ý khi con có 4 dấu hiệu này

Đột quỵ vốn chỉ diễn ra ở nhóm người lớn tuổi hoặc những người có bệnh nền mãn tính, nay lại càng trẻ hóa – thậm chí trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng này. Việc xảy ra đột quỵ ở nhóm trẻ em thường là do một số yếu tố tiềm ẩn hoặc bệnh lý không rõ ràng, khiến phụ huynh ít chú ý đến.

Thông thường, đột quỵ là tình trạng mà các đối tượng người lớn tuổi, người mắc bệnh tim mạch hoặc các bệnh lý nền khác có nguy cơ cao gặp phải. Các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, thừa cân, béo phì hoặc lối sống ít vận động thường là tác nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Tuy nhiên, điều ít ai ngờ là trẻ em cũng có thể rơi vào tình trạng này, nhất là do một số yếu tố tiềm ẩn như rối loạn đông máu, bệnh tim bẩm sinh, hoặc tổn thương não bộ do té, va đập nhưng không bị trầy xước, xuất huyết ngoài.

Tre em cung bi dot quy, nen phu huynh can luu y khi con co 4 dau hieu nay

Trong nhiều trường hợp, những dấu hiệu ban đầu của đột quỵ ở trẻ em rất khó nhận diện và có thể bị xem nhẹ (Ảnh: Internet)

Khác với người lớn, đột quỵ ở trẻ em không xảy ra đột ngột mà thường diễn ra theo một tiến trình dài và âm thầm. Các biểu hiện của đột quỵ ở trẻ em có thể xuất hiện rồi biến mất một cách ngẫu nhiên, hoặc có thể lặp lại theo thời gian. Điều này khiến phụ huynh dễ dàng bỏ qua các dấu hiệu, cho rằng đó chỉ là những vấn đề sức khỏe tạm thời.

Tuy nhiên, chính những biểu hiện dù nhỏ này lại là những tín hiệu đầu tiên của cơ thể cho thấy não bộ trẻ đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, hiểu rõ và quan sát kỹ các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp phụ huynh bảo vệ sức khỏe cho con em mình. Trong đó, nên đưa trẻ đi khám ngay nếu phát hiện trẻ đang gặp 1 hoặc cả 4 dấu hiệu sau đây:

1. Trẻ thường xuyên bị đau đầu không rõ nguyên nhân

Đau đầu thường được xem là một triệu chứng bình thường ở trẻ em, nhưng nếu tình trạng này lặp đi lặp lại với tần suất cao và mức độ đau mạnh, phụ huynh cần cảnh giác. Những cơn đau đầu bất thường này có thể liên quan đến sự gián đoạn lưu thông máu trong não bộ, gây ra áp lực và đau đớn cho trẻ.

Tre em cung bi dot quy, nen phu huynh can luu y khi con co 4 dau hieu nay

Khi trẻ than phiền về đau đầu mà không rõ nguyên nhân cụ thể hoặc không liên quan đến các yếu tố như căng thẳng học hành hay sử dụng thiết bị điện tử quá mức, đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)

2. Trẻ đột nhiên tiểu/ ị ra quần

Khi trẻ đã đạt được kỹ năng tự chủ và biết đi vệ sinh một cách bình thường mà đột nhiên mất khả năng kiểm soát, tiểu hoặc đại tiện ra quần, đây có thể là một dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ đột quỵ.

Trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang hoặc ruột có thể do các vấn đề về tuần hoàn máu trong não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Sự gián đoạn này gây tác động trực tiếp đến các vùng não điều khiển hoạt động cơ bắp và kiểm soát bài tiết.

Nếu phụ huynh nhận thấy con mình đột ngột có biểu hiện này, cần đưa trẻ đi khám ngay để kiểm tra sức khỏe kỹ càng. Việc can thiệp kịp thời không chỉ giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng lâu dài mà còn đảm bảo an toàn cho trẻ trước các tình huống nguy hiểm.

3. Trẻ gặp khó khăn trong việc nói và vận động

Nếu phụ huynh thấy trẻ bất ngờ gặp khó khăn trong việc nói, chẳng hạn như nói không rõ ràng, lặp lại câu hoặc gặp khó khăn khi phát âm, điều này có thể là một tín hiệu cảnh báo.

Tre em cung bi dot quy, nen phu huynh can luu y khi con co 4 dau hieu nay

Đôi khi, trẻ cũng có thể gặp trở ngại khi di chuyển, chẳng hạn như đi lại khó khăn, yếu ở một bên cơ thể, hoặc mất thăng bằng (Ảnh: Internet)

Những vấn đề này có thể là dấu hiệu của tổn thương trong não, cần được thăm khám kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế để đánh giá nguy cơ đột quỵ.

4. Co giật không rõ nguyên nhân

Trẻ bị co giật mà không có tiền sử bệnh lý về thần kinh cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại. Co giật có thể xảy ra đột ngột và thường kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu cục bộ trong não, gây nên tổn thương và làm rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh. Nếu trẻ bị co giật và không có lý do rõ ràng, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay để loại trừ nguy cơ đột quỵ.

Phụ huynh nên làm gì khi phát hiện dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở trẻ?

Khi phát hiện các dấu hiệu trên, phụ huynh cần hành động ngay lập tức. Đầu tiên, hãy giữ bình tĩnh và trấn an trẻ, tránh để trẻ hoảng sợ. Sau đó, gọi cấp cứu để được hỗ trợ y tế kịp thời.

Trong thời gian chờ đợi, cố gắng để trẻ nằm nghiêng và giữ không gian yên tĩnh cho trẻ. Nếu trẻ có triệu chứng co giật, hãy tránh đặt bất cứ vật gì vào miệng trẻ và cố gắng bảo vệ trẻ khỏi các chấn thương.

Đưa trẻ đi khám và theo dõi sức khỏe thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro tiềm ẩn.

Đột quỵ ở trẻ em là một tình trạng hiếm gặp nhưng không phải là không có khả năng xảy ra. Việc nắm bắt các dấu hiệu cảnh báo là bước đầu tiên để phụ huynh có thể bảo vệ con mình khỏi nguy cơ đột quỵ. Bằng cách quan sát kỹ và đưa trẻ đi thăm khám khi có dấu hiệu bất thường, phụ huynh không chỉ phòng ngừa được các nguy cơ nghiêm trọng mà còn đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho trẻ trong những năm tháng đầu đời.

7 cách cho mẹ bầu không còn đau vùng chậu khi mang thai

Mang thai là một giai đoạn tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách đối với cơ thể người phụ nữ. Trong số những khó khăn phổ biến, đau vùng chậu là vấn đề nhiều mẹ bầu gặp phải, gây ra không ít sự khó chịu và cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Đau vùng chậu khi mang thai là hiện tượng phổ biến, xảy ra do sự thay đổi về trọng lượng và cấu trúc của cơ thể trong suốt thai kỳ. Khi tử cung phát triển để chứa thai nhi, cơ và dây chằng vùng chậu phải chịu áp lực lớn hơn, dẫn đến sự căng cơ và đau đớn. Hormone relaxin cũng đóng vai trò trong việc làm lỏng các khớp và dây chằng, khiến vùng xương chậu dễ bị tổn thương hơn.

7 cach cho me bau khong con dau vung chau khi mang thai

Thêm vào đó, sự thay đổi tư thế, cân nặng tăng lên và sự di chuyển của thai nhi cũng có thể góp phần gây đau vùng chậu cho các mẹ bầu (Ảnh: Internet)

Tình trạng này thường xuất hiện ở giữa hoặc cuối thai kỳ và có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu không có biện pháp chăm sóc phù hợp.

1. Tập các bài tập giãn cơ và yoga nhẹ nhàng

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm đau vùng chậu là thực hiện các bài tập giãn cơ và yoga nhẹ nhàng. Những bài tập này không chỉ giúp tăng cường sự linh hoạt cho các cơ bắp và dây chằng xung quanh vùng chậu mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu.

7 cach cho me bau khong con dau vung chau khi mang thai

Mẹ bầu có thể lựa chọn những động tác đơn giản như nghiêng chậu, căng duỗi lưng dưới hay bài tập tư thế con mèo – con bò (Ảnh: Internet)

Yoga không chỉ là cách giảm đau mà còn giúp giảm căng thẳng tinh thần, mang lại cảm giác thư giãn trong suốt thai kỳ.

2. Thay đổi tư thế ngồi và đứng đúng cách

Tư thế ngồi và đứng không đúng có thể là nguyên nhân chính gây ra đau vùng chậu. Khi ngồi, mẹ bầu nên chọn ghế có đệm êm, luôn giữ thẳng lưng và tránh ngồi ở tư thế khoanh chân.

Khi đứng lên, hãy tránh nghiêng người về phía trước hoặc sau quá mức. Tư thế đúng sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống và vùng chậu. Ngoài ra, khi di chuyển hoặc đứng, nên giữ tư thế cân bằng và hạn chế mang vác đồ nặng, tránh tạo thêm áp lực không cần thiết lên vùng này.

3. Sử dụng đai hỗ trợ cho vùng bụng và chậu

Đai hỗ trợ là một biện pháp hữu ích để giảm đau vùng chậu. Loại đai này giúp nâng đỡ bụng bầu và làm giảm áp lực lên vùng lưng dưới và hông. Đặc biệt với những mẹ bầu thường xuyên phải di chuyển hoặc đứng lâu, việc đeo đai sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn và hỗ trợ cơ thể tốt hơn trong việc giữ thăng bằng.

7 cach cho me bau khong con dau vung chau khi mang thai

Đai hỗ trợ có nhiều loại và kích cỡ khác nhau, do đó mẹ bầu nên lựa chọn loại đai phù hợp với cơ thể mình (Ảnh: Internet)

4. Tránh mang giày cao gót và sử dụng giày dép thoải mái

Giày cao gót có thể khiến tư thế đứng của mẹ bầu trở nên mất cân bằng, tạo áp lực lớn hơn lên vùng chậu và lưng dưới. Thay vì sử dụng giày cao gót, mẹ bầu nên chọn những đôi giày dép có đế bằng, êm ái, có khả năng hỗ trợ tốt cho bàn chân.

Giày thoải mái không chỉ giúp giảm đau mà còn giảm thiểu nguy cơ ngã hay vấp phải trong thai kỳ, điều này rất quan trọng để bảo vệ cả mẹ và bé.

5. Nghỉ ngơi hợp lý và tránh hoạt động quá sức

Mẹ bầu cần đảm bảo rằng cơ thể mình luôn được nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động gây căng thẳng cho vùng chậu. Khi nghỉ ngơi, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực lên tử cung và cải thiện tuần hoàn máu đến thai nhi.

Ngoài ra, nên kê một chiếc gối dưới bụng và giữa hai đầu gối để giảm đau và tạo cảm giác thoải mái hơn khi ngủ. Điều quan trọng là không nên hoạt động quá mức hoặc đứng quá lâu, vì điều này sẽ làm tăng cường áp lực lên vùng chậu.

6. Tham gia các lớp học thể dục cho bà bầu

Nhiều trung tâm thể dục hiện nay có các lớp học chuyên biệt dành cho phụ nữ mang thai, tập trung vào việc rèn luyện thể chất một cách an toàn và hiệu quả. Tham gia các lớp học này không chỉ giúp mẹ bầu vận động cơ thể một cách khoa học mà còn là cơ hội để được hướng dẫn bởi các chuyên gia về những động tác giúp giảm đau vùng chậu.

Các bài tập như đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội hay thể dục dưới nước cũng là những lựa chọn tốt để giảm thiểu cơn đau.

7. Thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời

Nếu tình trạng đau vùng chậu kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đôi khi, cơn đau vùng chậu có thể do các vấn đề phức tạp hơn như rối loạn chức năng khớp chậu.

Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như vật lý trị liệu, sử dụng thuốc giảm đau an toàn cho bà bầu hoặc thậm chí hướng dẫn các bài tập đặc biệt để giảm cơn đau hiệu quả hơn.

Đau vùng chậu là một vấn đề phổ biến nhưng không phải là không có cách giảm thiểu. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng những phương pháp chăm sóc hợp lý sẽ giúp mẹ bầu trải qua thai kỳ dễ chịu hơn. Quan trọng hơn cả, mẹ bầu cần lắng nghe cơ thể mình và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo thai kỳ luôn diễn ra an toàn và thoải mái.

Thông liên thất – dị tật tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ em

Thông liên thất chiếm 15 – 20% tổng số ca bệnh tim bẩm sinh. Bệnh thông liên thất gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ với nhiều biến chứng nguy hiểm như chậm lớn, suy tim ứ huyết, nhiễm trùng phổi, tăng áp động mạch phổi… và có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Sản phụ 23w, siêu âm 4D tại PKĐK Bình An phát hiện thông liên thất phần cơ ở em bé , chuyển lên BV Từ Dũ siêu âm xác nhận và theo dõi.

Sản phụ 23w, siêu âm 4D tại PKĐK Bình An phát hiện thông liên thất phần cơ ở em bé , chuyển lên BV Từ Dũ siêu âm xác nhận và theo dõi.

1. Bệnh thông liên thất là gì?

Bệnh thông liên thất hay còn có tên viết tắt tiếng Anh là VSD, là một dạng bệnh tim bẩm sinh phổ biến nhất hiện nay.

Trong cơ thể con người, hai tâm thất chính là hai ngăn ở phần dưới của tim và chúng được phân cách nhau bởi vách ngăn. Trong đó phía bên trái của tim sẽ thường bơm máu với áp lực mạnh và chứa nhiều oxy (hơn so với bên phải) ra động mạch chủ để nuôi toàn cơ thể. Thông liên thất là tồn tại 1 hay nhiều lỗ nằm trên vách ngăn giữa hai tâm thất này. Nếu lỗ thông lớn có thể gây suy tim, tổn thương phổi không hồi phục và dẫn đến tử vong.

Sản phụ siêu âm xác nhận tại BV Từ dũ , khẳng định em bé bị thông liên thất bẩm sinh, đề nghị theo dõi

Sản phụ siêu âm xác nhận tại BV Từ dũ , khẳng định em bé bị thông liên thất phần cơ.

2. Thông liên thất có triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng của thông liên thất của bé thường xuất hiện sau vài ngày, vài tuần sau khi sinh. Với một trẻ sơ sinh có thông liên thất lỗ nhỏ sẽ không có triệu chứng gì. Trẻ có lỗ thông lớn lâu ngày có thể gây tím môi và móng tay do thiếu oxy, ngón tay chân hình dùi trống do máu đen từ bên thất phải đi qua lỗ thông trộn với máu đỏ bên thất trái (Hội chứng Eisenmenger).

Các triệu chứng thông liên thất lớn ở trẻ cụ thể gồm:

  • Da, môi và móng tay luôn trong tình trạng xanh tím do thiếu oxy.
  • Ăn uống kém, không tăng cân.
  • Bé thở nhanh, thở gấp hoặc khó thở.
  • Bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, yếu.
  • Bé bị khó thở khi ăn hoặc khi khóc.
  • Chân, bàn chân hoặc bụng của bé bị sưng phù.
  • Tim đập nhanh hoặc nhịp tim không đều.

3. Nguyên nhân và biến chứng của thông liên thất ở trẻ

Thông liên thất ở trẻ thường không có nguyên nhân rõ ràng, có thể do bất thường trong quá trình phát triển tim của bé trong bào thai. Trong quá trình mang thai mẹ bị nhiễm virus Rubella, bị bệnh tiểu đường, dùng ma túy, rượu, hoặc các chất kích thích khác được coi là nguyên nhân gây ra các loại bệnh dị tật tim bẩm sinhCác biến chứng thông liên thất ở trẻ gồm:

● Với thông liên thất lỗ nhỏ ít khi có biến chứng, trẻ vẫn sinh hoạt và phát triển bình thường.

  • Thông liên thất lỗ lớn có nhiều biến chứng nguy hiểm như:
    • Suy dinh dưỡng: suy dinh dưỡng thường đi kèm với suy tim, nhiễm trùng tái phát, ăn uống kém.
    • Viêm phổi: nhiễm trùng phổi tái phát nhiều lần với biểu hiện lâm sàng như sốt, ho, khó thở, thở nhanh, co kéo cơ liên sườn, rút lõm ngực, trẻ chán ăn.
    • Suy tim ứ huyết: Do sự gia tăng lưu lượng máu qua tim phải, lên phổi mà tim phải làm việc nhiều hơn bình thường. Lâu ngày tim dãn, ứ máu và không thể bơm máu hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu máu cho các bộ phận trong cơ thể. Các triệu chứng của suy tim do thông liên thất ở trẻ như khó thở hoặc đổ mồ hôi khi bú hoặc gắng sức, thở nhanh, thở co kéo, thở rên ngay cả khi nghỉ ngơi.
    • Tăng áp động mạch phổi nặng với hội chứng Eisenmenger
    • Các biến chứng khác như loạn nhịp tim, tắc mạch máu não hoặc áp xe não.

4. Phương pháp điều trị bệnh thông liên thất

Diễn tiến của các thể thông liên thất rất đa dạng. Do đó, việc điều trị sẽ cần phải dựa vào những yếu tố như: huyết động, tuổi, tổn thương giải phẫu, áp lực động mạch phổi, đáp ứng của người bệnh với điều trị nội.

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị thông liên thất chính gồm: phẫu thuật tim hở và can thiệp đóng thông liên thất qua da.

Hiện nay, FDA (cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) chỉ cho phép thực hiện can thiệp đóng thông liên thất qua da trên những bệnh nhân có lỗ thông nhỏ phần cơ, ở mỏm hay sau biến chứng nhồi máu cơ tim.

Chỉ định đóng lỗ thông bằng phẫu thuật tim hở tùy thuộc vào vị trí, kích thước lỗ thông, bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa, hay có bệnh lý tim bẩm sinh khác đi kèm.

Các trường hợp sau phẫu thuật, chưa phẫu thuật hoặc không cần phẫu thuật cần phòng các biến chứng về viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Điều trị thông liên thất có khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị chuẩn xác ở các cơ sở y tế uy tín.

⭐️ SIÊU ÂM 4D – 5D tại PKĐK BÌNH AN ⭐️
👩‍⚕️ Thời điểm lý tưởng để thực hiện siêu âm 4D – 5D thường vào khoảng thời gian tuần thai thứ 17 – 28. Tuy nhiên bạn nên tham khảo Bác sĩ của bạn để nhận những lời khuyên tốt nhất về thời điểm nên siêu âm 4D – 5D.
⛔️Lưu ý trong siêu âm thai 4D-5D
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, siêu âm 5D an toàn và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra siêu âm 5D cũng giúp các bác sĩ phát hiện ra bất cứ dị tật nào của thai nhi để sàng lọc trước khi sinh.
🏅Tuy nhiên không phải cơ sở y tế nào cũng đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị y tế để tiến hành phương pháp siêu âm này an toàn cho cả mẹ và bé
⚡️⚡️⚡️Dịch vụ Siêu âm 5D hiện đại, hình ảnh rõ nét tại PKĐK Bình An
Dịch vụ siêu âm thai 4D vốn đã có những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên với trang thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu USA ( GE P7, MEDISON). PKĐK Bình An đã triển khai và đưa vào hoạt động Dịch vụ siêu âm 5D.
Hình ảnh rõ nét trên màn hình rộng.
😍Đặc biệt, siêu âm thai 5D cho hình ảnh sống động trực quan nhất về bé giúp phát hiện sớm bệnh lý về thai nhi, cho phép đánh giá cấu trúc tim thai nhi, tìm kiếm các rối loạn tiềm ẩn trong dòng chảy của máu, từ đó phát hiện chính xác dị tật tim bẩm sinh ngay từ những tháng đầu của thai kỳ
💧 KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH – PKĐK BÌNH AN 💧

 

 

Nguyên nhân gây ho đờm lâu ngày không dứt

Ho có đờm lâu ngày không khỏi không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng lưu ý.

Chất nhầy trong cổ họng thường xuất hiện khi bạn bị ho, cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn có nhận thấy mình bị ho có đờm liên tục không? Dưới đây là những nguyên nhân gây ra đờm nhiều lâu khỏi mà không phải ai cũng biết.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Theo Healthshots, nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn cảm lạnh thông thường, cúm, viêm phế quản và viêm phổi, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng dư thừa chất nhầy.

Khi phát hiện sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh như virus hoặc vi khuẩn trong đường hô hấp, cơ thể phản ứng bằng cách tăng sản xuất chất nhầy để bẫy và trục xuất những kẻ xâm lược này.

Dị ứng

Phản ứng dị ứng với các hạt trong không khí như phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng hoặc nấm mốc có thể gây ra phản ứng viêm ở các đường mũi và xoang. Tình trạng viêm này kích thích niêm mạc sản xuất nhiều chất nhầy hơn như một phần trong nỗ lực của cơ thể nhằm loại bỏ các chất gây dị ứng.

Chảy dịch mũi sau

Chảy dịch mũi sau xảy ra khi chất nhầy dư thừa tích tụ ở phía sau họng và đường mũi, thường do các tình trạng như dị ứng, viêm xoang hoặc viêm mũi. Chất nhầy dư thừa này có thể gây kích ứng họng, dẫn đến ho, hắng giọng và có cục u trong họng.

Hút thuốc

Hút thuốc, bao gồm thuốc lá, xì gà hoặc thuốc lá điện tử, có thể gây kích ứng đường hô hấp và làm suy yếu cơ chế phòng vệ tự nhiên của đường hô hấp.

Các hóa chất trong khói thuốc lá gây kích ứng niêm mạc, khiến chúng sản xuất nhiều đờm hơn như một phản ứng bảo vệ. Hút thuốc lá mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Mất nước

Việc cung cấp đủ nước là điều cần thiết để duy trì độ nhớt thích hợp của đờm. Khi cơ thể bị mất nước, đờm sẽ đặc và dính hơn, khiến việc đẩy các mầm bệnh và chất gây kích ứng ra ngoài trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, tình trạng mất nước có thể làm suy yếu chức năng của niêm mạc, làm giảm khả năng sản xuất đủ lượng chất nhầy.

Thời tiết khô

Mũi làm ẩm và ấm không khí hít vào bằng hơi ẩm bốc hơi từ niêm mạc mũi. Khi tiếp xúc với thời tiết khô và lạnh, niêm mạc mũi bị kích ứng và viêm, đồng thời sản xuất nhiều chất nhầy hơn.

Mẹo để đối phó và loại bỏ sớm đờm trong cổ họng, giảm ho hiệu quả:

  • Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy, giúp dễ tống ra ngoài hơn
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tạo không khí ẩm có thể làm dịu các mô bị kích ứng ở cổ họng và giúp làm loãng đờm
  • Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm viêm và làm loãng đờm
  • Tránh xa khói thuốc, chất gây ô nhiễm và các chất kích thích khác
  • Các loại thuốc không kê đơn như thuốc thông mũi hoặc thuốc long đờm có thể giúp làm sạch đờm trong cổ họng
  • Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với người bệnh
  • Ngủ với đầu hơi cao có thể ngăn đờm tích tụ ở cổ họng qua đêm, giúp giảm khó chịu.

3 kiểu sốt cảnh báo nguy hiểm ở trẻ

Sốt là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, nhưng nếu nhiệt độ quá cao, kéo dài hơn 5 ngày hoặc kèm theo cứng cổ, cha mẹ nên đưa con đến viện.

Sốt là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ và cha mẹ không nên hoảng sợ, nhưng vẫn phải thận trọng và kiên nhẫn khi xử trí.

Bất cứ nhiệt độ nào trên 37,5 độ C đều được coi là sốt. Một số biểu hiện khi sốt ở trẻ cha mẹ cần chú ý và nên đưa con đi viện ngay.

Sốt quá cao

Sốt được xem là quá cao khi nhiệt độ từ 38 độ C trở lên ở trẻ dưới 3 tháng tuổi; cao hơn 38,3 độ C ở trẻ 3-6 tháng; hoặc cao hơn 39,4 ở trẻ 6 tháng đến 2 tuổi.

Chia sẻ trên tạp chí Parents, tiến sĩ Anita Chandra-Puri, Học viện Nhi khoa Mỹ, cho biết khi cơn sốt xuất hiện, con số trên nhiệt kế không quan trọng bằng tình trạng của con bạn.

Nhiệt độ của trẻ khi bị sốt có thể thay đổi từ 38 độ C đến hơn 41 độ C. Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn sốt tại nhà, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để đánh giá nguyên nhân có thể gây sốt.

Nói chung, nhiệt độ có thể tăng giảm, lên tới 39 độ C và cao hơn. Nếu nhiệt độ vượt quá 40 độ C, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ và nếu vượt quá 41 độ C, con bạn thậm chí có thể phải đến bệnh viện.

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bất kỳ cơn sốt nào, thậm chí trên 38 độ C, đều cần đến bệnh viện để được kiểm tra xem có bị nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng nước tiểu hoặc nhiễm trùng màng não hay không.

Sốt kéo dài

Sốt kéo dài xảy ra khi tình trạng bệnh không giảm hoặc kéo dài hơn 5 ngày.

Nếu bạn cho con uống thuốc hạ sốt như Acetaminophen hoặc Ibuprofen và con số trên nhiệt kế không thay đổi trong vòng 4-6 giờ, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng có thể quá mạnh khiến cơ thể không thể chống chọi được và cần kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân.

Cơn sốt do một loại virus thông thường như cảm lạnh hoặc cúm gây ra thường hết trong vòng 5 ngày. Bệnh tồn tại lâu hơn – ngay cả khi ở mức độ thấp – có thể do nhiễm trùng như viêm phổi do vi khuẩn, cần điều trị bằng kháng sinh.

Sốt kèm theo đau đầu, cứng cổ

Sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban như vết bầm tím hoặc trông giống những chấm đỏ nhỏ.

Tiến sĩ Alanna Levine, bác sĩ nhi khoa tại Orangetown Pediatrics, ở Tappan, New York (Mỹ), khuyến cáo cha mẹ hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, cần được chăm sóc y tế.

Chủ động xét nghiệm NIPT sẽ giúp mẹ phát hiện 5 vấn đề bất thường của thai nhi sau đây

Có nhiều trường hợp thai nhi phát triển không đúng cách, dẫn đến những bất thường mà nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao xét nghiệm NIPT đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp mẹ phát hiện sớm các vấn đề bất thường của thai nhi.

Theo các chuyên gia sản khoa, bất thường thai nhi là thuật ngữ nhằm chỉ những thay đổi hoặc đột biến trong quá trình phát triển của bé từ giai đoạn thai kỳ. Các bất thường này có thể liên quan đến nhiễm sắc thể, gen di truyền hoặc các dị tật về hình thái.

Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, những bất thường này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, thai lưu, hoặc khi sinh ra, bé có thể mắc các bệnh lý nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.

Đối với các mẹ bầu, việc theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường là rất quan trọng, không chỉ để đảm bảo sức khỏe cho con mà còn giúp tránh các biến chứng nguy hiểm cho bản thân.

Muốn phát hiện sớm các bất thường thai, sản phụ thường được khuyên nên thực hiện xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing – xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn,) ở tuần 10 – 12 của thai kỳ. Mục đích của xét nghiệm này là để phát hiện sớm các bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể của thai nhi. NIPT dựa trên việc phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu của người mẹ, giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn di truyền tiềm ẩn ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ.

Chu dong xet nghiem NIPT se giup me phat hien 5 van de bat thuong cua thai nhi sau day

Phương pháp này an toàn, không gây đau đớn, và không đe dọa đến thai nhi hay người mẹ, vì chỉ cần lấy một mẫu máu từ người mẹ (Ảnh: Internet)

So với các phương pháp xét nghiệm xâm lấn truyền thống, NIPT mang lại độ chính xác cao hơn trong việc phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể – hiệu quả nhất là với 5 vấn đề sau đây:

1. Hội chứng Down (Trisomy 21)

Hội chứng Down là một trong những rối loạn nhiễm sắc thể phổ biến nhất, xảy ra do sự hiện diện của ba bản sao nhiễm sắc thể 21 thay vì hai bản sao như thông thường.

Chu dong xet nghiem NIPT se giup me phat hien 5 van de bat thuong cua thai nhi sau day

Thai nhi mắc hội chứng này thường gặp các vấn đề về trí tuệ, chậm phát triển và có các dị tật về tim mạch, đường tiêu hóa (Ảnh: Internet)

NIPT là công cụ hiệu quả giúp phát hiện sớm hội chứng Down với độ chính xác cao, từ đó cho phép các bác sĩ và gia đình có kế hoạch chăm sóc phù hợp ngay từ đầu.

2. Hội chứng Edwards (Trisomy 18)

Hội chứng Edwards là một bất thường nghiêm trọng hơn hội chứng Down, gây ra nhiều dị tật lớn ở tim, phổi, và hệ thống thần kinh trung ương. Thai nhi mắc phải hội chứng này có tỷ lệ sống sót thấp sau khi sinh và thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu sinh ra.

NIPT giúp phát hiện nguy cơ hội chứng Edwards từ rất sớm, mang lại cơ hội cho gia đình và bác sĩ cân nhắc các quyết định quan trọng liên quan đến thai kỳ.

3. Hội chứng Patau (Trisomy 13)

Tương tự như hội chứng Down và Edwards, hội chứng Patau là kết quả của việc dư một nhiễm sắc thể thứ 13. Hội chứng này thường dẫn đến các dị tật nghiêm trọng về não, tim và nhiều cơ quan khác, làm giảm khả năng sống sót của thai nhi sau khi sinh.

Thông qua xét nghiệm NIPT, hội chứng Patau có thể được phát hiện sớm, giúp giảm thiểu nguy cơ cho cả mẹ và bé.

4. Bất thường nhiễm sắc thể giới tính (X hoặc Y)

Ngoài các bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể tự thân, NIPT còn có khả năng phát hiện những bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, chẳng hạn như hội chứng Turner (thiếu một nhiễm sắc thể X ở bé gái) hoặc hội chứng Klinefelter (bé trai có thêm một nhiễm sắc thể X).

Những bất thường này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý và khả năng sinh sản sau này của trẻ, và việc phát hiện sớm qua NIPT giúp gia đình có kế hoạch chăm sóc và điều trị thích hợp.

5. Mosaicism (Bất thường về số lượng tế bào có nhiễm sắc thể bất thường)

Mosaicism xảy ra khi thai nhi có một số tế bào với nhiễm sắc thể bình thường và một số khác với nhiễm sắc thể bất thường. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề về phát triển, và các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào số lượng tế bào bị ảnh hưởng.

Chu dong xet nghiem NIPT se giup me phat hien 5 van de bat thuong cua thai nhi sau day

Xét nghiệm NIPT giúp phát hiện mosaicism, từ đó bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp can thiệp hoặc theo dõi sức khỏe thai nhi một cách cẩn thận (Ảnh: Internet)

Chủ động xét nghiệm NIPT là một bước quan trọng giúp mẹ bầu phát hiện sớm các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi. Không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bé, việc thực hiện NIPT còn giúp gia đình có cơ hội chuẩn bị tốt hơn về mặt tinh thần và tài chính để chăm sóc thai kỳ và đứa trẻ sau khi sinh. Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ y học hiện đại, NIPT mang đến một giải pháp an toàn và hiệu quả, giúp giảm thiểu những lo lắng và rủi ro cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Mẹ tiểu đường thai kỳ có sinh con dị tật?

Tôi mang thai 24 tuần, mới phát hiện tiểu đường thai kỳ. Làm thế nào kiểm soát đường huyết an toàn, mẹ bầu bị tiểu đường có sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh không? (Tú Vy, Thuận an, Bình Dương)

Trả lời:

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ cao. Khoảng 7% phụ nữ mang thai gặp tình trạng này.

Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gặp các biến chứng như tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sinh khó, phải sinh mổ, phát triển bệnh tiểu đường sau sinh, từ đó tăng nguy cơ bệnh tim mạch về lâu dài. Thai nhi dễ bị sinh non, rối loạn tăng trưởng, thai lưu. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ.

Chị được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở tuần thai 24. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi, chị cần kiểm soát lượng đường trong máu bằng những cách dưới đây.

Kiểm soát ăn uống: Chế độ ăn phải đáp ứng hai yêu cầu là duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo, chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Thực đơn lý tưởng gồm 10-20% lượng calo đến từ nguồn protein (động vật và thực vật), dưới 30% lượng calo đến từ chất béo chưa bão hòa, ít hơn 10% calo đến từ chất béo bão hòa và 40% calo còn lại là carbohydrate.

Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ: Nạp lượng calo vừa đủ, nếu chị có cân nặng trung bình cần khoảng 2.200-2.500 calo một ngày. Trường hợp chị thừa cân, con số này giảm xuống khoảng 1.800 calo một ngày.

Tập thể dục: Cơ thể sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn khi tập thể dục, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Thai phụ thực hiện các bài tập ở mức độ nhẹ đến trung bình trong 15-30 phút mỗi ngày.

Kiểm tra lượng đường trong máu: Chị nên kiểm tra thường xuyên, trước và sau bữa ăn 1-2 giờ nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị.

Điều trị: Nếu lượng đường trong máu vẫn cao dù chị đã thay đổi lối sống, chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, chị cần điều trị tiểu đường nhằm bảo vệ thai nhi. Bác sĩ Sản khoa có thể phối hợp cùng bác sĩ Nội tiết, Dinh dưỡng xây dựng phác đồ kiểm soát đường huyết của chị trong giới hạn cho phép.

Hiện, nhờ hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ có thể tầm soát phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh từ tuần thứ 17-18 thai kỳ bằng kỹ thuật siêu âm tim. Từ đó, bác sĩ theo dõi và có hướng điều trị phù hợp ngay khi trẻ chào đời.

Sau khi chị vượt cạn an toàn, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo lượng đường trong máu trở lại bình thường. Tiếp đó, chị cần kiểm tra lại đường huyết khoảng 4-12 tuần sau sinh và định kỳ mỗi năm.

⛔CÁC BỆNH LÝ NGUY HIỂM CÓ THỂ XẨY RA TRONG THỜI KỲ MANG THAI ⛔

Trong khi mang thai, có những vấn đề cần quan tâm như sẩy thai, sinh non, hội chứng cao huyết áp hay đái tháo đường thai kỳ. Hãy nắm những kiến thức đúng để quản lý sức khỏe cho tốt.
❌ SẨY THAI:
80% các ca sẩy thai xảy ra ở thời kỳ sớm (dưới 12 tuần) của thai kỳ. Nguyên nhân thường là do hở eo cổ tử cung, viêm nhiễm, tử cung dị dạng, u xơ tử cung, bất thường nhiễm sắc thể (hay gặp trong trường hợp sẩy thai từ 3 lần trở lên), bệnh tự miễn,… Triệu chứng thường là ra máu âm đạo, đau bụng,. Nếu được chẩn đoán là dọa sẩy thai, hãy sinh hoạt nhẹ nhàng và đến các cơ sở sản khoa để được tư vấn và thăm khám sớm!
❌ THAI NGOÀI TỬ CUNG:
Đây là hiện tượng khá thường gặp, chiếm tỷ lệ từ 1/200-500 thai phụ. Trong trường hợp thấy đau bụng, ra máu trong thời kỳ thai nghén cần đến cơ sở y tế để được thăm khám điều trị kịp thời.
❌ THAI TRỨNG:
Là bệnh lý của các gai nhau tạo nên nhau thai tăng trưởng bất thường trong tử cung Nguyên nhân được nói đến là do bất thường nhiễm sắc thể của trứng thụ tinh. Biểu hiện của bệnh là ra máu và nghén nặng, siêu âm không thấy túi thai và lượng hCG trong nước tiểu tăng cao. Cần đến bệnh viện sớm để được can thiệp nạo vét tổ chức lấp đầy lòng tử cung sau đó kiểm tra định kỳ để dự phòng biến chứng bất thường khác.
❌ HỘI CHỨNG CAO HUYẾT ÁP THAI KỲ:
(Huyết áp thai kỳ): Hội chứng cao huyết áp thai kỳ biểu hiện bằng tình trạng huyết áp tối đa cao trên 140 mmHg, huyết áp tối thiểu từ 90 mmHg trở lên. Khi huyết áp cao, sự lưu thông máu đến nhau thai bị kém đi, oxy và chất dinh dưỡng được truyền đến cho thai bị thiếu, có thể dẫn đến mẹ bị sản giật, nhau bong non, xuất huyết não,…
❌ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ (ĐTĐTK):
Lượng đường trong máu tăng lên do tác dụng của insulin (hooc môn của tuyến tụy) không phát huy hiệu quả trong khi mang thai được gọi là bệnh đái tháo đường trong thai kỳ. Khi khám thai bạn sẽ được làm xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số đường huyết. Để ngăn ngừa bệnh tiến triển cần khám thai đều đặn và hầu hết các bà mẹ sẽ khỏi bệnh sau khi sinh, nhưng để dự phòng trong tương lai, mẹ nên vận động vừa phải, kiểm soát cân nặng (bớt đồ ngọt, béo, nên ăn nhạt), giảm căng thẳng, điều chỉnh chế độ sinh hoạt.
❌ SINH NON, DỌA SINH NON:
Nguyên nhân chính của sinh non là do các bệnh truyền nhiễm, các biến chứng. Thai nhi được sinh ra từ tuần thứ 22 đến trước khi đủ 37 tuần gọi là sinh non, chiếm khoảng 6% số trường hợp mang thai. 60% ca sinh non mẹ có nhiễm trùng tử cung (đa số là viêm màng ối do vi khuẩn) hoặc hở eo cổ tử cung khiến không giữ được thai. Ngoài ra, còn do một số biến chứng bệnh của mẹ như nhau bong non, nhau tiền đạo, suy thai bắt buộc phải can thiệp lấy thai ra sớm hơn dự định.
❌ NHAU BONG NON:
Khi em bé được sinh ra, nhau thai sẽ bong ra khỏi thành tử cung rồi được tống ra ngoài. Trường hợp nhau bong ra từ trước khi thai ra được gọi là nhau bong non. Nguyên nhân có thể là do cao huyết áp thai kỳ hoặc mẹ bị chấn thương đập bụng hay té ngã. Các dấu hiệu của nhau bong non cũng tương tự như trường hợp dọa sinh non là ra máu và đau bụng dữ dội, bụng cứng như gỗ, giảm hoặc mất cử động thai nhi. Khi thấy các dấu hiệu này, bạn phải đi đến bệnh viện ngay bằng xe cứu thương. Đa số các trường hợp nhau bong non sẽ được mổ lấy thai ngay lập tức.
❌ ĐA ỐI, THIỂU ỐI:
Lượng nước ối cuối thai kỳ thường vào khoảng 500ml, nếu từ 1500ml trở nên thì gọi là đa ối, nếu dưới 100ml thì gọi là thiểu ối. Trên lâm sàng dựa vào chỉ số ối khi siêu âm (ở 4 góc):
+ Nếu ≤ 5cm hay chỗ góc sâu nhất ≤ 2 cm: Thiểu ối
+ Nếu ≥ 25cm hay chỗ góc sâu nhất ≥ 8 cm: Đa ối
Nguồn: Cẩm Nang Lần Đầu Làm Mẹ & Nuôi con