4 giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được chia thành các giai đoạn 1-4, chẩn đoán sớm tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 92%.

Cổ tử cung là một ống rỗng nhỏ nối tử cung với âm đạo. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến ở nữ giới, thường xảy ra từ trên 30 tuổi. Nguyên nhân chính là nhiễm virus u nhú ở người (HPV) lây truyền qua hoạt động tình dục. Đây thường là loại ung thư phát triển chậm, do đó tầm soát thường xuyên rất quan trọng.

Ung thư cổ tử cung được chia thành 4 giai đoạn, dựa trên hệ thống phân loại của Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế (FIGO). Các giai đoạn này được phân loại theo kích thước khối u và mức độ lan rộng của ung thư ra ngoài cổ tử cung.

Giai đoạn một

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển và lan từ bề mặt cổ tử cung vào các mô sâu hơn bên trong. Song ung thư vẫn khu trú, chưa lan ra ngoài cổ tử cung vào hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác. Khối u có kích thước từ dưới 3 mm đến khoảng 4 cm.

Người bệnh thường không có triệu chứng. Nếu được phát hiện, ung thư cổ tử cung giai đoạn một có khả năng điều trị cao và có tiên lượng tốt. Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm là khoảng 92%, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn một tùy thuộc vào mong muốn duy trì khả năng sinh sản của người bệnh, cũng như tình trạng lan rộng của tế bào ung thư vào máu, mạch bạch huyết hoặc các mô gần đó. Người muốn bảo tồn khả năng sinh sản thường được điều trị bằng phương pháp sinh thiết hình nón, tức phẫu thuật cắt bỏ phần mô hình nón khỏi cổ tử cung. Nếu không có tế bào ung thư, người bệnh không cần điều trị thêm, nhưng cần theo dõi chặt chẽ để phát hiện khả năng bệnh tái phát.

Trường hợp không có nhu cầu mang thai trong tương lai, người bệnh có thể được cắt bỏ tử cung tử cung và cổ tử cung. Phương pháp này chỉ được khuyến nghị nếu ung thư chưa lan vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Nếu người bệnh không muốn phẫu thuật hoặc không đủ khỏe mạnh để phẫu thuật, hóa trị kết hợp xạ trị có thể được sử dụng như phương pháp điều trị thay thế.

Giai đoạn hai

Ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung và tử cung, nhưng chưa lan vào hạch bạch huyết, thành chậu hoặc phần dưới của âm đạo, các cơ quan hoặc vùng xa trong cơ thể. Khối u nhỏ hơn hoặc lớn hơn 4 cm. Các triệu chứng có thể xảy ra như đau hoặc chảy máu sau khi giao hợp, đau vùng chậu, chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu giữa các kỳ kinh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn hoặc nhiều hơn, dịch tiết âm đạo đôi khi có máu. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 có thể điều trị và chữa khỏi. Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm khoảng 61%, theo Trung tâm Ung thư Đại học Kansas, Mỹ.

Người bệnh thường được điều trị bằng cách cắt bỏ toàn bộ tử cung, cộng với cắt bỏ hạch bạch huyết vùng chậu và lấy mẫu hạch bạch huyết quanh động mạch chủ. Nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các mô gần đó, bác sĩ có thể khuyến cáo xạ trị sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể xạ trị, có hoặc không kèm hóa trị, thay vì phẫu thuật cho người bệnh.

Ở cuối giai đoạn hai, ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung vào các mô vùng chậu xung quanh như phần trên của âm đạo, bàng quang hoặc trực tràng. Giai đoạn này được gọi là ung thư cổ tử cung tiến triển tại chỗ. Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này thường được điều trị bằng hóa xạ trị.

Giai đoạn ba

Ung thư đã lan vào phần dưới âm đạo hoặc thành chậu. Ung thư có thể hoặc không lan vào các hạch bạch huyết gần đó, chưa lan đến các cơ quan hoặc vùng xa của cơ thể. Khối u có thể đủ lớn để chặn các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản), gây thận ứ nước.

Các triệu chứng bao gồm khó tiểu tiện hoặc đi đại tiện, chân sưng, đau khi quan hệ tình dục, máu trong nước tiểu, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau lưng. Vì ung thư giai đoạn này đã lan rộng nên tỷ lệ sống sót sau 5 năm ước tính là 32-35%, theo Trung tâm Ung thư Đại học Kansas, Mỹ. Người bệnh thường được điều trị bằng hóa xạ trị.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn ung thư cổ tử cung tiến triển nhất. Ung thư cổ tử cung tái phát thường nằm trong giai đoạn này. Ở giai đoạn 4, các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan lân cận hoặc các vùng khác của cơ thể như bàng quang hoặc trực tràng, thậm chí gan, phổi hoặc xương.

Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi hoặc kiệt sức, chóng mặt, đau xương hoặc gãy xương, lỗ rò âm đạo (một lỗ nối âm đạo và trực tràng), khó thở, khạc ra máu.

Ung thư ở giai đoạn này thường không được coi là có thể chữa khỏi. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm xạ trị, có hoặc không có hóa trị. Liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch cũng có thể được sử dụng. Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm với ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 là khoảng 17%, theo Trung tâm Ung thư Đại học Kansas, Mỹ.

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung có thể gây các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, mệt mỏi và bầm tím nhiều hơn. Người bệnh có thể mãn kinh sớm hoặc kinh nguyệt không đều.

Một số phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung có sức khỏe tốt sau khi kết thúc quá trình điều trị, cũng có trường hợp khác sống chung với bệnh suốt quãng đời còn lại. Người bệnh cần tuân thủ tái khám và xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi triệu chứng mới để điều trị nhanh chóng khi cần thiết.

Giật mình với ca đột quỵ ở tuổi 17

Nam thiếu niên 17 tuổi được gia đình đưa đi cấp cứu vì đột quỵ dù trước đó cậu có sức khỏe ổn định.

Nhiều ngày trước khi khởi phát đột quỵ, nam sinh 17 tuổi có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, yếu liệt nửa người. Ảnh: Shutterstock.

 

Nhiều ngày trước khi khởi phát đột quỵ, nam sinh 17 tuổi có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, yếu liệt nửa người. Ảnh: Shutterstock.

Mới đây, các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam thanh niên 17 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, yếu nửa người trái.

Theo gia đình, người bệnh không có bệnh lý nền, sức khỏe ổn định nhưng có thể trạng béo phì. Vài ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đã tự mua thuốc uống nhưng không thuyên giảm.

Dựa trên bệnh sử và khai thác triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ nghi ngờ cậu bị đột quỵ não nên chỉ định chụp MRI sọ não. Kết quả ghi nhận bệnh nhân có khối nhồi máu tiểu não, cầu não do tắc động mạch thân nền.

Xét nghiệm máu cũng phát hiện tình trạng rối loạn lipid máu – yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh lý tim mạch và mạch máu não. Đáng chú ý, các xét nghiệm chuyên sâu cho thấy nam thiếu niên có bất thường di truyền, tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc mạch.

dot quy anh 1
Tổn thương nhồi máu vùng tiểu não của người bệnh (Vùng khoanh tròn màu đỏ). Ảnh: BVCC.

Nhận thấy tính chất nguy cấp trên, các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu, phối hợp hội chẩn với Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai và triển khai phác đồ điều trị phù hợp.

Sau thời gian điều trị, tình trạng của bệnh nhân dần ổn định, chức năng vận động cơ bản được cải thiện. Hiện tại, người bệnh được tiếp tục theo dõi sức khỏe và tập phục hồi chức năng nhằm tăng cường khả năng vận động.

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Minh, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đột quỵ não (hay tai biến mạch não) bao gồm hai thể chính là nhồi máu não và xuất huyết não.

Nhồi máu não là tình trạng động mạch não bị hẹp hoặc tắc, làm giảm nghiêm trọng lưu lượng máu đến khu vực mà động mạch đó nuôi dưỡng. Hậu quả là mô não tại vùng bị ảnh hưởng hoại tử, mất chức năng, dẫn đến các triệu chứng thần kinh tương ứng với vùng não tổn thương.

Đối với dạng đột quỵ này, người bệnh sẽ đột ngột xuất hiện các triệu chứng thần kinh như đau đầu, buồn nôn, nôn, liệt khu trú (liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ), rối loạn ý thức, tiểu không tự chủ, táo bón, rối loạn thần kinh thực vật. Các triệu chứng cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí tổn thương và vùng não bị ảnh hưởng do tắc mạch.

Nhồi máu não xảy ra phổ biến ở các nhóm sau đây:

  • Người cao tuổi, nằm lâu tại chỗ, béo phì, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu.
  • Người có bệnh tim mạch (xơ vữa mạch, tiền sử huyết khối, rung nhĩ, viêm nội tâm mạc), đái tháo đường, xơ gan, suy thận, viêm mạch trong bệnh tự miễn, ung thư: làm gia tăng nguy cơ tạo huyết khối.
  • Người có bệnh lý khác tại não: u não, áp xe não, viêm não màng não, hẹp mạch não.

Tỷ lệ tử vong chung ở 30 ngày sau nhồi máu não là 19% và tỷ lệ sống sót sau 1 năm đối với bệnh nhân nhồi máu não là 77%. Tuy nhiên, tiên lượng của mỗi trường hợp phụ thuộc vào mức độ tổn thương não, bệnh lý đi kèm, tuổi tác và các biến chứng sau đột quỵ.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol, thường xuyên tập thể dục và kiểm soát cân nặng để hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Đặc biệt, với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, đái tháo đường, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ càng trở nên quan trọng.

Nguồn : Zingnews

Virus HPV nguy hiểm thế nào?

Virus HPV xâm nhập vào tế bào cổ tử cung, gây ra những biến đổi bất thường, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.

ThS.BS Võ Lê Minh Hương, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), cho biết virus HPV có nhiều chủng khác nhau, trong đó một số được xếp vào nhóm “nguy cơ cao” do có khả năng gây ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng.

HPV lây từ người sang người chủ yếu qua đường tình dục. Đây là loại virus phổ biến, được xem là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa và ung thư. Hầu hết phụ nữ sau khi có quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV.

Diễn tiến của nhiễm HPV

Phần lớn trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng và có thể tự khỏi nhờ hệ miễn dịch. Khi virus tồn tại trong thời gian ngắn, nó chỉ gây ra những thay đổi nhẹ ở tế bào và có thể hồi phục bình thường. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao kéo dài có thể dẫn đến những biến đổi nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.

Khi virus tác động đến tế bào cổ tử cung, các tế bào này có thể phát triển bất thường và mất kiểm soát theo thời gian. Nếu không được phát hiện sớm, tế bào ung thư có thể xâm lấn sâu vào cổ tử cung và lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Tầm quan trọng của xét nghiệm tầm soát

Theo bác sĩ Hương, từ khi tế bào cổ tử cung bắt đầu biến đổi đến lúc phát triển thành ung thư thường mất từ 3 đến 7 năm. Do đó, xét nghiệm tầm soát đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm sự thay đổi này, giúp can thiệp kịp thời trước khi ung thư xuất hiện.

Những trường hợp có biến đổi nhẹ ở tế bào cổ tử cung có thể được theo dõi định kỳ để quan sát quá trình hồi phục. Nếu tế bào có sự biến đổi nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ vùng tổn thương để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay gồm:

  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear): Giúp phát hiện sớm các thay đổi bất thường của tế bào.
  • Xét nghiệm virus HPV: Kiểm tra sự hiện diện của các chủng HPV nguy cơ cao.

Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm tầm soát là cách hiệu quả giúp phụ nữ bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

TÌM HIỂU THÊM : Tầm soát ung thư cổ tử cung tại Phòng khám đa khoa Bình An

TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

THÔNG BÁO MỜI THẦU: “Gói thầu số BA – 01 : Thi công cung cấp và lắp đặt hệ thống Phòng cháy chữa cháy ( PCCC ) tại PKĐK Bình An”

Phòng khám đa khoa Bình An ( sau đây gọi là bên mời thầu ) đang có kế hoạch tổ chức đấu thầu gói thầu số BA – 01 :Thi công cung cấp và lắp đặt hệ thống Phòng cháy chữa cháy ( PCCC ) tại PKĐK Bình An địa chỉ 49/B1 Đường ĐT 743, Phường An phú, Thành phố Thuận an, Tỉnh Bình Dương.

Hình thức lựa chọn nhà thầu : Chào hàng cạnh tranh

Phạm vi công việc : Khảo sát lên phương án thi công, cung cấp lắp đặt thiết bị hệ thống PCCC theo hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC ( kèm theo tài liệu do bên mời thầu cung cấp )

Thành phần hồ sơ dự thầu : 

  • Hồ sơ năng lực của đơn vị nhà thầu;
  • Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phù hợp;
  • 02 hợp đồng có phạm vi công việc tương tự;
  • Chứng chỉ hành nghề chuyên môn của các nhân sự đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu;
  • Báo giá theo hồ sơ thiết kế;

Hình thức nộp hồ sơ dự thầu : File scan PDF và file Excel bảng báo giá theo hồ sơ thiết kế ( Hồ sơ bản giấy chỉ nộp khi có yêu cầu của bên mời thầu)

Địa chỉ và thời hạn nộp hồ sơ : 

Email : nguyenthinhu2008@gmail.com . Số điện thoại Mrs Như : 0975.728.029 . Thời hạn nộp hồ sơ thầu : Trước 17h ngày 28/02/2025.

Bên mời thầu trân trọng mời các đơn vị có đủ điều kiện, năng lực và quan tâm đến gói thầu nêu trên tham dự.

THÔNG BÁO MỜI THẦU: “Gói thầu số BA – 01 : Thi công cung cấp và lắp đặt hệ thống Phòng cháy chữa cháy ( PCCC ) tại PKĐK Bình An”

 

4 quan niệm sai lầm về ung thư buồng trứng mà còn nhiều chị em mắc phải

Rất nhiều quan niệm sai lầm về ung thư buồng trứng vẫn còn tồn tại, khiến chị em chủ quan trong việc phòng ngừa và tầm soát bệnh. Vậy đâu là những quan niệm sai lầm phổ biến mà chị em cần tránh để bảo vệ sức khỏe của mình?

Ung thư buồng trứng là tình trạng các tế bào ác tính phát triển trong buồng trứng, có khả năng lây lan sang các cơ quan lân cận nếu không được kiểm soát kịp thời. Đây là loại ung thư phụ khoa có tỷ lệ tử vong cao, bởi phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân chủ yếu là do các triệu chứng ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường như đầy hơi, đau bụng dưới hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Hiện nay, có rất nhiều chị em vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này, thậm chí còn tin vào những quan niệm sai lầm khiến họ chủ quan trong việc phòng ngừa và tầm soát ung thư buồng trứng. Dưới đây là 4 hiểu lầm phổ biến mà nhiều người vẫn mắc phải.

1. Chỉ phụ nữ lớn tuổi mới mắc ung thư buồng trứng

Nhiều chị em cho rằng ung thư buồng trứng là bệnh của phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là sau mãn kinh. Thực tế, mặc dù nguy cơ mắc bệnh tăng theo độ tuổi, nhưng ung thư buồng trứng không phải là căn bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ trung niên hoặc cao tuổi.

4 quan niem sai lam ve ung thu buong trung ma con nhieu chi em mac phai

Các nghiên cứu cho thấy, ung thư buồng trứng có thể xuất hiện ở phụ nữ trẻ, thậm chí có những trường hợp chẩn đoán bệnh khi mới ngoài 20 tuổi (Ảnh: Internet)

Những người có yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng, đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, lạc nội mạc tử cung hay hội chứng buồng trứng đa nang có thể phát triển ung thư buồng trứng ở độ tuổi rất trẻ. Do đó, không nên chủ quan và nghĩ rằng khi còn trẻ thì không cần tầm soát bệnh.

Việc khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là siêu âm buồng trứng và xét nghiệm marker ung thư (CA-125), là điều quan trọng để phát hiện bệnh sớm.

2. Không có tiền sử gia đình thì sẽ không bị ung thư buồng trứng

Một quan niệm sai lầm khác khiến nhiều chị em chủ quan là tin rằng chỉ những ai có người thân mắc ung thư buồng trứng mới có nguy cơ bị bệnh. Thực tế, chỉ khoảng 10 – 15% các trường hợp ung thư buồng trứng liên quan đến yếu tố di truyền.

Phần lớn các ca mắc bệnh là do những yếu tố khác như lối sống, chế độ ăn uống, tác động từ môi trường hoặc sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi trong gia đình không ai mắc bệnh, phụ nữ vẫn có thể bị ung thư buồng trứng. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, béo phì, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Vì vậy, không có tiền sử gia đình không đồng nghĩa với việc bạn được miễn nhiễm với căn bệnh này, và việc tầm soát sớm vẫn rất quan trọng.

3. Dùng thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng

Nhiều người lo lắng rằng sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể gây ra ung thư buồng trứng, nhưng thực tế khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc tránh thai dạng uống không những không làm tăng nguy cơ mà còn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Cụ thể, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai liên tục từ 5 năm trở lên có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân là do thuốc tránh thai giúp ức chế quá trình rụng trứng, làm giảm số lần rụng trứng trong đời. Mỗi lần rụng trứng, bề mặt buồng trứng sẽ bị tổn thương nhẹ, tạo điều kiện cho các tế bào bất thường phát triển. Nhờ giảm số lần rụng trứng, nguy cơ ung thư buồng trứng cũng được hạn chế đáng kể.

4 quan niem sai lam ve ung thu buong trung ma con nhieu chi em mac phai

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai cần có sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe và tránh các tác dụng phụ không mong muốn (Ảnh: Internet)

4. Ung thư buồng trứng có thể phát hiện sớm bằng xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap smear (hay còn gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) là một phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng nhiều chị em lại nhầm lẫn rằng xét nghiệm này cũng có thể phát hiện ung thư buồng trứng.

4 quan niem sai lam ve ung thu buong trung ma con nhieu chi em mac phai

Đây là một hiểu lầm phổ biến khiến nhiều phụ nữ tin rằng mình đang tầm soát đầy đủ, trong khi thực tế ung thư buồng trứng cần những phương pháp tầm soát khác (Ảnh: Internet)

Hiện nay, để phát hiện ung thư buồng trứng, các bác sĩ thường sử dụng siêu âm đầu dò và xét nghiệm máu CA-125. Tuy nhiên, ngay cả xét nghiệm CA-125 cũng không hoàn toàn chính xác, vì mức CA-125 có thể tăng cao do các bệnh lý lành tính như u xơ tử cung hoặc viêm vùng chậu.

Do đó, nếu có yếu tố nguy cơ cao hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường như đau bụng dưới kéo dài, chướng bụng không rõ nguyên nhân, chị em nên đi khám chuyên sâu để có biện pháp chẩn đoán chính xác nhất.

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, nhưng có thể được phát hiện sớm nếu chị em có hiểu biết đúng đắn và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe. Những quan niệm sai lầm như “chỉ người lớn tuổi mới mắc bệnh,” “không có tiền sử gia đình thì không lo lắng,” hay “Pap smear có thể phát hiện ung thư buồng trứng” đã khiến nhiều phụ nữ bỏ lỡ cơ hội tầm soát bệnh từ sớm. Thay vì tin vào những thông tin chưa được kiểm chứng, chị em nên tìm hiểu kiến thức từ các nguồn uy tín và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân.

Nguồn : Sức khoẻ và gia đình

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÚM MÙA NĂM NAY

Dịch cúm diễn biến phức tạp do nhiều yếu tố cộng hưởng, bao gồm thời tiết, miễn dịch cộng đồng, ô nhiễm, tỷ lệ tiêm chủng và sự biến đổi của virus.

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp do các chủng virus cúm (Influenza virus) gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm, đặc biệt là vào mùa đông – xuân, khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển và lây lan nhanh chóng. Virus cúm được chia làm 3 nhóm chính:

  • Cúm A: Loại nguy hiểm nhất, có thể lây lan rộng và gây đại dịch toàn cầu.
  • Cúm B: Chỉ lây giữa người với người, thường ít đột biến hơn cúm A nhưng vẫn có thể gây bệnh nặng.
  • Cúm C: Hiếm gặp, triệu chứng nhẹ, hầu như không gây thành dịch lớn.

Nguyên nhân gây cúm nặng

Cúm mùa năm 2025 đang diễn tiến phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Thời tiết mùa đông – xuân năm nay đột ngột lạnh hơn tạo điều kiện cho virus cúm có khả năng tồn tại và phát triển mạnh.

Ô nhiễm không khí do bụi mịn tăng, dễ gây viêm phổi và từ đó tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng hơn. Ngoài ra, miễn dịch cộng đồng vốn đã yếu đi sau giai đoạn phong tỏa và giãn cách xã hội phòng chống đại dịch Covid-19, đồng thời giảm tỷ lệ tiêm chủng vaccine cúm mùa hàng năm. Cả hai yếu tố này gây giảm mạnh khả năng miễn dịch với bệnh cúm mùa trong cộng đồng.

Trong khi đó, kháng thể chống lại cúm mùa chỉ tồn tại dưới một năm. Do đó, nếu hàng năm không được chích ngừa hay bị tái nhiễm, bạn sẽ không còn kháng thể đặc hiệu với virus cúm.

Người dân cũng có thể dễ nhiễm cúm thứ phát sau khi bị viêm đường hô hấp do virus HMPV, RSV… Điều này giải thích vì sao một số người vừa mắc cúm khỏi vài ngày lại mắc bệnh trở lại.

Cuối cùng là chủng cúm A chủ đạo đang gây bệnh hiện nay là H3N2. Đây là chủng virus có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng ở trẻ em, người già và những trường hợp mắc bệnh nền suy giảm miễn dịch (đái tháo đường, suy thận mạn tính, viêm phế quản mạn tính…). Tất cả nguyên nhân này cùng cộng hưởng gây ra tình trạng dịch cúm năm nay trở nên nặng nề, phức tạp.

Bên cạnh virus cúm, nhiều tác nhân khác gây ra viêm đường hô hấp cấp, chúng có thể là virus (không phải virus cúm) như RSV, HPMV, Adenovirus, Rhinovirus, Parainfluenza virus… hay các loại vi khuẩn không điển hình. Chúng ta không thể dựa trên triệu chứng bệnh để xác định được chủng virus gây bệnh là gì.

Vaccine phòng cúm mùa

Hiện nay, có hai loại vaccine cúm mùa phổ biến là vaccine tam giá và tứ giá, tương ứng với khả năng phòng ngừa 3 hoặc 4 chủng virus cúm. Tuy nhiên, cả hai loại này thường bao gồm hai chủng cúm A là H1N1 và H3N2, do đây là những chủng lưu hành thường xuyên trong các đợt dịch cúm hàng năm.

Virus cúm A có khả năng biến đổi linh hoạt, chủ yếu nhờ vào sự tái tổ hợp giữa hai loại protein bề mặt là H (hemagglutinin) và N (neuraminidase). Về mặt lý thuyết, sự kết hợp giữa 18 loại H và 11 loại N có thể tạo ra hơn 130 chủng virus khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 9 chủng chính gây bệnh cho người, xếp theo mức độ nguy hiểm giảm dần:

H5N1, H7N9, H5N6, H7N7, H3N2, H2N2, H1N1, H9N2, H7N3.

Không phải tổ hợp HN nào cũng có khả năng xâm nhập và thích nghi với tế bào người. Tuy nhiên, do sự tái tổ hợp liên tục, một chủng cúm hoàn toàn mới có thể xuất hiện (dù hiếm), làm dấy lên nguy cơ gây ra đại dịch.

Mặc dù sự xuất hiện của một chủng cúm mới hoàn toàn là hiếm, nhưng các đột biến nhỏ trong từng chủng virus đã biết xảy ra hàng năm. Điều này gây khó khăn trong việc tạo vaccine cúm mùa, vì virus liên tục thay đổi để thích nghi.

Nhiều người có thể thấy rằng tên thương mại của vaccine cúm mùa hàng năm không thay đổi, thậm chí các chủng virus được ghi trên nhãn vaccine vẫn giống nhau. Tuy nhiên, thực chất công thức vaccine có thể đã được điều chỉnh đáng kể để phù hợp với các biến thể mới.

Để dễ hình dung, có thể ví virus cúm A như một “nhóm gà” thì các chủng cúm A khác nhau giống như các giống gà: H1N1 giống như gà tam hoàng; H3N2 giống như gà tre; H5N1 giống như gà chọi.

Mỗi giống gà có đặc điểm riêng biệt, nhưng theo thời gian, vẫn có những biến đổi nhỏ về màu lông, kích thước, hình dạng mào gà… Dù vậy, tên giống gà vẫn không thay đổi. Chỉ khi có sự lai tạo giữa các giống gà khác nhau, một giống gà hoàn toàn mới mới xuất hiện.

Tương tự, các chủng cúm A vẫn giữ nguyên tên gọi (H1N1, H3N2, H5N1…) qua các năm, nhưng bản chất của chúng có thể đã thay đổi đáng kể. Điều này đòi hỏi vaccine cũng phải được điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tối ưu, dù tên vaccine không thay đổi.

Vaccine cúm mùa dành cho năm kế tiếp được sản xuất trước 6 tháng so với mùa dịch dự kiến. Trong một số trường hợp, vaccine của năm trước có thể được tái sử dụng, nhưng chỉ khi các chuyên gia theo dõi hàng triệu mẫu virus và xác nhận rằng không có đột biến lớn xảy ra.

Một điểm quan trọng cần lưu ý là hiệu quả của vaccine cúm mùa không đạt 100%. Thông thường, mức độ bảo vệ chỉ khoảng 60%, thậm chí có thể thấp hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vaccine kém hiệu quả.

Mục tiêu chính của vaccine cúm mùa không phải là tạo miễn dịch cộng đồng, mà là bảo vệ nhóm nguy cơ cao, bao gồm:

  • Người già
  • Trẻ nhỏ
  • Người có bệnh nền
  • Phụ nữ mang thai

Nhờ đó, vaccine giúp giảm số ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm áp lực lên hệ thống y tế và từ đó quan trọng nhất là giảm tỷ lệ tử vong.

Ngoài ra, vaccine còn có hiệu ứng bảo vệ chéo, nghĩa là dù chủng virus thực tế không hoàn toàn khớp với vaccine, hệ miễn dịch vẫn được kích hoạt và giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, tiêm vaccine cúm mùa mang lại lợi ích trực tiếp cho mỗi cá nhân được tiêm, giúp họ có hệ miễn dịch tốt hơn trước nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu cảnh báo biến chứng nặng

Sau khi tiếp xúc với người bệnh khoảng 1-4 ngày, bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: sốt cao, đau nhức cơ, mệt mỏi, ớn lạnh, ho khan, đau họng, nghẹt mũi xen chảy nước mũi. Trẻ nhỏ có thể kèm nôn, tiêu chảy.

Các triệu chứng này sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong thời gian này khả năng lây bệnh cho người khác rất cao, cần chú ý tránh tiếp xúc và thực hiện mọi biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng lây bệnh cho người xung quanh.

Ngày thứ 3-5 kể từ khi khởi phát, các triệu chứng sốt, đau sẽ giảm nhanh, nhưng ho dai dẳng kèm đau tức ngực (thường tăng về chiều đêm) và còn mệt mỏi kéo dài. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm vì có thể gặp các biến chứng nặng.

Mặc dù cúm mùa thường tự khỏi, ở một số trường hợp, đặc biệt là người có bệnh nền và suy giảm miễn dịch, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi nặng do virus hoặc bội nhiễm vi khuẩn gây suy hô hấp cấp; viêm cơ tim, viêm não…

Do vậy, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo biến chứng nặng gồm:

  • Khó thở (thở nhanh, co rút lồng ngực)
  • Đau ngực kéo dài, tím tái
  • Lơ mơ, co giật
  • Nôn ói liên tục
  • Sốt cao kéo dài hay tái phát trở lại sau khi đã giảm/hết sốt
  • Ở trẻ nhỏ: bỏ bú, quấy khóc, da tái nhợt

Nếu có một trong các triệu chứng này, người bệnh nên nhập viện ngay, đặc biệt là ở nhóm trẻ nhỏ, người già trên 65 tuổi, có bệnh nền. Tuy nhiên, bạn cũng nên thật bình tĩnh, không quá lo lắng mà nhập viện khi chưa có dấu hiệu cảnh báo.

Đối với người có xu hướng bệnh cải thiện, khả năng lây cho người xung quanh đã giảm nhưng vẫn cần chú ý thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh. Nếu sau 5-7 ngày kể từ khi khỏi phát, các triệu chứng bệnh từ từ thuyên giảm hay hết hẳn, bạn yên tâm sẽ phục hồi tốt. Ngay cả một số trường hợp hết triệu chứng nhưng mệt mỏi còn kéo dài đen hơn một tuần kế tiếp cũng không đáng ngại.

Uống thuốc gì khi bị cúm?

Hầu hết trường hợp cúm mùa không cần dùng thuốc đặc trị (thuốc kháng virus), vì cơ thể có thể tự sản sinh kháng thể chống lại virus trong khoảng 5-7 ngày.

Người bệnh nên dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ sớm để làm giảm triệu chứng như:

  • Uống thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau
  • Thuốc kháng histamine để chống chảy nước mũi
  • Thuốc giảm ho gốc codein hay dextromethorphan (chỉ dùng khi bị ho khan nhiều, đau tức ngực) hay một số thuốc ho thảo dược
  • Vitamin C liều cao

Các biện pháp cổ truyền như xông toàn thân, xông mũi cũng hiệu quả, giúp giảm nhanh triệu chứng. Ngoài ra, bệnh nhân cần đảm bảo ăn uống đủ chất (nhất là rau củ quả), uống nhiều nước, nghỉ ngơi tránh làm việc quá sức, giữ ấm cơ thể (đặc biệt là vùng cổ họng và vào ban đêm).

Lưu ý, thuốc kháng virus chỉ dùng cho người có nguy cơ cao hay có diễn tiến bệnh nặng. Đặc biệt là mỗi loại thuốc kháng virus thường chỉ có tác dụng lên một số virus nhất định.

Do vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng khi đã có xét nghiệm xác định được chủng virus gây bệnh. Ví dụ, thuốc kháng virus nhóm Oseltamivir (Tamiflu) chỉ có tác dụng với virus cúm A. Vì vậy, nếu bị viêm đường hô hấp cấp do cúm B, C hay không phải virus cúm, chúng hoàn toàn không có tác dụng.

Một số thuốc kháng virus khác đang có trên thị trường hiện nay cũng có tác dụng tương tự trên một số tác nhân virus khác có chọn lọc. Điều này chứng minh rằng bạn không nên tự sử dụng thuốc kháng virus vì lợi ích đem lại thấp hơn hiệu quả và đôi khi lại gặp bất lợi do tác dụng có hại của thuốc.

Nguồn : TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM)

Nhập viện vì cúm dù mới 30 tuổi, không bệnh nền

Theo bác sĩ Đinh Thị Bích Thục, ngay cả người trẻ có tiền sử khỏe mạnh cũng không nên chủ quan với cúm, đặc biệt khi bệnh diễn biến kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường.

ThS.BS Đinh Thị Bích Thục, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E, cho biết từ tháng 1 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 250 ca mắc cúm. Đáng chú ý, sau Tết Nguyên đán, số ca mắc cúm đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, với trung bình 10 bệnh nhân mỗi ngày.

Hiện tại, bệnh viện điều trị nội trú cho hơn 20 bệnh nhân cúm, cho thấy dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Người trẻ cũng biến chứng vì cúm

Trước khi nhập viện 4 ngày, chị N.N.P. (30 tuổi, ở Hà Nội) sốt cao kèm đau đầu, đau họng, ho có đờm, sổ mũi, đau mỏi người. Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, chị P. đã tự dùng thuốc Tamiflu trong 2 ngày.

Tuy nhiên, tình trạng còn sốt cao và mệt mỏi khiến người bệnh phải đến khám tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E. Tại đây, người bệnh được chẩn đoán mắc cúm B bội nhiễm và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải.

Một bệnh nhân khác cũng nhập viện trong tình trạng sốt cao kéo dài, ho có đờm, đau họng và mệt mỏi do cúm là N.T.T. (73 tuổi, ở Hà Nội). Trước đó 4 ngày, bà T. xuất hiện các triệu chứng cúm nhưng tự ý mua thuốc uống thay vì đi khám. Khi tình trạng diễn biến nặng hơn, người bệnh mới đến Bệnh viện E thăm khám và được chẩn đoán mắc cúm A bội nhiễm.

cum mua anh 1
Người dân đi test cúm A tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: BVCC.

Tại bệnh viện, bà được điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải.

Hai trường hợp trên chỉ là một trong số nhiều ca mắc cúm đang được điều trị tại cở sở y tế này.

Bác sĩ Đinh Thị Bích Thục cho hay cao điểm, có ngày khám cho gần 40 người bệnh thì hơn 1/2 số này mắc cúm. Đáng chú ý, không chỉ người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người có bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường, hô hấp…) mà ngay cả những người trẻ, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng nếu chủ quan.

Người có nguy cơ cao gặp biến chứng

Bác sĩ Thục nhấn mạnh bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc cúm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Nhiều trường hợp mắc cúm có thể tự hồi phục, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, bội nhiễm vi khuẩn, thậm chí đe dọa tính mạng.

Các chủng virus cúm phổ biến hiện bao gồm cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Hiện nay, thời tiết mùa đông xuân với độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Đồng thời, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Bác sĩ Thục cảnh báo những người có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người trên 65 tuổi
  • Người có các bệnh mạn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường
  • Người có nguy cơ phơi nhiễm cúm cao, bao gồm cả nhân viên y tế

Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Bệnh viện E, khuyến cáo người dân cần:

  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp
  • Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi)
  • Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết
  • Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe

Thấy 7 dấu hiệu này trên mặt, nên đi xét nghiệm gan

Khuôn mặt có thể tiết lộ những dấu hiệu tiềm ẩn của các vấn đề về gan. Dưới đây là các triệu chứng báo hiệu gan nhiễm mỡ hoặc rối loạn chức năng và tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm và thay đổi lối sống để ngăn ngừa biến chứng.

Bạn có biết khuôn mặt có thể tiết lộ những bí mật về sức khỏe gan. Từ quầng thâm đến đỏ trên má, những dấu hiệu tinh tế này có thể ám chỉ những vấn đề sâu xa hơn về chức năng gan của bạn. Tiến sĩ Rajesh Padhan, Giám đốc lâm sàng của Khoa Tiêu hóa và Gan tại Bệnh viện Marengo Asia Gurugram, Ấn Độ chia sẻ những thay đổi trên khuôn mặt có thể chỉ ra các vấn đề tiềm ẩn về gan và tại sao việc chú ý đến những dấu hiệu này lại rất quan trọng.

1. Quầng thâm mắt: Phản ánh tình trạng giải độc gan kém

Thay 7 dau hieu nay tren mat, nen di xet nghiem gan
Dấu hiệu cho thấy chức năng gan có vấn đề.

Nếu quầng thâm dưới mắt dai dẳng không biến mất mặc dù bạn đã ngủ đủ giấc, thì có thể là do gan. “Gan đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc cơ thể. Khi chức năng của gan bị suy yếu, độc tố tích tụ, dẫn đến mệt mỏi và lưu thông máu kém, có thể biểu hiện dưới dạng quầng thâm”, Tiến sĩ Padhan giải thích.

2. Đỏ ở má: Hormone có vấn đề

Đỏ bất thường trên má có thể là triệu chứng cho thấy hormone trong gan bất thường. Tiến sĩ Padhan lưu ý, “Đây có thể là do nồng độ estrogen tăng cao do chức năng gan bất thường, một đặc điểm phổ biến ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do rượu”.

3. Các mảng da thô ráp: Da ngứa, khô

“Da khô, ngứa có thể là do muối mật lắng đọng dưới da hoặc do gan tiết không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết do rối loạn chức năng”, Tiến sĩ Padhan chia sẻ. Những mảng này không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn báo hiệu rằng gan của bạn có thể cần được chăm sóc.

4. Vàng da

Vàng da hoặc mắt là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh gan. “Điều này xảy ra do sự tích tụ của bilirubin, một sản phẩm thải được gan xử lý”, Tiến sĩ Padhan giải thích. Vàng da thường chỉ ra các tình trạng như gan nhiễm mỡ hoặc các bệnh gan khác.

5. Sưng mặt: Tích nước

Sưng mặt là một dấu hiệu khác của các vấn đề nghiêm trọng về gan. “Khi gan phải vật lộn để điều chỉnh cân bằng chất lỏng, tình trạng tích nước có thể dẫn đến sưng phù, đặc biệt là ở mặt”, Tiến sĩ Padhan cho biết. Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn tiến triển của rối loạn chức năng gan.

6. Mụn trứng cá

Thay 7 dau hieu nay tren mat, nen di xet nghiem gan
Sự mất cân bằng nội tiết tố do gan hoạt động kém, cùng với sự tích tụ độc tố, có thể dẫn đến mụn trứng cá.

Mụn trứng cá, đặc biệt là quanh đường viền hàm và má, có thể liên quan nhiều hơn đến gan của bạn hơn là thói quen chăm sóc da của bạn. Sự mất cân bằng nội tiết tố do gan hoạt động kém, cùng với sự tích tụ độc tố, có thể dẫn đến mụn trứng cá.

7. Da nhợt nhạt

Nước da nhợt nhạt hoặc xỉn màu cũng có thể chỉ ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Giải độc và chuyển hóa là những chức năng quan trọng của gan và khi gan không hoạt động hiệu quả, làn da có thể mất đi vẻ sáng tự nhiên.

Theo Tiến sĩ Padhan, những thay đổi trên khuôn mặt như thế này thường đi kèm với các triệu chứng như khó chịu ở bụng, mệt mỏi hoặc yếu. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Chẩn đoán sớm và thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên, có thể ngăn ngừa biến chứng.

Khuôn mặt không chỉ là cửa sổ cảm xúc mà còn là tấm gương phản ánh sức khỏe bên trong của bạn. Hãy chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo này và ưu tiên sức khỏe gan để tránh các biến chứng lâu dài.

Theo Người đưa tin

Nguy cơ, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị ung thư vú

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa. Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Hãy cùng tìm hiểu nguy cơ, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị ung thư vú. 

Bình thường, các tế bào tuyến vú được sinh ra và mất đi theo một chu trình đã được lập từ trước. Cơ chế này giúp số lượng tế bào tuyến vú được sinh ra với số lượng vừa đủ, cân bằng giữa số lượng tế bào sinh ra và tế bào chết đi. Khi có các đột biến gen xảy ra, hội tụ đủ các điều kiện đặc biệt để vượt qua được hệ thống kiểm soát miễn dịch của cơ thể, tế bào tuyến vú sẽ được sinh ra liên tục, mất kiểm soát và tạo thành các khối u bao gồm rất nhiều tế bào không bình thường. Đó là các khối u ác tính tại vú, hay còn gọi là ung thư vú. Những tế bào này có khả năng xâm lấn vào mạch máu, mạch bạch huyết xung quanh và di chuyển đến những vùng xa vị trí khối u ban đầu, tạo ra các khối di căn.

 

 

Triệu chứng của bệnh ung thư vú

 

Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên tự khám vú của mình thường xuyên, để biết được trạng thái bình thường của vú và kịp thời phát hiện những thay đổi tại vú khi nó mới xuất hiện. Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú, bao gồm:

 

Đau: Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài.

 

Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.

 

Chảy dịch-máu ở đầu vú: Đầu vú tư nhiên chảy dịch hoặc chảy máu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.

 

Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.

 

 

Nguyên nhân gây ung thư vú

 

Bệnh ung thư vú sinh ra do các đột biến gen làm tế bào sinh sản không kiểm soát được. Có nhiều lý do mà cơ thể có các đột biến gen, trong đó khoảng 5-7% trường hợp có nguyên nhân di truyền, còn lại hơn 90% trường hợp chịu tác động của các yếu tố môi trường và lối sống.

 

Một số yếu tố nguy cơ tồn tại làm tăng tỷ lệ ung thư vú của nữ giới bao gồm:

 

– Phụ nữ lớn tuổi (trên 50 tuổi), phụ nữ chưa có con hoặc sinh con sau 30 tuổi cũng có khả năng cao.

 

– Do di truyền, nếu trong nhà có mẹ hoặc chị mắc bệnh trước thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ các cặp gen kết hợp lại với nhau gây ra ung thư vú cao hơn.

 

– Có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi).

 

– Một số nghiên cứu cho hay phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống rượu bia trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt có đến 70% phát triển ung thư trước tuổi 50 cao hơn so với những người không hút.

 

– Phụ nữ có mô vú dày, điều trị xạ trị ở ngực trước tuổi 30, người béo phì.

 

– Hormone thay thế trị liệu (HRT; estrogen cộng với progesterone) làm tăng nguy cơ ung thư vú nhẹ sau 5 năm điều trị.

 

– Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ một chút nếu được sử dụng trong nhiều năm.

 

Chẩn đoán ung thư vú được thực hiện như thế nào? 

 

Chẩn đoán ung thư tuyến vú cần dựa vào kết quả xét nghiệm mô bệnh học, bao gồm chọc hút kim nhỏ tuyến vú và sinh thiết kim tuyến vú.

 

Chọc hút kim nhỏ tuyến vú: Đây là xét nghiệm để đánh giá hình thái tế bào tuyến vú.

 

Sinh thiết kim tuyến vú: Còn gọi là sinh thiết lõi, là xét nghiệm để đánh giá cấu trúc của tổn thương tại tuyến vú. Kết quả mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú.

 

Xét nghiệm hóa mô miễn dịch và xét nghiệm gen: Những xét nghiệm này thường được làm sau khi đã được chẩn đoán xác định là mắc ung thư, nhiều trường hợp là sau khi đã được phẫu thuật khối u vú. Kết quả xét nghiệm này sẽ nói lên đặc điểm bệnh ung thư vú, mức độ ác tính, tốc độ phát triển của khối ung thư. Có nhiều nhóm bệnh ung thư vú khác nhau và do đó sẽ được điều trị khác nhau.

 

Chẩn đoán giai đoạn bệnh: Để xác định giai đoạn ung thư vú người ta thường dựa vào ba yếu tố chính là 1) tình trạng khối u vú, bao gồm kích thước khối u và mức độ xâm lấn của khối u ra xung quanh (T – Tumor), 2) tình trạng di căn hạch vùng (N-regional Node) và 3) tình trạng di căn xa (M-distant Metastases). Dựa vào những thông tin đó, bác sĩ sẽ xếp giai đoạn ung thư vú mức 0, I, II, III và IV. Nói chung thì giai đoạn càng cao thì có nghĩa là bệnh càng nặng. Giai đoạn 0 là khi bệnh ung thư còn nằm rất nông ngay trên bề mặt của biểu mô tuyến vú – còn gọi là ung thư tại chỗ. Giai đoạn IV là khi ung thư đã di căn xa

 

Điều trị ung thư vú

 

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư có nhiều phương pháp điều trị nhất. Các phương pháp này thường được các bác sỹ cân nhắc kỹ, có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau điều trị trên một bệnh nhân tùy theo giai đoạn bệnh, đặc điểm sinh học của khối u, tình trạng sức khỏe … và cả mong muốn của người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư bao gồm:

 

Phẫu thuật: nhằm mục đích lấy bỏ khối u tại vú và trong hầu hết các trường hợp là vét hạch hố nách. Bác sỹ sẽ cân nhắc đưa ra chỉ định phẫu thuật bảo tồn (chỉ cắt một phần tuyến vú có khối u) hoặc phẫu thuật triệt căn (cắt hết toàn bộ tuyến vú).

 

 

Xạ trị: Là dùng tia phóng xạ mang mức năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ cân nhắc bệnh nhân nào cần được xạ trị, dựa vào giai đoạn bệnh và một số yếu tố khác. Mục đích của xạ trị ung thư vú giai đoạn sớm là để giảm nguy cơ tái phát tại vú và vùng xung quanh, và là một phần của điều trị triệt căn ung thư vú. Đối với ung thư vú giai đoạn muộn, xạ trị giúp giảm triệu chứng như đau do chèn ép, do di căn xương.

 

Hóa chất: Điều trị bằng hóa chất là phương pháp điều trị cơ bản trong ung thư vú, cả ở giai đoạn sớm và giai đoạn di căn. Điều trị hóa chất sau phẫu thuật nhằm mục đích giảm nguy cơ tái phát (còn gọi là điều trị bổ trợ) và là một phần của điều trị triệt căn ung thư vú. Trong những trường hợp khối u lớn hoặc hạch nách dính không thể phẫu thuật được ngay, điều trị bằng hóa chất nhằm giảm kích thước khối u để tạo thuận lợi cho phẫu thuật. Khi ung thư vú đã di căn, điều trị toàn thân bằng hóa chất giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng.

 

Điều trị đích: hay còn gọi là điều trị nhắm đích: Ở một số bệnh nhân ung thư vú có bộc lộ thụ thể HER2, có thể điều trị phối hợp giữa hóa chất với thuốc điều trị đích. Các thuốc nhắm đích quan trọng hiện nay là trastuzumab, pertuzumab, lapatinib và TDM-1. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng cần điều trị đích. Hơn nữa, chi phí cho thuốc điều trị đích hiện còn cao so với khả năng tài chính của phần lớn bệnh nhân ở Việt Nam.

 

Điều trị nội tiết: Các thuốc nội tiết, theo nhiều cơ chế khác nhau, giúp estrogen không gắn được với thụ thể của nó trên tế bào ung thư sẽ có tác dụng làm cho tế bào ung thư không phát triển được.

 

Điều trị miễn dịch: Các nghiên cứu về thuốc miễn dịch trong ung thư vú thường được thực hiện trong nhóm nguy cơ cao như nhóm bộ ba âm tính. Gần đây, người ta thấy phối hợp atezolizumab với hóa chất ở bệnh nhân ung thư vú bộ ba âm tính (triple negative) đã di căn, giúp cải thiện hiệu quả điều trị hơn so với chỉ dùng hóa chất đơn thuần.

 

Ung thư vú là bệnh ung thư hay gặp nhất ở nữ giới. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm tuổi cao, tiếp xúc với các chất sinh ung thư trong môi trường, hút thuốc lá, uống rượu, thừa cân, béo phì, ít vận động và một số yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc ung thư vú ngày càng tăng nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư vú đang có xu hướng giảm đi, do những tiến bộ trong điều trị ung thư và tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm ngày càng tăng. Điều trị ung thư vú là điều trị đa mô thức, phối hợp giữa phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, điều trị đích, miễn dịch… Tùy theo giai đoạn bệnh, đặc điểm của khối u và tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Nguồn: Bệnh viện K

Suy giáp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh suy giáp là gì? Bệnh suy giáp (nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp) là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản sinh đủ hormon như thyroxine, T3, T4 cần thiết cho quá trình kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể

Biểu hiện có thể xảy ra khi suy tuyến giáp là hạ canxi máu hay ảnh hưởng đến hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cơ thể

Bệnh suy giáp rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Tuy vẫn có khả năng ngăn ngừa và điều trị nhưng một số trường hợp có thể gây biến chứng không phục hồi và cần phẫu thuật phức tạp

Nguyên nhân bệnh Suy giáp

Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy giáp là:

  • Teo tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến nhất
  • Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto
  • Nguyên nhân thứ phát sau điều trị cường giáp

Những nguyên nhân ít gặp hơn là việc thiếu iod trong chế độ ăn hằng ngày hoặc do tình trạng suy giáp bẩm sinh hay thứ phát sau khi bị bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Triệu chứng bệnh Suy giáp

Suy tuyến giáp nhẹ thường có các triệu chứng không rõ ràng, thêm vào đó bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi nên các bệnh nhân thường nghĩ triệu chứng đó là do tuổi già như:

  • Ăn không ngon miệng
  • Táo bón
  • Da tái xanh hoặc khô, dễ bị lạnh
  • Trí nhớ giảm sút, trầm cảm
  • Giọng khàn hoặc trầm hơn
  • Có thể thở gấp hoặc thay đổi nhịp tim
  • Đau khớp hoặc các cơ
  • Phụ nữ có thể có vấn đề về kinh nguyệt
  • Người bệnh ít có hứng thú trong tình dục hơn

Nếu suy giáp ở mức độ trầm trọng thì có thể biểu hiện nặng nề hơn như: lưỡi phình to ra (chứng lưỡi lớn), phù toàn thân: mặt, tay chân, da sậm màu và xù xì do lớp sừng phát triển dày.

Đối tượng nguy cơ bệnh Suy giáp

Bệnh suy giáp có ảnh hưởng như nhau đối với cả hai giới tính và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ cao tuổi

Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Phụ nữ trên 60 tuổi
  • Rối loạn tự miễn
  • Gia đình có người thân, cha mẹ hoặc ông bà mắc bệnh tự miễn
  • Đã được điều trị xạ trị iod hoặc thuốc ức chế tuyến giáp
  • Tiền sử chiếu bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên
  • Đã từng phẫu thuật tuyến giáp (hoặc một phần tuyến giáp)
  • Đã từng mang thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng quá

Phòng ngừa bệnh Suy giáp

Vì biểu hiện của suy giáp thường không rõ ràng nên phòng ngừa suy tuyến giáp còn gặp nhiều hạn chế, tuy nhiên có một số cách có thể phòng ngừa suy giáp ở người bệnh như:

  • Bệnh nhân có anti-TPO tăng mà chưa có biểu hiện lâm sàng suy giáp thì cần theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi chuẩn bị có thai cần được làm xét nghiệm tầm soát sớm bệnh suy giáp vì 3 tháng đầu thai kỳ khi thai nhi chưa hình thành tuyến giáp thì cần đến lượng hormon tuyến giáp lớn cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh, nếu trong quá trình này mà thiếu hormon do mẹ bị suy giáp thì trẻ sinh ra dễ bị kém phát triển trí tuệ và đần độn
  • Những đứa trẻ là con của bà mẹ bị bệnh suy giáp cần được xét nghiệm lấy máu gót chân ngay những ngày đầu sau sinh để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp
  • Xét nghiệm hormon giáp cần làm ở những cặp vợ chồng vô sinh.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Suy giáp

Chẩn đoán xác định suy giáp cần dựa vào cả lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết

Về lâm sàng:

Đặc trưng lâm sàng là bệnh phù niêm thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi 40-50 tuổi, triệu chứng xuất hiện từ từ, không rầm rộ nên dễ nhầm với triệu chứng của giai đoạn mãn kinh

Tổn thương da, niêm mạc là dấu hiệu đặc trưng nhất:

  • Thay đổi mặt: mặt tròn như mặt trăng, nhiều nếp nhăn, thờ ơ, ít biểu lộ cảm xúc
  • Phù mi mắt, gò má tím, môi dày, tím tái
  • Bàn chân, tay dày, ngón tay to khó gập lại, da lạnh, gan bàn chân, bàn tay có màu vàng
  • Niêm mạc lưỡi thâm nhiễm làm lưỡi to ra

Da, lông tóc móng phù cứng, da khô dễ bong vảy, tóc khô dễ gãy rụng, móng tay móng chân mủn, dễ gãy

  • Triệu chứng giảm chuyển hóa: rối loạn thân nhiệt, rối loạn điều tiết nước, tăng cân tuy ăn uống kém
  • Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim chậm (dưới 60 lần/phút), huyết áp thấp, có thể có cơn đau thắt ngực hoặc suy tim
  • Rối loạn thần kinh- tinh thần- cơ: người bệnh thường mệt mỏi, li bì, thờ ơ, vô cảm, suy giảm hoạt động thể chất, trí óc và sinh dục, rối loạn thần kinh tự động (táo bón kéo dài, giảm nhu động ruột), yếu cơ, đau cơ, chuột rút
  • Biến đổi tại tuyến nội tiết: Tuyến giáp to hoặc bình thường tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy giáp, ở bệnh nữ có thể rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, biểu hiện suy chức năng tuyến thượng thận

Về xét nghiệm:

  • Định lượng hormon: nồng độ TSH tăng cao trong tổn thương tại tuyến giáp, bình thường hoặc thấp trong tổn thương cùng dưới đồi hoặc tuyến yên
  • Độ tập trung Iod 131 tại tuyến giáp: thấp hơn giá trị bình thường
  • Chụp xạ hình tuyến giáp là phương pháp vô cùng hữu ích trong đánh giá hình ảnh chức năng của tuyến giáp. Đây là một kỹ thuật hiện đại với trung tâm tiêu biểu như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với trang bị hệ thống SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro với CT 16 dãy hiện đại nhất của hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới GE Healthcare (Mỹ) giúp tối ưu hình ảnh, đặc biệt có lợi cho chẩn đoán suy giáp

Các biện pháp điều trị bệnh Suy giáp

Chỉ có một số ít trường hợp suy giáp có nguyên nhân do tai biến khi dùng thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc suy giáp thoáng qua do viêm giáp có thể tự hồi phục. Còn lại đa phần các trường hợp suy giáp phải điều trị thay thế bằng hormon giáp

Những loại thuốc thay thế hormon tổng hợp tuyến giáp hoặc levothyroxine, nên được sử dụng hàng ngày vì cơ thể cần được cung cấp một lượng thuốc mới mỗi ngày

Nếu liều lượng thuốc quá cao có thể gây nên biến chứng như: căng thẳng, run rẩy, loãng xương và tăng sự đi tiêu, cần làm các xét nghiệm máu để kiểm tra liều dùng thuốc có nên thay đổi hay không

Nguồn : Bệnh viện Vinmec