Góc Mẹ và Bé sẽ là nơi chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi dạy con khôn lớn

Sốt xuất huyết khi mang thai: điều bạn cần lưu ý

Sốt xuất huyết là bệnh gây ra do vi-rút Dengue, lây truyền qua vết đốt của muỗi nhiễm bệnh. Sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc-xin phòng ngừa nhưng phát hiện sớm và đến sớm các cơ sở y tế để được chăm sóc y tế đúng cách có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 1%.

Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho mẹ và thai nhi. Ở phụ nữ mang thai, vi-rút có khả năng gây bệnh nặng hơn do sự suy giảm hệ miễn dịch trong thai kỳ. Người bệnh sốt xuất huyết có thể tử vong do thoát huyết tương hoặc xuất huyết nặng gây sốc giảm thể tích.

Ngoài ra, một phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có thể gây nên các tác động xấu cho thai như trẻ sinh nhẹ cân, sinh non hoặc thậm chí là tử vong cho thai nhi. Nếu mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong khi sinh, khả năng băng huyết sau sinh là rất cao.

Việt nam là một quốc gia nằm trong vùng dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết. Mùa dịch thường bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao điểm vào các tháng 7,8,9,10. Các biện pháp kiểm soát trung gian truyền bệnh, hạn chế bị muỗi đốt là phương pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh sốt xuất huyết. Nếu không may nhiễm bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết và thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng cũng như nhận biết các dấu hiệu bệnh nặng để có thể can thiệp kịp thời.

Hình minh họa – nguồn internet

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như các bệnh nhân khác. Triệu chứng khá giống với cảm cúm, biểu hiện thường là sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, liên tục, khó hạ sốt, kéo dài từ 2-7 ngày, kèm theo đau đầu, sau đó nổi ban và có dấu hiệu chấm xuất huyết ngoài da. Khi sốt xuất huyết diễn tiến nặng sẽ có triệu chứng chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, cơ thể mất nước, khát nước, tiểu ít, đau bụng, nôn ói nhiều, tay chân lạnh, vật vã. Nặng hơn sẽ có biểu hiện choáng, mạch nhanh, huyết áp tụt. Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng thường bắt đầu xuất hiện từ 3 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, mẹ bầu cần thực hiện ngay các biện pháp sau nhằm giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng:

  • Đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán xác định bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
  • Hạ sốt bằng paracetamol 10-15mg/kg cân nặng nếu sốt trên 38 độ C.
  • Uống thật nhiều nước và các loại nước trái cây giàu vitamin C.
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
  • Mặc thoáng mát, nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại.
  • Nếu gần ngày dự sinh, bạn nên chọn sinh tại các bệnh viện lớn, có khả năng xử trí kịp thời các biến chứng nguy hiểm xảy ra trong và sau sinh cho mẹ và bé.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị và những hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nếu mẹ bầu đang tự theo dõi tại nhà và có một trong các dấu hiệu bệnh nặng sau đây, bạn nên đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời:

  • Đau bụng dữ dội hoặc đau cơ
  • Nôn ói liên tục (ít nhất 3 lần trong 1 giờ)
  • Chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng
  • Nôn ra máu hoặc có máu trong phân.
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Cảm thấy mệt mỏi nhiều, tay chân lạnh, vật vã, lừ đừ.

Tuy nhiên, phòng bệnh mới là biện pháp hữu hiệu nhất để mẹ bầu tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Dưới đây là một số cách phòng bệnh sốt xuất huyết theo trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC):

  • Dành 10 – 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, thu dọn, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh lăng quăng. Lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 01 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối,…
  • Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.
  • Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.
  • Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.
Nguồn : Bệnh viện Từ Dũ

Cảnh giác bệnh do não mô cầu

Bệnh do não mô cầu xuất hiện rải rác trong năm, triệu chứng dễ nhầm lẫn khiến điều trị muộn, có thể để lại di chứng nặng nề.

Giữa tháng 6, Ngọc Anh (5 tháng tuổi) được người nhà đưa đến phòng khám Bình an trong tình trạng sốt cao 40 độ C, li bì, bỏ bú, co giật, trên da xuất hiện một số nốt ban xuất huyết đỏ hình sao.

Người nhà cho biết bé có triệu chứng sốt cao, phát ban đỏ cách nhập viện hai ngày. Gia đình cho rằng con mắc bệnh sốt xuất huyết nên tự mua thuốc điều trị. Đến khi bệnh không thuyên giảm, gia đình mới cho bé đi bệnh viện. Bé chưa đủ ngày tuổi để được tiêm vaccine phòng bệnh.

Bác sĩ CKI Vũ Hoàng Minh Hải , Trưởng khoa Nhi, PKĐK Bình An, cho biết não mô cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền chủ yếu theo đường hô hấp và gây các bệnh: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm ngoài màng tim… Trong đó viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là hai bệnh cảnh thường gặp và nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Nếu qua khỏi, trẻ vẫn có thể đối mặt phải chịu những di chứng nghiêm trọng như cắt bỏ chi, ngón tay, ngón chân hoặc tổn thương não, giảm thính lực…

Người nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não mô cầu thường có các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cứng cổ, xuất hiện những nốt tử ban hình sao trên da sau khi sốt 1-2 ngày… Sự xuất hiện của các nốt tử ban, nhất và vùng thân mình và hai chân là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị nhiễm độc nặng và đang phải đối mặt với biến chứng của nhiễm độc do viêm màng não mô cầu. Ca mắc thường tập trung vào mùa thu, đông và xuân. Mặc dù mùa hè không phải mùa của bệnh viêm màng não, song ca bệnh vẫn xuất hiện rải rác, lẫn trong hội chứng viêm màng não mủ.

Mọi người đều có khả năng mắc não mô cầu, tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nhiều ca bệnh phát hiện muộn, nhập viện khi đã ở tình trạng nặng do nhầm lẫn triệu chứng bệnh với cảm cúm hoặc sốt xuất huyết.

Trẻ được thăm khám tại Khoa Nhi – PKĐK Bình An

Ví dụ đầu tháng 6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bắc Ninh ghi nhận 2 ca mắc não mô cầu ở huyện Yên Phong. Bệnh nhi gồm nam 4 tuổi, nữ 9 tuổi, là chị em trong cùng một gia đình, chưa được tiêm vaccine phòng não mô cầu. Cuối tháng 5, trẻ có triệu chứng sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi, được phòng khám kê thuốc nhưng không đỡ.

Sau đó, các trẻ có ban xuất huyết hoại tử rải rác toàn thân, kèm theo đau nhức, phải chuyển điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đến nay, tình trạng sức khỏe của 2 bé ổn định, chưa ghi nhận ca bệnh tương tự.

Theo CDC Bắc Ninh, bệnh do não mô cầu có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao (tỷ lệ biến chứng 10-20%, tử vong từ 8-15%), tỷ lệ người mang vi khuẩn không triệu chứng từ 5-25%. Bệnh có khả năng lây lan thành dịch, vì vậy đã giám sát, triển khai các biện pháp phòng dịch ngay khi có ca bệnh.

Trẻ được tiêm vắc xin phòng bệnh tại Khoa Tiêm ngừa – PKĐK Bình An

Bác sĩ CKI Đặng Thị Ngọc Quế – Trưởng khoa Tiêm ngừa dịch vụ – PKĐK Bình An cho biết việc phòng các bệnh viêm não mô cầu rất quan trọng để giảm thiểu tỷ lệ mắc. Các biện pháp được khuyến cáo gồm vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên; sát khuẩn họng, miệng; ăn uống đủ dinh dưỡng, tập thể dục để cải thiện sức khỏe cơ thể; thường xuyên vệ sinh nơi ở và nơi làm việc. Người dân cần đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Đối với những người đã tiếp xúc nguồn bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dự phòng bằng thuốc.

Để phòng bệnh, biện pháp hiệu quả, chủ động là tiêm chủng. Vi khuẩn gây bệnh có 13 nhóm khác nhau, trong đó thường gặp là A, B, C, X, Y, Z và W135. Hiện đã có vaccine dự phòng cho nhóm A, C, Y và W135, chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Bác sĩ Chính khuyến cáo gia đình cần hiểu tầm quan trọng của vaccine để cho con tiêm chủng sớm.

Tại khoa Tiêm ngừa dịch vụ – PKĐK Bình An đang các loại vaccine như Menactra (Mỹ) phòng các bệnh do não mô cầu khuẩn; 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) và Infanrix Hexa (Bỉ),  phòng các bệnh do vi khuẩn Hib. Tất cả các vaccine được chứng minh hiệu quả, an toàn, tạo miễn dịch chủ động cho phổi, hệ hô hấp, tránh đồng nhiễm nhiều bệnh, giảm diễn tiến nặng và tử vong.

Các yếu tố tăng nguy cơ viêm họng liêncầu khuẩn

Trẻ em từ 5-15 tuổi có khả năng bị viêm họng liên cầu khuẩn hơn người lớn, tiếp xúc gần, hút thuốc, vệ sinh kém… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus pyogenes (S. pyogenes) gây ra. Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến các đợt tái phát hoặc biến chứng nghiêm trọng như sốt thấp khớp nhưng hiếm gặp, viêm cầu thận sau liên cầu. Bên cạnh đó, vi khuẩn này còn gây ra các bệnh nhiễm trùng phổ biến như viêm mô tế bào, viêm tai, chốc lở, ban đỏ. Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.

Độ tuổi

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), viêm họng liên cầu khuẩn thường gặp nhất ở trẻ em từ 5-15 tuổi. Trẻ nhỏ hơn cũng có thể bị nhiễm bệnh nhưng ít gặp và thường có các triệu chứng không điển hình. Người lớn cũng có thể bị nhiễm nhưng với tỷ lệ thấp hơn nhiều từ 5-10%. Viêm họng liên cầu khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Tiếp xúc gần

Liên cầu khuẩn lây lan phổ biến nhất từ người sang người thông qua dịch tiết như nước bọt, nước mũi khi ho, hắt hơi hoặc tay tiếp xúc trực tiếp dịch tiết có vi khuẩn rồi đưa lên mắt, mũi, miệng… Vi khuẩn ít lây truyền qua thực phẩm hoặc nguồn nước. Người không có khả năng bị nhiễm liên cầu khuẩn từ động vật nên không cần phải lo lắng về vật nuôi trong gia đình.

Tiếp xúc gần khiến khả năng lây nhiễm bệnh cao hơn, nhất là ở các trường học, trung tâm giữ trẻ. Người sống chung với bệnh nhân viêm họng liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Viêm họng liên cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Ảnh: Freepik

Viêm họng liên cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Ảnh: Freepik

Vệ sinh kém

Vệ sinh cá nhân không đảm bảo an toàn cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự lây lan của nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Trẻ em bị bệnh có thể ho vào tay hoặc dụi mắt mũi mà không dùng khăn giấy rồi truyền bệnh cho người khác khi tiếp xúc. Vì vi khuẩn S.pyogenes có thể sống trên tay tới 3 giờ.

Rửa tay thường xuyên giúp giảm sự lây lan của liên cầu khuẩn. Khi không có xà phòng và nước, bạn nên sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn (dung dịch rửa tay khô). Ngoài ra, tránh dùng chung thức ăn, đồ uống hoặc đồ dùng và tiếp xúc gần trong thời gian nhiễm bệnh.

Ô nhiễm hoặc tiếp xúc với khói thuốc

Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc thụ động làm cho cổ họng và đường hô hấp có thể bị kích thích bởi các hạt vật chất. Điều này khiến họng dễ bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn và virus hơn. Ô nhiễm không khí cũng khiến cổ họng bị kích thích, tăng khả năng nhiễm virus viêm họng liên cầu khuẩn.

Thời gian trong năm

Viêm họng liên cầu khuẩn có thể xảy ra quanh năm nhưng phổ biến hơn vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Vì đây là thời điểm khí hậu thuận lợi cho vi khuẩn S.pyogenes phát triển.

Theo CDC Mỹ, thời gian ủ bệnh điển hình của viêm họng liên cầu khuẩn là từ 2-5 ngày. Trung bình phải mất ba ngày kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn bệnh mới phát triển các triệu chứng. Viêm họng thường kéo dài từ 3-7 ngày dù có điều trị hay không. Nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh, các triệu chứng sẽ cải thiện trong vòng 1-2 ngày và người bệnh không có khả năng lây nhiễm cho người khác trong vòng 24 giờ sau liều đầu tiên. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bạn có thể lây nhiễm cho người khác từ khi tiếp xúc với vi khuẩn cho đến khi hết các triệu chứng. Một số trường hợp có khả năng lây nhiễm kéo dài hơn một tuần sau đó.

Một số người sống với vi khuẩn liên cầu trong hầu họng và mũi mà không phát triển các triệu chứng do những chủng vi khuẩn có xu hướng ít độc lực hơn. Những người này được gọi là người mang mầm bệnh, khả năng lây nhiễm cho người khác là rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu người mang mầm bệnh thường xuyên tiếp xúc gần với người có hệ miễn dịch yếu (ví dụ người đang hóa trị) vẫn cần điều trị bằng kháng sinh để tránh lây nhiễm cho họ và người khác trong gia đình.

Mẹ bị đái tháo đường có di truyền cho con?

“Em 28 tuổi, từng chích insulin trị bệnh tiểu đường, hiện mang bầu tháng thứ 6. Xin hỏi bác sĩ, bệnh có di truyền cho con không? (An phú, Thuân An, Bình dương)

Trả lời:

Bệnh đái tháo đường được chia theo 3 nhóm: type 1, type 2 và đái tháo đường do mang thai (đái tháo đường thai kỳ). Trong đó, đái tháo đường type 1 do tuyến tụy bị dị tật bẩm sinh không thể sản xuất insulin. Bệnh đái tháo đường type 2 thường do thừa cân, béo phì, thói quen ăn uống, sinh hoạt, ít vận động.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ chiếm 3-5% số phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây bệnh do nhau thai tạo ra các hormone khiến glucose tích tụ trong máu. Bình thường, tuyến tụy sản xuất đủ insulin để xử lý tình trạng này, tuy nhiên nếu cơ thể không sản xuất đủ, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, khiến bà bầu mắc bệnh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, đái tháo đường có thể di truyền. Nếu bố mẹ mang bệnh, khả năng cao trẻ chào đời cũng mắc bệnh, mặc dù trẻ sinh ra chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có những biến thể trong gen thì khi có thai những biến thể trong gen đó cũng có thể gây ra bệnh đái tháo đường do mắc bệnh theo gen di truyền.

Một số nghiên cứu khẳng định, nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh đái tháo đường type 1 thì khả năng di truyền cho con cái là khoảng 30%. Hiệp hội về Bệnh đái tháo đường Mỹ cũng nghiên cứu về tính di truyền ở nhóm người bệnh đái tháo đường type 2. Kết quả cho thấy, nếu cả cha và mẹ đều bị bệnh thì trên 50% trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp, chỉ cha hoặc mẹ dưới 50 tuổi mắc bệnh thì con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh là 14%.

Bs CKI Nguyễn Sơn Hải - Trưởng khoa phụ sản PKĐK Bình An đang thăm khám sản phụ sau cuộc sanh

Bs CKI Nguyễn Sơn Hải – Trưởng khoa phụ sản PKĐK Bình An đang thăm khám sản phụ sau cuộc sanh

Hiện nay, chưa có phương pháp nào phòng bệnh đái tháo đường do di truyền. Tuy nhiên, có thể giảm tỷ lệ này xuống ở mức thấp với cách tầm soát sớm, thay đổi lối sống, ăn uống điều độ, khoa học. Phụ nữ độ tuổi sinh sản, chuẩn bị mang thai, sinh con nên tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn ít mỡ, ít tinh bột, hạn chế bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá… Nữ giới sử dụng thực phẩm sạch, hạn chế thức ăn đóng hộp, sử dụng nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa vitamin C và chất xơ.

Những em bé sinh ra do mẹ mắc đái tháo đường có nguy cơ thai to dễ bị chấn thương khi sinh, sinh ngạt, suy hô hấp, sinh non, hạ đường huyết, vàng da sơ sinh… Nếu kiểm soát tiểu đường kém trước khi có thai, vào thời gian thụ thai và đầu tam cá nguyệt 1, trẻ sẽ có nguy cơ cao chậm tăng trưởng và bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan như não, tim, cơ xương, thận, tiêu hóa, mắt… Trẻ cũng cần được theo dõi lâu dài về nguy cơ tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh lý thận…

Do đó, phụ nữ có tình trạng thừa cân phải kiểm soát cân nặng trước khi mang thai. Đối với phụ nữ phát hiện bệnh đái tháo đường cần điều trị ổn định mới lên kế hoạch sinh con. Quá trình mang bầu cần khám thai định kỳ, kiểm tra đường huyết thường xuyên để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai.

Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản khi vào hè

Viêm não Nhật Bản là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Viêm não Nhật Bản ở nước ta có rải rác quanh năm, nhưng bệnh thường lưu hành theo mùa, hay gặp từ tháng 4 đến tháng 10, đỉnh cao là từ tháng 6 đến tháng 7. Các ổ dịch hay gặp ở miền núi trung du phía bắc. Vì vậy, việc chủ động phòng bệnh là rất quan trọng.

Trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh do một loại virus thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể con người qua vết đốt của muỗi truyền bệnh.

Hơn 30 loài muỗi trung gian truyền bệnh virus viêm não Nhật Bản, đặc biệt là Culex Tritaeniorhynchus. C. Tritaeniorhynchus thường sinh sản trên ruộng lúa, đầm lầy và các vũng nước nông khác. Đây là muỗi cắn vào buổi tối và ban đêm.

Virus viêm não Nhật Bản được nhân lên trong một chu kỳ giữa muỗi và vật chủ khuếch đại, chủ yếu là lợn, chim cao cẳng. Số lượng virus phát triển tăng lên đủ số lượng cần thiết trong vật chủ. Tiếp theo sẽ truyền từ vật chủ này sang vật chủ kia qua trung gian muỗi đốt. Người là vật chủ ngẫu nhiên, muỗi không truyền virus trực tiếp từ người này sang người khác.

Nguy cơ nhiễm virus viêm não Nhật Bản cao nhất là ở các vùng nông thôn, nông nghiệp. Một số trường hợp viêm não Nhật Bản đôi khi được báo cáo từ các khu vực thành thị.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não Nhật Bản là trẻ em, do trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn và chưa được tiêm vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản đầy đủ.

Có mối liên hệ nào giữa quả vải và bệnh viêm não Nhật Bản không?

Nhiều người lo lắng cứ đến mùa hè vải chín là có ca bệnh bệnh viêm não Nhật Bản, vậy có mối liên hệ nào giữa bệnh viêm não Nhật Bản và quả vải không? Thực tế cho thấy tình trạng bệnh viêm não Nhật Bản là do muỗi truyền, chim và lợn là các vật chủ quan trọng duy trì virus bệnh viêm não Nhật Bản trong tự nhiên.

Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng mang mầm bệnh:

– Nhóm chim sống ở làng mạc: Bông lau, chim sẻ, liêu điêu, chim khách, chích chòe, tu hú…

– Nhóm chim kiếm ăn ngoài đồng: Cò, sáo, quạ, cu cu, cu gáy, chèo bẻo…

Chính vì vậy, mùa hè cũng là mùa vải chín, nhiều chim chóc làng mạc, nhất là tu hú tìm đến ăn quả vải bị muỗi đốt lây truyền virus viêm não Nhật Bản, rồi muỗi đốt qua người.

Các báo cáo về dịch tễ học cho thấy đỉnh dịch viêm não Nhật Bản thường vào mùa hè, trùng với mùa vải chín (tháng 5, tháng 6) nên có người cho rằng ăn quả vải dễ mắc viêm não Nhật Bản là vì vậy.

Viêm não Nhật Bản là bệnh do một loại virus thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus gây ra. Ảnh: SKĐS.

viem nao nhat ban anh 1

 

viem nao nhat ban anh 1
Viêm não Nhật Bản là bệnh do một loại virus thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus gây ra. Ảnh: SKĐS.

Triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản có thời gian ủ bệnh 5-14 ngày, trung bình khoảng một tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng viêm não Nhật Bản.

Sau giai đoạn ủ bệnh, virus viêm não Nhật Bản vượt qua hàng rào mạch máu – não và gây phù não.

Ở giai đoạn này, bệnh sẽ khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39-40 độ C hoặc hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn.

Trong 1-2 ngày đầu, bệnh nhân có thể gặp những dấu hiệu như cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng.

Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở một số trẻ nhỏ còn là đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn… giống như ngộ độc ăn uống.

Từ ngày thứ 3-4 đến ngày 6-7 của bệnh, bệnh nhân viêm não Nhật Bản tiến vào giai đoạn toàn phát. Triệu chứng viêm não Nhật Bản nổi bật nhất trong giai đoạn này là tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú. Sau đó, các triệu chứng viêm não Nhật Bản không giảm mà còn nặng hơn.

Bệnh nhân từ mê sảng kích thích dần rơi vào hôn mê sâu. Không những vậy, các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên.

Người bệnh vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở. Cuồng sảng, ảo giác, tăng trương lực cơ khiến bệnh nhân viêm não Nhật Bản nằm co quắp, giật rung các cơ mặt và chi.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm bể thận – bàng quang, loét nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tâm thần…

viem nao nhat ban anh 2
Nên thực hiện tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch để giúp phòng ngừa bệnh. Ảnh minh hoạ: SKĐS.

Cần chủ động phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:

– Do bệnh lây truyền từ muỗi, người dân cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi.

Nếu có thể, người dân nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng

– Cần cho trẻ ngủ màn để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.

– Nên thực hiện tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng vaccine được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 12 tháng tuổi trở lên).

– Tiêm chủng cần đảm bảo 3 liều cơ bản: Mũi đầu tiên khi trẻ vừa đủ một tuổi, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất 1-2 tuần, mũi thứ 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó, cần cho trẻ tiêm nhắc lại mỗi 3 năm/lần cho đến khi trẻ 15 tuổi.

– Khi đã mắc bệnh, điều trị chủ yếu chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng viêm não Nhật Bản. Chủ động cho trẻ tiêm vaccine và tuân thủ theo lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo khuyến cáo là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Hiện nay, Khoa tiêm ngừa dịch vụ – PKĐK Bình An có 2 loại vaccine phòng ngừa Viêm não nhật bản, gồm: Jevax việt nam iêm cho trẻ từ 09 tháng tuổi , IMOJEV ( thái Lan ) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi .

Phân biệt mụn nước do tay chân miệng và thủy đậu thế nào?

Gần đây,  có nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng và có ca tử vong do gặp biến chứng nặng.

Triệu chứng nổi mụn nước của tay chân miệng tương tự với thủy đậu, làm sao để phân biệt hai bệnh? (Ngọc Mai, Tân uyên, Bình Dương)

Trả lời:

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận từ đầu năm 2023 đến nay, trên cả nước có gần 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó 3 bệnh nhân tử vong. Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận sự xuất hiện của virus Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu và tay chân miệng có thể gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cả hai bệnh có thể lây truyền nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh và gây ra các nốt ban phỏng nước trên da. Do đó, cần xác định bệnh sớm để tránh nhầm lẫn, dẫn đến diễn biến nặng.

Về thời điểm: Thủy đậu có thể xuất hiện rải rác quanh năm, cao điểm vào mùa đông xuân. Bệnh tay chân miệng có hai đỉnh dịch trong năm là tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 11.

Về độ tuổi: Bệnh thủy đậu xuất hiện ở đa lứa tuổi, chủ yếu gặp ở trẻ em từ 1-14 tuổi (90%), phổ biến nhất ở trẻ từ 2-8 tuổi. Trong khi đó, bệnh tay chân miệng phổ biến ở những trẻ dưới 5 tuổi.

Về đường lây truyền: Cả hai bệnh đều có thể lây truyền khi tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với nước bọt, chất dịch từ nốt phỏng của người bệnh trên đồ dùng cá nhân, vật dụng trong nhà. Với bệnh tay chân miệng, bệnh còn lây truyền qua đường phân – miệng.

Về triệu chứng: Ngoài nổi các nốt ban dạng phỏng nước trên da, sốt và mệt mỏi là hai trong số các triệu chứng đặc trưng của bệnh thủy đậu. Trẻ bị tay chân miệng ngoài sốt còn có thể đau họng, mệt mỏi, tiêu chảy.

Nốt ban dạng phỏng nước của bệnh thủy đậu (trái) và do bệnh tay chân miệng (phải). Ảnh: ABC News

Nốt ban dạng phỏng nước của bệnh thủy đậu (trái) và do bệnh tay chân miệng (phải). Ảnh: ABC News

Về đặc điểm nốt ban dạng phỏng nước:

Ở bệnh thủy đậu: Kích thước ban từ 5-10 mm. Nốt ban mọc nhiều giai đoạn, có thể là ban đỏ, nốt sần, phỏng nước trong, phỏng nước đục, nốt có vảy mọc xen kẽ nhau. Nốt phỏng nước có thể xuất hiện toàn thân gây cảm giác ngứa, đau, nhức rất khó chịu.

Ở tay chân miệng: Kích thước nhỏ hơn ban thủy đậu, từ 2-3 mm. Nốt phỏng nước không ngứa không đau. Ban đỏ có mụn nước hình bầu dục và mọc ở những vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông. Đặc biệt nốt phỏng nước có thể mọc ở miệng, họng làm loét miệng, họng khiến trẻ tăng tiết nước bọt, biếng ăn, lười bú và quấy khóc.

Cả hai bệnh trên khi khỏi ban đều không để lại sẹo, chỉ xuất hiện sẹo (sẹo lõm nông với thủy đậu, vết thâm với bệnh tay chân miệng) trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn khác.

Khi trẻ có dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn để tránh lây lan sang trẻ khác. Thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng cho trẻ. Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra bội nhiễm, biến chứng.

Hiện bệnh tay chân miệng chưa có vaccine còn bệnh thủy đậu đã có vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng bệnh, người lớn và trẻ em khi đủ 9 tháng tuổi nên tiêm phòng thủy đậu. Nhiều nghiên cứu cho thấy 88-98% người đã tiêm vaccine miễn dịch hoàn toàn với thủy đậu. Khoảng 2% còn lại mắc bệnh với triệu chứng nhẹ, ít gặp biến chứng. Hiện nay, Khoa tiêm ngừa dịch vụ – PKĐK Bình An có 2 loại vaccine phòng thủy đậu, gồm: Varicella (Hàn Quốc), Varivax (Mỹ)  tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn.

Biến chứng cần chú ý khi mắc tay chân miệng

CÂU HỎI : 

 – Con gái tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm không và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như thế nào? 

TRẢ LỜI : 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Bệnh tay chân miệng do virus thuộc họ enterovirus gây ra bao gồm Coxsackievirus A16, Coxsackievirus A6, Enterovirus 71 (EV-A71). Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh.

Căn bệnh này thường không nghiêm trọng nhưng rất dễ lây lan. Nó có thể lây lan nhanh chóng tại các trường học và trung tâm chăm sóc ban ngày.

Gần như tất cả người bệnh đều khỏe hơn sau 7-10 ngày mà không cần điều trị y tế. Các biến chứng của bệnh tay chân miệng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần lưu ý các biến chứng dưới đây:

– Mất nước: Một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể bị mất nước nếu trẻ không thể nuốt đủ chất lỏng do lở miệng. Cha mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước bằng cách đảm bảo con mình uống đủ nước.

– Mất móng tay, móng chân: Mặc dù rất hiếm, người bệnh có thể bị mất móng tay hoặc móng chân sau khi mắc tay chân miệng. Hầu hết báo cáo về biến chứng này là ở trẻ em. Trong những trường hợp được báo cáo này, người bệnh thường bị mất móng tay trong vòng vài tuần sau khi bị bệnh. May mắn là móng thường tự mọc lại.

– Viêm màng não do virus (vô trùng): Mặc dù rất hiếm gặp, một số ít người mắc bệnh tay chân miệng bị viêm màng não do virus. Nó gây sốt, nhức đầu, cứng cổ hoặc đau lưng và người bệnh có thể phải nhập viện trong vài ngày.

– Viêm não hoặc bại liệt: Một số ít người mắc bệnh tay chân miệng bị viêm não (sưng não) hoặc tê liệt (không thể cử động các bộ phận của cơ thể). Biến chứng này cực kỳ hiếm.

Nếu mang thai, phụ nữ cần liên hệ với bác sĩ nếu nghĩ rằng mình có thể đã mắc bệnh hoặc từng tiếp xúc với bệnh nhân mắc tay chân miệng để được tư vấn. Mặc dù các biến chứng rất hiếm, bệnh sử của bệnh nhân và thời gian mang thai của phụ nữ có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

🛑 PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NHI – PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN 🛑
🔷 Áp dụng thẻ BHYT ( Kể cả khám ngoài giờ từ 17h – 19h)
🔷 Do đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, trực tiếp thăm khám
🔷 Có đầy đủ máy móc hiện đại : máy siêu âm , phòng X-Quang , xét nghiệm máu, vi chất, xét nghiệm phân, nước tiểu và nhà thuốc đạt chuẩn GPP với nhiều thuốc tốt nhập khẩu từ Pháp, Ý, Mỹ…
🔷 Dùng kháng sinh đúng chỉ định (không lạm dụng kháng sinh)
🔷 Trang bị hệ thống phun khí dung hiện đại và rửa mũi cho bé
🔷 Chuyên khám điều trị các bệnh nhi từ Tổng quát đến chuyên sâu như Hô hấp, Tai mũi họng, Tiêu hóa, Sơ sinh, Da liễu, Dị ứng, Thận niệu …
Bên cạnh đó, phòng khám còn triển khai khám Dinh dưỡng, tái khám theo dõi hen, tầm soát thiếu máu thiếu sắt ….
🛑 Phòng khám luôn nhận được sự tín nhiệm và nhiều đánh giá tốt của ba mẹ trong thời gian qua.
Với đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm khám chữa bệnh tốt, trang thiết bị đầy đủ , hiện đại phòng khám luôn cố gắng mang đến chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất, với chi phí tốt nhất cho quý phụ huynh.

Virus chân tay miệng tái xuất ở TP HCM nguy hiểm thế nào

Enterovirus 71 vừa tái xuất ở TP HCM được cho là chủng virus tay chân miệng gây độc thần kinh nghiêm trọng nhất.

Chiều 1/6, đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết số ca tay chân miệng từ đầu năm đến nay thấp, hơn 1.670 ca, bằng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự xuất hiện trở lại của tpye Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh nặng khiến tình hình “thực sự đáng lo ngại”.

Bệnh chân tay miệng do một nhóm virus thuộc chủng Enterovirus gây nên. Chủng này gồm 4 loại, trong đó type EV71 là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến, khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), EV71 lần đầu tiên được phân lập từ phân của một phụ nữ bị viêm não vào năm 1969 tại California, Mỹ. Virus gây ra một loạt bệnh, từ nhiễm trùng không có triệu chứng đến chân tay miệng nhẹ, bệnh thần kinh trung ương với các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, phổi.

Trong những trường hợp chuyển nặng, tỷ lệ tử vong có thể cao. EV71 được coi là type Enterovirus gây độc thần kinh nghiêm trọng nhất. Bệnh do type này gây nên trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở Trung Quốc.

EV71 thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là nhóm mẫu giáo, mầm non. Triệu chứng đặc trưng gồm sốt, lở loét trong miệng và phát ban có mụn nước. Biểu hiện đầu tiên là thân nhiệt cao, chán ăn, mệt mỏi và đau họng. Một hoặc hai ngày sau khi sốt, các vết loét đau có thể phát triển trong miệng. Ban đầu, chúng chỉ như những đốm nhỏ màu đỏ có mụn nước, sau đó lan rộng hơn. Các tổn thương này thường xuất hiện trên lưỡi, nướu và bên trong má. Nhiều em có thể bị phát ban da không ngứa, đôi khi kèm theo mụn nước. Vị trí phát ban là lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và cơ quan sinh dục.

Bàn tay nổi nốt bọng nước của trẻ bị chân tay miệng. Ảnh: Raising Children

Bàn tay nổi nốt bọng nước của trẻ bị chân tay miệng. Ảnh: Raising Children

Bệnh nhân chân tay miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc chỉ bị loét bên trong vòm miệng. EV71 có thể gây các bệnh nghiêm trọng hơn, như viêm màng não do virus.

Virus chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc với dịch mũi hoặc họng của người bệnh, nước bọt, chất dịch từ mụn nước hoặc phân. Bệnh dễ lây lan trong giai đoạn cấp tính, có thể kéo dài vì virus thải ra phân sẽ sống thêm vài tuần. Thời gian ủ bệnh thường từ ba đến 5 ngày.

Hiện chưa có phương pháp điều trị đối với EV71. Bệnh nhi nhập viện thường được kê thuốc hạ sốt và giảm đau do vết loét. Các triệu chứng sốt, phát ban và loét thường giảm dần sau một tuần. Lúc này, các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ chú ý đến các triệu chứng sau của con: Sốt cao dai dẳng, nôn nhiều lần, buồn ngủ nhiều hoặc ngủ li bì, co giật hoặc yếu chân tay đột ngột

Trẻ em bị bệnh nên nghỉ ở nhà, cách ly, không tham gia các hoạt động nhóm.

Năm 2019 và 2020, WHO họp nhóm công tác và tư vấn không chính thức, xem xét hiện trạng phát triển và quản lý vaccine ngừa EV71. Các biện pháp phòng ngừa bên cạnh tiêm chủng là giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hong Kong cũng khuyến nghị rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt. Cơ quan này cảnh báo mọi người không dùng chung khăn tắm và vật dụng cá nhân với người khác.

Hiện Trung Quốc đã cấp phép cho ba loại vaccine ngừa EV71. Hiệu quả của ba loại vaccine này sau khi tiêm hai liều dao động từ 90% đến 97,4%. Các loại vaccine khác như vaccine tái tổ hợp, vector đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Thục Linh (Theo WHO, CHP) vnexpress.net

Bà bầu mách nhau ăn dứa dễ chuyển dạ, bác sĩ sản khoa nói gì?

Bác sĩ khoa Sản lên tiếng về thông tin ăn dứa dễ chuyển dạ đang được các bà bầu lan truyền.

Chị N.T.H. (ở Hà Đông, Hà Nội) mang thai 30 tuần cho biết, mẹ chồng chị dặn ăn dứa cắt miếng hoặc dứa ép sẽ tốt cho sức khỏe vì nó chứa nhiều dưỡng chất. Chưa kể ăn dứa giúp lúc sinh chuyển dạ dễ dàng. Nghe lời mẹ chồng, từ lúc mang thai, chị chăm ăn dứa với hy vọng sẽ có thai kỳ thuận lợi.

Mang thai ở tuần thứ 40 nhưng vẫn không có cơn co tử cung, chị L.K.A. (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) sốt ruột, ngày nào chị cũng lắng nghe dấu hiệu thay đổi trong người nhưng không thấy cơn co tử cung như các mẹ bầu khác từng nói.

Được mách ăn dứa giúp kích thích chuyển dạ, ngày gần sinh dường như hôm nào chị K.A. cũng ăn 2-4 quả dứa, thậm chí ăn dứa thay rau. Chị cũng ăn các loại trái cây khác với mong muốn dễ chuyển dạ.

ba bau an dua anh 1
Trong dứa chứa enzyme bromelain và enzyme protease giúp làm mềm cổ tử cung và dễ chuyển dạ. Ảnh: VTC.

Ths.Bs Phan Chí Thành, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết sinh nở là quá trình đau đớn nên các mẹ thường truyền tai nhau các mẹo để cuộc “vượt cạn” trở nên dễ dàng hơn. Một trong các loại thực phẩm được chị em phụ nữ tích cực bổ sung trong những tháng cuối của thai kỳ là quả dứa.

“Dứa chứa enzyme bromelain và enzyme protease giúp làm mềm cổ tử cung. Bổ sung dứa có thể giúp bạn sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều để tránh bị kích thích dạ dày và sinh non. Đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ nên tránh ăn dứa để tránh nguy cơ sảy thai. Bắt đầu từ tuần thứ 39, các mẹ có thể tăng cường bổ sung dứa để chuẩn bị cho kỳ sinh nở” – bác sĩ Thành thông tin.

Dù được biết đến là có thể khiến quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn nhưng sản phụ phải ăn 7-10 quả dứa mới có đủ nồng độ enzyme tác động được tới tử cung. Với thông tin này, bác sĩ lưu ý các mẹ không nên cố ăn mà hãy dựa vào khả năng của mình. Các sản phụ có tiền sử đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản cũng không nên ăn quá nhiều dứa, vì loại quả này còn có thể làm các mẹ ợ chua, ợ nóng.

Mẹ bầu nên ăn dứa tươi vì lượng enzyme trong dứa đóng hộp hoặc gọt sẵn, để lâu bị sụt giảm rất nhiều. Các chị em có thể đổi bữa với dứa bằng cách chế biến các món ăn, thức uống khác như các món xào, nước ép, sinh tố.

Ngoài ăn dứa, mẹ bầu có thể áp dụng các mẹo dưới đây để cuộc sinh nở trở nên thuận lợi hơn.

– Đi bộ: Khi mẹ đi bộ, bụng bầu sẽ chịu áp lực và em bé sẽ di chuyển về đúng vị trí chờ sinh, tạo ra những cơn co thắt giúp tử cung mở nhanh và quá trình chuyển dạ dễ dàng.

– Kích thích nhũ hoa: Khi kích thích đầu vú (nhũ hoa) của sản phụ, những cơn co thắt mạnh sẽ xuất hiện và thúc đẩy sự giãn nở của cổ tử cung. Đồng thời, oxytocin được giải phóng và làm tử cung mở nhanh hơn. Mẹ chỉ cần massage quanh bầu ngực để kích thích.

– Ngâm mình trong bồn nước ấm: Đây là mẹo giúp cổ tử cung mở nhanh và giảm đau. Việc ngâm bồn trong nước ấm cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ, vì việc sinh nở có thể chuyển dạ nhanh mà mẹ không kịp chuẩn bị.

“Lưu ý rằng, tiên lượng cuộc sinh nở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên những cách tự nhiên để hỗ trợ không phải lúc nào cũng có tác dụng với mọi người. Để biết thêm thông tin và được hỗ trợ chính xác, đừng ngại ngần tới ngay các cơ sở y tế và phòng khám phụ sản gần nhất để được tư vấn về chế độ ăn uống, tập luyện dành cho phụ nữ có thai” – bác sĩ Thành nói.

Nguồn: Zing.vn

Đái đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt đường huyết như sảy thai, thai lưu, thai to…

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu và Liên hiệp đái tháo đường quốc tế (IDF): “Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào và/hoặc tăng đường huyết khởi phát lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai”. Có thể trước đó người mẹ đã mắc rối loạn dung nạp glucose nhưng chưa được chẩn đoán, phát hiện. Vì vậy phụ nữ mang thai mắc đái đường chia làm hai trường hợp: Đái tháo đường thai kỳ và người mắc đái tháo đường từ trước và có thai.

Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ có sinh con ra bình thường không? Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt theo khuyến cáo của bác sĩ, trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.

Nếu trong quá trình mang thai mắc đái tháo đường nhưng không kiểm soát đường huyết, để đường huyết tăng cao thì có thể gây ra nhiều biến chứng sản khoa. Những biến chứng này tác động nguy hiểm đến cả thai nhi và mẹ.

Các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường đối với phụ nữ mang thai nếu đường huyết lên cao

– Hôn mê do nhiễm toan ceton.

– Gây ra những biến chứng khác như tiền sản giật, tăng huyết áp.

Ngoài ra đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thai nhi như:

– Ở giai đoạn thai kỳ sớm có thể sảy thai tự nhiên hoặc thai lưu.

– Trong quá trình mang thai nếu không kiểm soát được đường huyết sẽ gây thai to (quá cân) và chấn thương khi sinh (mắc vai hoặc gãy xương đòn). Trẻ sau khi sinh ra có thể bị hạ đường huyết sau sinh, hạ canxi, tăng bilirubin máu đa hồng cầu. Thậm chí có thể bị khó thở, suy hô hấp do tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt. Một số trường hợp kiểm soát đường huyết kém trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh như dị tật tim.

Lưu ý, ngoài ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sau sinh, bệnh còn có những tác động dài hạn nếu không kiểm soát được đường huyết khi mang thai. Trong trường hợp thai to, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ béo phì, đái tháo đường cao hơn bình thường.

Đái đường thai kỳ có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Nếu kiểm soát tốt đường huyết, bà mẹ măc đái tháo đường thai kỳ có thể sinh ra trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.

Ai có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dễ mắc đái tháo đường thai kỳ bao gồm:

– Những phụ nữ trên 25 tuổi

– Trong gia đình có người trực hệ (ông bà, cha mẹ, anh chị em…) mắc đái tháo đường

– Người có bệnh lý về sản khoa như: tiền sản giật, thai lưu, khó có thai, từng sinh con to (trên 4kg), người mắc buồng trứng đa nang…

– Người thừa cân, béo phì trước khi mang thai và trong quá trình mang thai. Một số bà mẹ trong quá trình mang thai có chế độ ăn không cân bằng dẫn tới rối loạn chuyển hóa như: ăn quá nhiều tinh bột, carbohydrate, hoa quả…

Một số dấu hiệu phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ

Nếu đái tháo đường thai kỳ ở giai đoạn muộn, khi đường huyết tăng cao, lúc này người mẹ sẽ có nhiều biểu hiện dễ nhận biết như: tiểu nhiều, uống nước nhiều, sút cân. Thậm chí một số sản phụ gặp hôn mê phải cấp cứu.

Tuy nhiên đái tháo đường thai kỳ rất khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Bệnh chỉ có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm. Vì vậy khi phụ nữ khi mang thai hoặc có ý định mang thai nên tầm soát lượng đường huyết để có biện pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh. Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao càng nên tầm soát sớm để phát hiện đái tháo đường thai kỳ. Khi phát hiện đái tháo đường thai kỳ, bệnh nhân có thể căn chỉnh chế độ ăn uống, lối sống theo lời khuyên của bác sĩ để duy trì lượng đường huyết ổn định.