Tầm soát ung thư cổ tử cung là một hạng mục thiết yếu trong quy trình chăm sóc sức khỏe định kỳ cho phụ nữ. Phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung có nguyên nhân do nhiễm HPV (human papillomavirus). Do đó, mục tiêu chính của tầm soát là xác định các dấu hiệu tiền ung thư do HPV gây ra để có thể điều trị kịp thời, nhằm ngăn ngừa ung thư phát triển. Ngoài ra, nếu phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có nhiều cơ hội điều trị thành công. Kiểm tra cổ tử cung định kỳ có thể giảm đáng kể cả số ca ung thư cổ tử cung và tử vong.
Trong nhiều qua năm, phương pháp tầm soát truyền thống là xét nghiệm Pap hoặc Pap smear dựa trên phân tích tế bào. Phương pháp này đã góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung tại các quốc gia có nhiều người sàng lọc định kỳ.
Hiện nay, với sự phát triển của xét nghiệm HPV, tầm soát ung thư cổ tử cung có ba cách tiếp cận:
- Xét nghiệm HPV: kiểm tra sự hiện diện của các loại HPV nguy cơ cao trong tế bào cổ tử cung
- Xét nghiệm Pap: kiểm tra dấu hiệu bất thường của tế bào cổ tử cung
- HPV và Pap: kiểm tra đồng thời virus và bất thường tế bào trong cùng 1 mẫu phết
Đối tượng nên tầm soát
Phụ nữ thuộc các nhóm tuổi nên tầm soát như sau:
- Từ 21 đến 29 tuổi nên xét nghiệm Pap ba năm một lần
- Từ 30 đến 65 tuổi nên thực hiện một trong ba phương pháp:
- Xét nghiệm HPV 5 năm một lần
- Xét nghiệm Pap và HPV 5 năm một lần
- Xét nghiệm Pap 3 năm một lần
- Phụ nữ có các yếu tố nguy cơ cần phải tầm soát thường xuyên hơn hoặc tiếp tục tầm soát sau 65 tuổi. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm:
- Bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch (HIV)
- Bị ức chế miễn dịch
- Đã tiếp xúc với diethylstilbestrol trước khi sinh
- Đã được điều trị tổn thương cổ tử cung tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung
- Các phụ nữ sau không cần tầm soát ung thư cổ tử cung:
- Dưới 21 tuổi
- Trên 65 tuổi đã khám sàng lọc trước đó và có kết quả bình thường (nguy cơ thấp ung thư cổ tử cung)
- Đã cắt tử cung toàn bộ (phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cổ tử cung) và không có tiền sử tổn thương cổ tử cung cấp độ cao
Mặc dù nhiễm HPV cổ tử cung khá phổ biến, nhưng hầu hết các trường hợp nhiễm virus đều tự khỏi trong vòng 1 đến 2 năm nhờ hệ miễn dịch làm việc hiệu quả. Phần lớn các trường hợp nhiễm virus HPV không có bất kì dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, do đó phụ nữ nên tầm soát thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm HPV hoặc tế bào bị biến đổi.
ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI KHI TẦM SOÁT ƯNG THƯ CỔ TỬ CUNG
TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
|
|
|