Nơi cập nhật những chương trình khám sức khỏe định kỳ cho các công ty, doanh nghiệp

Dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn nên biết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường diễn biến thầm lặng, kéo dài. Chính vì vậy tạo cho người bệnh tâm lý chủ quan, đánh giá sai lầm về tính chất của bệnh. Trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển và để lại những tổn thương không hồi phục nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Tìm hiểu các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản giúp bạn có phương án thay đổi lối sống và điều trị sớm, từ đó hạn chế tổn thương và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Trào ngược dạ dày là gì?

 

Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày

 

2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.

Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

 

2.2 Buồn nôn, nôn

Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn.

Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

Buồn nôn là một dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Buồn nôn là một dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

 

2.3 Đau tức ngực thượng vị

Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.

Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.

Bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng.

 

2.4 Khó nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

2.5 Khản giọng và ho

Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

2.6 Miệng tiết nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.

Ngoài 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,…

3. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày

 

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nằm ngoài hai cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày. Hiểu một cách đơn giản, ta ví dạ dày như cái thùng, cơ thắt thực quản đóng vai trò như nắp thùng. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có hiện tượng “ thùng đầy nắp yếu”.

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:

● Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp

● Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá,…

● Các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyềnthoát vị hoành

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày

● Bệnh lý dạ dày: Rất nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…

● Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…)

Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

● Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng

● Mang thai

● Stress...

trào ngược
Ăn quá no có thể khiến trào ngược dạ dày

4. Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày

 

Dạ dày là nơi chứa đựng và tiêu hóa một phần thức ăn. Để làm được nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn dạ dày tiết ra một axit rất mạnh là axit hydrochloric HCl, axit này giúp hoạt hóa enzym pepsin- đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa protein. Chính vì vậy mà bản thân dạ dày có một hàng rào rất kiên cố ngăn không cho các axit và các enzyme quay lại “ăn mòn” dạ dày. Tuy nhiên các cơ quan khác lại không có cơ chế bảo vệ này. Chính vì vậy khi tiếp xúc với dịch dạ dày, niêm mạc nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn, sau đó là phù nề, viêm nhiễm, xơ sẹo và dính, nặng hơn là ung thư. Cụ thể:

Loét thực quản: Các vết loét có thể chảy máu, gây đau đớn và khó nuốt.

Hẹp và sẹo thực quản: khi tổn thương liền lại có thể để lại sẹo gây hẹp thực quản làm tắc nghẽn đường lưu chuyển thức ăn.

Thực quản Barrett: là tình trạng mô vảy ở đoạn dưới thực quản bị biến đổi thành mô dạng cột với các tế bào giống như ở ruột (dị sản ruột). Quá trình này là kết quả của sự tổn thương liên tục đến lớp lót của thực quản và nguyên nhân phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào đã bị biến đổi này có thể tiềm ẩn nguy cơ trở thành tế bào ung thư. Do đó, những người bị thực quản Barrett được khuyên nên có nội soi dạ dày định kỳ để theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư.

Ung thư thực quản: Có 2 loại ung thư thực quản chính: Ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong đó, một yếu tố nguy cơ chính của ung thư thực quản là thực quản Barrett. Người ta ước tính cứ 10 – 20 người có thực quản Barrett thì có 1 người bị ung thư thực quản sau 10 – 20 năm.

Biểu hiện ngoài thực quảnViêm họngviêm thanh quảnviêm tai giữa tái diễn nhiều lần. Tăng nặng bệnh hen suyễn. Ăn mòn răng, axit trào vào phổi có thể gây xơ phổi….

5. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

 

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm các phương pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:

  • Ăn thành từng bữa nhỏ. Nên ăn thường xuyên hơn là ăn ít bữa lớn đối với người có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
  • Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…) và ít các sản phẩm từ sữa.
  • Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.
  • Thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.
Thực phẩm chứa tinh bột làm giảm triệu chứng GERD
Thực phẩm chứa tinh bột làm giảm triệu chứng GERD

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Hiện tại, Phòng Khám Đa Khoa Bình An đang triển khai dịch vụ Nội soi dạ dày qua đường ngã mũi vào sáng Thứ 07 và Chủ nhật hàng tuần. Để được phòng tránh nguy cơ và điều trị kịp thời trào ngược dạ dày, Quý khách vui lòng đặt hẹn  để được phục vụ tốt nhất. Hotline 1900 9294

Chẩn đoán, điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay

Viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay là tổn thương cơ bản ở chỗ bám của gân duỗi cổ tay quay, gây đau tại vùng lồi cầu ngoài cánh tay. Hầu hết các trường hợp đều có thể phục hồi sau thời gian nghỉ dưỡng và điều trị phù hợp.

1. Viêm gân cầu lồi xương cánh tay

 

Viêm gân cầu lồi ngoài xương cánh tay (lateral epicondylitis) còn được gọi bằng một số tên khác như: Viêm điểm bám gân cơ ngửa cổ tay quay ngắn, viêm mỏm trên lồi cầu cánh tay, khuỷu tay người chơi tennis (tennis elbow), hay khuỷu tay người chèo thuyền,… Tỷ lệ mắc bệnh này chiếm khoảng 1 – 3% dân số, phổ biến từ 40 – 50 tuổi và phụ nữ tuổi trung niên. Đa phần các trường hợp đều phục hồi, thậm chí có người không cần điều trị mà chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi. Tuy nhiên cũng có một số ca viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay tái phát sau 6 tháng. Bệnh có thể kéo dài từ vài tuần, hàng tháng hoặc nhiều năm, trung bình khoảng 6 tháng – 2 năm.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do các cơ duỗi cổ tay quay ngắn và ngón tay vận động quá mức, hoặc do các động tác đối kháng ở tư thế ngửa cổ tay khiến căng giãn. Tình trạng này gặp phải khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hàng ngày trong một thời gian dài như:

  • Chơi đàn;
  • Đan lát;
  • Thái thịt;
  • Vặn tua vít;
  • Chơi tennis, cầu lông, chèo thuyền…

Ngoài ra, nếu một người đột nhiên thực hiện động tác mạnh cũng có thể gây ra chấn thương cho gân cơ, chẳng hạn như không quen sử dụng búa.

Chơi tennis, cầu lông
Chơi tennis, cầu lông thời gian dài có thể gây viêm gân cầu lồi xương cánh tay

Nơi gân bám vào xương vốn dĩ có lượng máu nuôi ít và không đủ, nếu gân hoạt động nhiều dễ dẫn đến thoái hóa và đứt vi thể một số sợi gân. Các vi chấn thương, vết rách nằm giữa gân cơ duỗi chung và màng xương khu vực lồi cầu ngoài là hậu quả của quá trình vận động quá mức cơ này. Tại vị trí bám của gân có chứa tổ chức hạt, khi chúng xâm lấn vào mạc gân, tăng sinh mạch và gây phù nề. Nếu cắt bỏ tổ chức này thì sẽ hết triệu chứng của viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.

2. Chẩn đoán viêm gân cầu lồi xương cánh tay

 

2.1. Triệu chứng lâm sàng

  • Cơn đau mơ hồ kéo dài theo cẳng tay, ở vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay, có thể lan xuống mu cổ tay;
  • Đau tự nhiên xuất hiện hoặc khi thực hiện một số động tác như: chạy xe gắn máy, cầm chổi quét nhà, vắt khăn hoặc quần áo, duỗi hay lắc cổ tay, nâng vật nặng như ly nước, mở cửa, …
  • Đau tăng lên khi làm động tác đối kháng ở tư thể duỗi cổ tay và ngửa bàn tay, hoặc nâng vật nặng;
  • Giảm khả năng duỗi cổ tay cũng như cầm nắm, tuy nhiên các động tác vận động khớp khuỷu vẫn trong giới hạn bình thường;
  • Đau có thể kéo dài từ vài tuần đến hàng tháng;
  • Sưng nhẹ hoặc có điểm đau nhói khi ấn tại lồi cầu hoặc cạnh lồi cầu ngoài xương cánh tay.

2.2. Cận lâm sàng

Trong khi các xét nghiệm về viêm và Xquang khớp khuỷu tay bình thường, thì siêu âm gân cơ bằng đầu dò tần số cao (7.5 – 20MHz) sẽ phát hiện những tổn thương như:

  • Kích thước gân to hơn;
  • Giảm đậm độ siêu âm;
  • Đứt gân từng phần hoặc hoàn toàn;
  • Lắng đọng calci trong gân;
  • Vỏ xương tại vị trí bám của gân không đều.

Ngoài ra, khi siêu âm Doppler năng lượng còn cho hình ảnh tân sinh mạch máu.

Siêu âm khớp
Siêu âm Doppler khớp khuỷu tay

 

2.3. Chẩn đoán xác định

Việc chẩn đoán xác định viêm gân cầu lồi chủ yếu dựa vào khám lâm sàng. Cụ thể, bệnh nhân bị đau vùng khuỷu và có điểm đau nhói tại vị trí điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.

2.4. Chẩn đoán phân biệt

  • Thoái hóa khớp khuỷu;
  • Viêm túi thanh dịch ở khuỷu tay;
  • Bệnh lý rễ ở cột sống cổ (C6 – C7);
  • Hội chứng đường hầm cổ tay.

3. Điều trị viêm gân cầu lồi xương cánh tay

 

3.1. Nguyên tắc điều trị

  • Tránh thực hiện những động tác có thể làm nặng thêm tình trạng viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay (như đã nêu ở mục 1);
  • Chủ yếu là điều trị bảo tồn;
  • Nếu thất bại có thể cân nhắc phẫu thuật.

3.2. Giáo dục bệnh nhân

Đội ngũ y tế sẽ giải thích cho người bệnh hiểu rõ như thế nào là viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay, đồng thời đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân biết hạn chế và tránh các động tác có thể gây đau hoặc làm nặng hơn tình trạng viêm gân cầu lồi. Chẳng hạn như giảm các hoạt động cần phải duỗi mạnh và ngửa cổ tay.

3.3. Vật lý trị liệu

Để làm giảm sự căng cơ duỗi ở nơi bám vào lồi cầu, bác sĩ vật lý trị liệu thường thực hiện các biện pháp như:

  • Xoa bóp;
  • Điện phân;
  • Sóng ngắn;
  • Laser lạnh;
  • Tập các bài tập làm căng cơ để tăng sức chịu đựng và cải thiện gân.

Ngoài ra, có thể băng thun y tế ở cẳng tay (dưới khuỷu tay 2.5 – 5cm) để hỗ trợ cẳng tay khi lao động.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay

 

3.4. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Có 2 dạng là gel bôi tại chỗ (diclofenac và profenid) hoặc uống (diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib, etoricoxib, …), bác sĩ sẽ dựa trên cơ địa bệnh nhân và các bệnh mạn tính để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

  • Thuốc giảm đau

Có thể kết hợp thêm thuốc giảm đau thông thường nếu bệnh nhân đau nhiều.

  • Tiêm Corticosteroid tại chỗ

Áp dụng trong trường hợp đau nặng, dai dẳng, hoặc không đáp ứng với các loại thuốc kể trên. Có thể tiêm tại chỗ Methylprednisolone acetat (Depo-medrol) hoặc bethamethasone (Diprospan) 1/2ml.

Lưu ý chỉ nên tiêm 1 lần và nếu có tiêm nhắc lại thì phải cách ít nhất 3 tháng. Phương pháp này tuy có hiệu quả tốt nhưng không bền vững, việc tiêm nhiều lần có nguy cơ gây tổn thương chỗ bám của gân và dẫn đến biến chứng như teo da tại chỗ tiêm, nhiễm trùng, bạch biến… Do đó, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân hạn chế vận động nhằm bảo tồn kết quả.

3.5. Phẫu thuật

Một số kỹ thuật ngoại khoa được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa thất bại là:

  • Cắt bỏ tổ chức mủn nát ở gốc của gân duỗi nhằm giải phóng gân cơ duỗi từ mỏm lồi cầu;
  • Cắt gân cơ duỗi, kéo dài và tạo hình chữ Z để ngăn hoạt động của các cơ duỗi.
  • Cắt lọc bớt một số sợi gân bị đứt, chà mặt xương và kích thích mọc ra gân mới tăng cường cho lớp gân cũ.

3.6. Một số phương pháp mới

Có thể làm liệt cơ duỗi nhằm hạn chế quá tải cho gân duỗi bằng cách tiêm vào cơ duỗi ngón 3,4:

  • Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân;
  • Hyaluronic acid;
  • Botulium to-xin A;
  • Băng glyceryl trinitrate…
Huyết tương giàu tiểu cầu
Phương pháp dùng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân

 

Tuy nhiên các phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi vì vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu. Nhìn chung, viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là một bệnh lành tính và có thể tự hồi phục sau thời gian từ nhiều tuần cho đến hàng tháng hoặc vài năm. Tình trạng viêm gân cầu lồi mạn tính cũng dễ tái phát, lâu dài dẫn đến thoái hóa, xơ hóa gân duỗi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt. Do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần đến chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình hoặc cơ xương khớp để chẩn đoán và điều trị. Tránh các vận động quá tải, đột ngột của gân cơ duỗi khi chơi thể thao, hoặc làm công việc nặng nhọc hàng ngày là cách phòng ngừa viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay.

Khoa Ngoại tổng hợp  Là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Phòng khám đa khoa Bình An , Khoa ngoại Tổng hợp là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc chuyên khoa Ngoại khoa như : khám và điều trị bệnh lý về cơ xương khớp , chấn thương chỉnh hình , khâu và phục hồi vết thương nắn chỉnh trật khớp , bó bột gãy xương…cho mọi lứa tuổi

Khoa ngoại tổng hợp khám và điều trị các bệnh lý:

  • Ngoại tổng quát :
      • Bệnh lý hậu môn : trĩ nội , trĩ ngoại , da thừa hậu môn , nứt rách hậu môn
      • Bệnh lý nam khoa : viêm, hẹp bao quy đầu
  • Bệnh lý cơ xương khớp
        • Thoái hoá cột sống cổ , thắt lưng , khớp gối , khớp háng , khớp vai và nhiều khớp khác…
        • Bệnh lý suy van tĩnh mạch sâu chi dưới mạn tính
        • Bệnh lý hội chứng ống cổ tay, ngón tay bật, ngón tay lò xo
        • Bệnh lý viêm gân cơ, viêm bao gân , viêm khớp , viêm bao hoạt dịch
  • Bệnh lý chấn thương :
          • Bong gân , trật khớp , vết thương hở , chấn thương phần mềm ,nứt xương, gãy xương
          • Điều trị bỏng

 

9 biểu hiện sau chứng tỏ bạn đã mắc huyết áp thấp

 Huyết áp thấp là căn bệnh phổ biến, có thể gây ra những nguy hiểm như đột quỵ hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim mạch…

Huyết áp thấp đôi khi không có triệu chứng, hoặc những triệu chứng nhẹ như đau đầu, choáng váng, chóng mặt cho đến nặng hơn như bệnh nhân có thể ngất, hoặc hôn mê.

Mỗi người sẽ có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau về tình trạng hạ huyết áp, có thể chỉ là hoa mắt, chóng mặt, với những người khác thì sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. Nhưng hầu hết người mắc bệnh huyết áp thấp đều gặp một hoặc kết hợp nhiều triệu chứng sau đây:

1. Biểu hiện mệt mỏi: Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống.

2. Có biểu hiện đau đầu: Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng.

3. Biểu hiện choáng, ngất: Những người bị huyết áp thấp ở mức độ nghiêm trọng có thể có triệu chứng của ngất (tình trạng mất ý thức đột ngột).

9 biểu hiện sau chứng tỏ bạn đã mắc huyết áp thấp - Ảnh 1.

Mỗi người mắc huyết áp thấp có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu.

4. Biểu hiện nhìn mọi vật mờ đi (thị lực giảm): Thị lực bị giảm làm mờ mắt. Cách tốt nhất là nên tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.

5. Có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt: Thường xuất hiện vào những lúc thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền.

6. Có biểu hiện mất tập trung: Khi cơ thể hạ huyết áp máu sẽ không đủ cung cấp đến não như bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường.

7. Có biểu hiện da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt: Khi huyết áp thấp, chân tay của bạn thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể duy trì việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, gây giảm thân nhiệt.

8. Xuất hiện tim đập nhanh: Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở.

9. Xuất hiện suy nhược cơ thể: Người bệnh trải qua rất nhiều những biểu hiện khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.

9 biểu hiện sau chứng tỏ bạn đã mắc huyết áp thấp - Ảnh 2.

Huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg.

Ngoài ra, người huyết áp thấp có biều hiện đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp, cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp… thậm chí còn mất ý thức tạm thời.

Khi các biểu hiện của tình trạng huyết áp thấp xuất hiện quá rầm rộ nhưng nhiều người chủ quan không thăm khám, điều trị sớm… điều này dẫn đến hậu quả sau:

Nhiều người bệnh tụt huyết áp khiến tim đập nhanh, choáng váng, ngất xỉu tại chỗ và có thể bị ngã gãy xương hoặc chấn thương đầu. Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu lên não, các tế bào thần kinh không đủ oxy, dưỡng chất lâu dần thoái hóa dẫn tới suy giảm trí nhớ.  Điều nguy hại hơn là huyết áp thấp khiến dòng máu nuôi dưỡng tim và não giảm, máu ứ trệ trong lòng mạch làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc mạch. Theo thống kê, có khoảng 10-15% số người bị tai biến mạch máu não và 25% số người bị nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp gây ra, điều này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.

Tóm lại: Biểu hiện của huyết áp thấp tuy không đến rầm rộ như huyết áp cao, nhưng những gì nó gây ra lại làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có thể không đủ thể tích máu trong lòng mạch.

Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết nếu: Không uống đủ nước, bị tiêu chảy hoặc nôn nhiều, đổ mồ hôi nhiều (ví dụ trong khi tập thể dục) gây toát mồ hôi và mất nước.

Một số bệnh lý về tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý nội tiết như tiểu đường, hạ đường huyết, suy giáp…hoặc dùng thuốc cũng có thể gây hạ huyết áp tư thế hay hạ huyết áp.

Vì vậy, khi có một trong các biểu hiện trên hoặc nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Huyết áp là áp lực trong lòng mạch máu để tim bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp có 2 chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực động mạch khi tim bơm máu đi, huyết áp tâm trương là áp lực trong động mạch giữa 2 kỳ co bóp của tim. Huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg.

Khi một người đứng lên ngồi xuống choáng váng, chóng mặt cũng có thể do huyết áp thấp, lúc này cần phải đo huyết áp ở tư thế nằm và tư thế đứng. Nếu huyết áp tâm thu từ 20mmHg trở lên và huyết áp tâm trương giảm từ 10mmHg trở lên thì gọi là hạ huyết áp tư thế.

Mắc rối loạn khớp thái dương hàm cần làm gì?

Rối loạn khớp thái dương hàm rất thường gặp, theo một số nghiên cứu khoảng 15 – 20% dân số có các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm.

Đây là một nhóm các biểu hiện như đau, tiếng kêu khớp, khó há miệng ở một bên hoặc hai bên vùng má, vùng thái dương. Cảm giác khó chịu này thường tăng lên khi ăn nhai.

Rối loạn khớp thái dương hàm do đâu?

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây rối loạn khớp thái dương hàm, có một số yếu tố chính:

  • Thói quen cắn chặt hai hàm răng với nhau – hay gặp khi bạn tập trung hoặc lo lắng quá mức.
  • Nghiến răng vào ban đêm khi ngủ hoặc thậm chí vào ban ngày.
  • Các khớp và cơ bị căng do thói quen cắn bút, cắn móng tay hoặc giữ điện thoại giữa cổ và vai.
  • Các cơ hoạt động quá mức do ăn đồ dai hoặc nhai kẹo cao su.

Các yếu tố nguy cơ rối loạn khớp thái dương hàm thường thấy gồm:

  • Do yếu tố di truyền ảnh hưởng đến cấu tạo, hành động và khiến khớp thái dương hàm bị sai lệch
  • Do tật nghiến răng
  • Do thói quen ăn uống không khoa học
  • Do hàm răng thưa, lệch lạc
Lời khuyên cho người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm - Ảnh 1.

Khi mắc rối loạn thái dương hàm, các biểu hiện thường thấy là đau vùng má hoặc thái dương.

Biểu hiện rối loạn thái dương hàm và biến chứng

Khi mắc rối loạn thái dương hàm các biểu hiện thường thấy là đau vùng má hoặc thái dương, đau có thể lan xuống vùng cổ, đau tăng khi ngủ dậy hoặc khi nhai;

  • Tiếng kêu “click” khi há ngậm miệng;
  • Khó há miệng;
  • Ù tai;
  • Đôi khi có thể đau đầu.

Rối loạn thái dương hàm một bệnh lý thường không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể tự khỏi và rất dễ tái phát. Các triệu chứng thường nặng hơn khi bệnh nhân bị căng thẳng tâm lý, stress hoặc trầm cảm…

Người bệnh rối loạn thái dương hàm cần làm gì?

Tùy thuộc nguyên nhân gây rối loạn cơ khớp thái dương hàm của bệnh nhân mà có phương pháp điều trị cụ thể cho từng nguyên nhân kèm theo đó là giảm đau cơ khớp, giãn cơ, tập vật lý trị liệu như xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, tập vận động dưới hàm, đeo máng nhai.

Kết hợp với hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp đơn giản tại nhà như:

+ Chế độ ăn mềm ví dụ: các món canh ninh hầm, cháo sữa, sinh tố trong 2 đến 4 tuần đầu.

+ Tránh cử động mạnh như ngáp quá to, nhai kẹo cao su, cấm đưa hàm sang 2 bên, ăn quá cứng – quá to – quá dai – quá nhiều.

Điều quan trọng nhất khi tập các bài tập ở nhà là không được làm tổn thương thêm các cơ hàm. Khi có dấu hiệu đau tăng phải đi khám chuyên khoa càng nhanh càng tốt.

Lời khuyên cho người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm - Ảnh 2.

HÌnh ảnh giải phẫu khớp thái dương hàm.

Lời khuyên cho người bệnh rối loạn thái dương hàm

Người bệnh đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều trị cho bản thân, nếu bệnh nhân không hợp tác chắc chắn các triệu chứng không thể thuyên giảm.

– Không cắn chặt hai hàm răng vào nhau. Vị trí tốt nhất của hàm dưới là các răng hai hàm tách nhẹ khỏi nhau và không di chuyển qua lại, điều này giúp cho khớp thái dương hàm và các cơ có thời gian để nghỉ ngơi và liền thương. Các răng của bạn chỉ nên chạm nhau khi nhai, nuốt và nói.

– Tránh há miệng quá to;

– Tránh thói quen cắn móng tay hoặc nhai kẹo cao su;

– Tránh các tư thế mà gây căng cơ ở cổ và vai như nằm sấp;

– Nên ăn mềm, tránh các đồ ăn dai, cứng;

– Tránh uống cà phê và hút thuốc;

– Thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen được sử dụng trong thời gian ngắn khi bệnh nhân bị đau nhiều;

Nếu các triệu chứng không giảm khi áp dụng các biện pháp trên, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa. Cố gắng giảm stress, nên nghỉ ngơi, dành ít nhất 10 – 15 phút mỗi ngày để thư giãn.

Để phòng rối loạn thái dương hàm cần

  • Hạn chế mở miệng đột ngột hoặc quá rộng nhất là khi ăn hoặc ngáp.
  • Tuyệt đối không cắn chặt răng, nghiến răng khi ngủ.
  • Từ bỏ thói quen cắn móng tay.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
  • Không ăn thức ăn quá cứng, quá dai.
  • Nếu có bệnh lý về răng hãy đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Hãy lưu tâm nếu bạn có các dấu hiệu của đau khớp thái dương hàm, hãy đến ngay cơ sở y tế khám và được hướng dẫn điều trị. Để chắc chắn bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.

5 xét nghiệm không thể bỏ qua khi khám sức khỏe

Xét nghiệm không chỉ giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay từ giai đoạn đầu, mà còn giúp các bác sĩ theo dõi, đánh giá quá trình điều trị.

Dưới đây là những xét nghiệm bạn không nên bỏ qua:

– Công thức máu

Công thức máu là một phương pháp xét nghiệm mà các giá trị thu được có thể cung cấp thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân/người xét nghiệm. Xét nghiệm công thức máu trở thành phương pháp xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất đối với huyết học và y khoa, bởi công dụng và sự tiện lợi mà nó đem lại.

Công thức máu toàn phần là kết quả xét nghiệm thành phần có trong máu, gồm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu, số lượng và tính chất của các tế bào thành phần có trong máu này sẽ được thể hiện dưới giá trị đo lường riêng, giúp bác sĩ xác định những vấn đề liên quan đến huyết học của sức khoẻ bệnh nhân/người xét nghiệm.

Đây là một xét nghiệm thường quy, cung cấp nhiều giá trị trong các bệnh lý thường gặp như: Bệnh nhiễm trùng, ung thư máu… và đặc biệt là xem có tình trạng thiếu máu hay không.

– Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những người đang mắc bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm đường máu hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết chính là việc định lượng lượng glucose có trong máu. Và glucose là năng lượng chính trong cơ thể con người.

Xét nghiệm đường trong máu nhằm mục đích phát hiện và theo dõi bệnh đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Bệnh đái tháo đường được xếp vào loại bệnh rối loạn chuyển hóa. Trong giai đoạn sớm của bệnh, thường không có triệu chứng. Việc phát hiện sớm giúp ích rất nhiều trong việc điều trị nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh như: Tổn thương mắt, thận, tim mạch và hệ thần kinh.

6 xét nghiệm không thể bỏ qua khi khám sức khỏe - Ảnh 2.

Xét nghiệm giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay từ giai đoạn đầu.

– Xét nghiệm cholesterol toàn phần

Xét nghiệm cholesterol toàn phần là một trong những xét nghiệm lipid máu giúp đánh giá chế độ dinh dưỡng, chẩn đoán nguy cơ xơ vữa động mạch và một số bệnh lý khác. Xét nghiệm cholesterol toàn phần được sử dụng rất phổ biến trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lý tim mạch.

Theo như khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch quốc tế, tất cả những người trên 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol trong máu, vì nồng độ cholesterol tăng cao là tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, vì vậy, việc kiểm tra và điều trị kịp thời sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tim mạch.

– Chức năng gan

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, khi gan bị tổn thương không chỉ gan bị ảnh hưởng mà các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những bệnh lý gan thường gặp như: Viêm gan do siêu vi, viêm gan do rượu bia, viêm gan do ký sinh trùng, gan nhiễm mỡ… Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế những nguy hiểm của các biến chứng như: Xơ gan, ung thư gan…

– Chức năng thận

Xét nghiệm chức năng thận được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Do những bệnh lý về thận ở giai đoạn sớm không có triệu chứng, đặc biệt trong bệnh cao huyết áp lâu ngày không được điều trị triệt để sẽ ảnh hưởng lên thận. Xét nghiệm chức năng thận là phương pháp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, giúp xác định mức độ và hiệu quả hoạt động của cơ quan. Trong đó, hầu hết đều tập trung vào đo mức lọc cầu thận (GFR) nhằm đánh giá khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

6 xét nghiệm không thể bỏ qua khi khám sức khỏe - Ảnh 3.

Công thức máu là một phương pháp xét nghiệm mà các giá trị thu được có thể cung cấp thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân/người xét nghiệm.

5 lưu ý để đảm bảo cho kết quả xét nghiệm được chính xác nhất

Kết quả xét nghiệm là những chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe, để đảm bảo cho kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

– Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Có những xét nghiệm để kiểm tra các chỉ số như Glucose, Cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL-C… cần nhịn đói 8 – 10 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

– Tránh sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê), nước ngọt, nước hoa quả… vài giờ trước khi lấy mẫu làm xét nghiệm để có kết quả chính xác.

– Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, nếu bạn đang sử dụng bất kể loại thuốc nào thì cần thông báo cho bác sĩ để có tư vấn, chỉ định phù hợp.

– Đối với các xét nghiệm nước tiểu, bạn cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch với nước, không dùng chất tẩy rửa vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Cách lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm: Bạn hãy đi một chút nước tiểu đầu, sau đó mới lấy nước tiểu giữa dòng vào ống đựng vô khuẩn do nhân viên y tế chuẩn bị trước.

– Đối với xét nghiệm tế bào cổ tử cung, làm tốt nhất sau khi sạch kinh 7 – 10 ngày, không làm xét nghiệm này khi đang trong chu kỳ kinh hoặc đang có ra máu âm đạo.

Những sai lầm cần tránh

1. Tự ý bỏ tái khám

Một số căn bệnh mãn tính rất dễ tái đi tái lại. Thông thường, điều trị một căn bệnh đều có lộ trình riêng. Ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm hoặc các dấu hiệu bệnh lý không còn nữa, bạn chỉ nên ngưng tái khám khi bác sĩ cho phép và nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống, các bài luyện tập để bệnh không tái phát.

2. Tự ý mua thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ

Một số người tự ý mua thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ đã điều trị trước đó. Điều này tuyệt đối không nên, vì thông thường bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình hiện tại để điều chỉnh loại thuốc, liều lượng.

Tóm lại: Khám sức khỏe định kỳ giúp chẩn đoán sớm những bệnh như: Tiểu đường, xơ gan, ung thư, cao huyết áp, suy thận, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết và cả các rối loạn về thần kinh… từ đó có chiến lược điều trị kịp thời. Phần trăm điều trị thành công của bệnh nhân ở những giai đoạn đầu luôn cao hơn và ít tốn kém hơn. Thông thường, ở giai đoạn đầu của một số bệnh, các dấu hiệu có thể chưa rõ ràng. Nhưng nếu như cơ thể bạn đã có dấu hiệu bất thường thì nên đi khám, đặc biệt với những người có chế độ sinh hoạt, ăn uống chưa khoa học hoặc người thân có tiền sử mắc các bệnh có khả năng di truyền.

Gan nhiễm mỡ có chữa được không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới gan nhiễm mỡ. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, người mắc gian nhiễm mỡ có thể không phải dùng thuốc để điều trị.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều (lớn hơn 5% trọng lượng gan) gây ảnh hưởng đến chức năng gan.

Chữa gan nhiễm mỡ thế nào?

Nếu phát hiện gan nhiễm mỡ ở giai đoạn sớm như gan nhiễm mỡ độ 1 thông qua các khám xét định kỳ, người bệnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng gan nhiễm mỡ có thể điều trị khỏi.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị dành cho bệnh gan nhiễm mỡ. Các phương pháp điều trị chủ yếu làm giảm những ảnh hưởng của triệu chứng bệnh đến sinh hoạt hàng ngày và làm tình trạng gan nhiễm mỡ không tiến triển nặng thêm.

Để điều trị gan nhiễm mỡ, người bệnh không nên vội vàng. Bởi vì không có phương pháp nào làm dứt điểm tình trạng này nhanh chóng. Người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

– Giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì.

– Không uống rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc.

– Thay đổi lối sống: tập luyện thể dục thể thao thường xuyên theo khả năng.

– Ngoài ra người bệnh cần bổ sung các loại rau củ quả nhiều vitamin. Thay thịt đỏ bằng các loại thịt giàu protein (thịt gà, thịt cá). Hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, đồ cay nóng, hoa quả chứa hàm lượng fructose cao…

– Loại bỏ một số thói quen có hại cho gan như thức khuya, ngủ muộn, căng thẳng.

Gan nhiễm mỡ có chữa được không? - Ảnh 1.

Đa số các trường hợp gan nhiễm mỡ nằm trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa.

Vì sao gan bị nhiễm mỡ, nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Vì sao bị gan nhiễm mỡ? Do lượng chất béo tích lũy quá nhiều trong gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân thường gặp nhất là những người lạm dụng bia rượu. Việc sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian dài sẽ gây tổn thương gan và dẫn đến suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ. Việc điều trị gan nhiễm mỡ do rượu cũng khó khăn hơn do diễn biến bệnh phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vẫn có những bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ mà không sử dụng nhiều rượu. Một số nguyên nhân thường gặp khác là:

– Người mắc một số bệnh béo phì, mỡ máu cao, tiểu đường… Trong đó người thừa cân, béo phì là những đối tượng dễ mắc gan nhiễm mỡ nhất. Lý do là vì khi cơ thể thường xuyên cung cấp lượng chất béo nhiều hơn lượng chất béo có thể hấp thụ sẽ dẫn đến việc tích tụ, không chuyển hóa hết. Từ đó tạo thành nguy cơ gan nhiễm mỡ.

– Chế độ ăn uống, ăn nhiều chất béo, tinh bột, lạm dụng chất kích thích và lười vận động.

– Sử dụng một số loại thuốc quá liều quy định hoặc sử dụng thuốc điều trị lâu dài, thường xuyên.

– Yếu tố gia đình, gene di truyền.

– Tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị một số bệnh.

– Suy dinh dưỡng hoặc giảm cân quá mức.

Gan nhiễm mỡ có chữa được không? - Ảnh 2.

Gan nhiễm mỡ thường chia làm 3 mức độ dựa theo tình trạng bệnh từ nhẹ đến nặng.

Phòng ngừa gan nhiễm mỡ

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường ăn nhiều rau củ quả đặc biệt là các loại giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, sử dụng dầu thực vật… Hạt óc chó, hạt hướng dương, bơ, cải bó xôi, cải xoăn… đều là những thực phẩm giúp hạn chế tích tụ mỡ tại gan. Hạn chế rượu bia, mỡ động vật, giảm khẩu phần thịt đỏ. Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, nhiều chất béo, đồ nhiều tinh bột, nhiều muối, nhiều đường.

– Thường xuyên tập luyện thể thao, giữ cân nặng hợp lý. Đồng thời duy trì lối sống lành mạnh ngủ đủ giấc, đúng giờ.

– Nếu cần uống các loại thuốc trong thời gian dài, nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

– Tiêm phòng viêm gan A viêm gan B để bảo vệ gan khỏi các loại virus.

– Thường xuyên thăm khám định kỳ, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao để phát hiện bệnh sớm.

Nguồn : Sức khoẻ và đời sống

Thiếu máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thiếu máu là tình trạng máu không đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh mang oxy cùng chất dinh dưỡng đến các cơ quan trên cơ thể. Thiếu máu khiến các cơ quan kém hoạt động, người bệnh thấy mệt mỏi, yếu ớt, dễ mắc bệnh.

1. Thiếu máu là gì?

‎Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào, trong đó giảm huyết sắc tố là quan trọng nhất.‎

Thiếu máu xảy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành thấp hơn mức độ của một người khỏe mạnh nên thực chất thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành. Thiếu máu là một hội chứng hay gặp, nhất là khi mắc các bệnh về máu.

2. Triệu chứng khi thiếu máu

Chẩn đoán hội chứng thiếu máu phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng thường thấy:
‎- Cảm thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay thay đổi tư thế và khi gắng sức. Thậm chí có thể ngất lịm, nhất là khi thiếu máu nhiều.
‎- Người bệnh nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ và thay đổi tính tình, hay cáu gắt,

– Tê tay chân, giảm sức lao động trí óc và chân tay.

– Hay cảm thấy hồi hộp đánh trống ngực, khó thở. Có thể đau vùng trước tim do bị thiếu máu cơ tim.

‎- Người bệnh chán ăn, đầy bụng, đau bụng, phân lỏng hoặc táo bón.
‎Ngoài ra, người bệnh có thể tự nhận biết phát hiện:
‎- Niêm mạc nhợt nhạt, da xanh xao, có thể kèm vàng da; hoặc có thể sạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hóa sắt. Đặc biệt rõ ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay… hoặc ở niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng…

– Lưỡi có màu nhợt, hoặc có thể nhợt vàng trong huyết tán, hoặc nhìn như có bựa bẩn khi thiếu máu do nhiễm khuẩn; hoặc lưỡi đỏ lừ, dày lên trong thiếu máu Biermer; Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng.

– Bị rụng tóc, móng tay giòn dễ gẫy…

– Tim đập nhanh và có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu. Nếu thiếu máu lâu mà không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến suy tim.
‎Chính vì vậy, nếu thấy mình có các triệu chứng trên cần đi khám bệnh để các bác sĩ chẩn đoán xác định, tìm nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.

Thiếu máu là bệnh gì? Liệu có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Thiếu máu có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm.

3. Nguyên nhân gây thiếu máu

– Thiếu máu do thiếu sắt: Gặp ở những bệnh nhân bị các bệnh lý gây mất máu: giun móc, viêm loét dạ dày, cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, u chảy máu trĩ…; Chảy máu tiêu hóa do dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hay aspirin trong điều trị bệnh một thời gian dài.

– Do thiếu acid folic: Ở những bệnh nhân nghiện rượu, kém hấp thu, sử dụng thuốc ngừa thai…

– Do thiếu vitamin B12: Gặp ở bệnh nhân bị cắt đoạn dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hay cắt đoạn hồi tràng…

– Thiếu máu do bất thường di truyền: Bất thường trong cấu tạo chuỗi Hemoglobin hồng cầu, dẫn đến thời gian sống của hồng cầu rút ngắn.

– Do tán huyết miễn dịch: Khi trong cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ và gây nên hiện tượng thiếu máu.

– Do suy tủy xương: Tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu cần thiết cho cơ thể, nguyên nhân: nhiễm trùng, hóa chất, tia xạ, di truyền…

– Do suy thận mạn: Gây ra hiện tượng giảm tế bào cạnh cầu thận, làm thiếu máu.

– Thiếu máu do nhiễm độc chì: Đối tượng nguy cơ cao mắc phải tình trạng này là công nhân tiếp xúc nhiều với trì hoặc trẻ em uống phải sơn pha chì.

4. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu

Các yếu tố nguy cơ:

– Người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu sắt, vitamin B12, folate.

– Bị rối loạn đường ruột dẫn đến sự hấp thu kém các chất dinh dưỡng trong ruột non.

– Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt;

– Phụ nữ trong quá trình mang thai.

– Bệnh nhân có bệnh mãn tính: ung thư, suy thận, suy gan…

– Tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền.

– Những yếu tố khác: tiền sử nhiễm trùng, bệnh về máu, rối loạn tự miễn, nghiện rượu, sử dụng thuốc… cũng gây hiện tượng thiếu máu.

5. Biện pháp điều trị thiếu máu

Điều trị thiếu máu trên nguyên tắc chung là phải xác định nguyên nhân để điều trị và truyền bù khối hồng cầu.

Biện pháp điều trị thiếu máu dựa trên nguyên nhân gây bệnh:

– Thiếu máu ở mức độ nặng: dùng thuốc dựa theo căn nguyên gây bệnh kết hợp với truyền máu.

– Thiếu máu do mắc bệnh tự miễn: có thể dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, corticosteroid.

– Thiếu máu do thiếu sắt: Bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 và các loại vitamin cùng khoáng chất khác.

photo-1668398627743

Người bệnh thiếu máu thường thấy mệt mỏi.

6. Thiếu máu có nguy hiểm?

Thiếu máu là một tình trạng không thể chủ quan, cần phải phát hiện để điều trị càng sớm càng tốt vì nếu kéo dài, người bệnh có thể sẽ bị nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Cơ thể bị suy nhược ở mức độ trầm trọng;
  • Thai kỳ gặp biến chứng, có thể gây sinh non;
  • Có thể gặp vấn đề tim mạch;
  • Bị thiếu máu não;
  • Suy tim và cuối cùng là tử vong.

    7. Lời khuyên của bác sĩ

    Không để thiếu máu và khắc phục thiếu máu bằng cách:

    – Ăn uống vệ sinh, khoa học, đầy đủi các thành phần, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể…;

    – Hạn chế ăn gia vị nhân tạo, dầu mỡ…

    – Xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc cân đối;

    – Tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

    – Phụ nữ cần lưu ý đến kinh kỳ, thai kỳ; Cần bổ sung sắt uống, ăn thức ăn giàu sắt nếu thiếu.

    – Không để thiếu máu kéo dài. Nếu thấy có triệu chứng thiếu máu cần lắng nghe cơ thể và khám và làm xét nghiệm công thức máu ngay.

    – Nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

  • Nguồn: SKĐS

Quy trình xét nghiệm máu nhiễm mỡ và những lưu ý

Xét nghiệm mỡ máu là một xét nghiệm máu để đo lượng cholesterol và chất béo trung tính có trong máu. Xét nghiệm này rất quan trọng và được thực hiện thường quy nhằm xác định nguy cơ tích tụ chất béo trong động mạch có thể dẫn đến xơ vữa động mạch.

Nếu bị máu nhiễm mỡ, người bệnh đối diện nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não… Để biết được nồng độ cholesterol cao hay thấp, người bệnh phải xét nghiệm mỡ máu. Vì cholesterol là chất mỡ không tan trong nước nên để di chuyển trong máu, buộc phải kết hợp với protein để có thể tự do di chuyển. Cholesterol chỉ gây hại khi xảy ra tình trạng rối loạn cholesterol do tăng cao trong máu.

Xét nghiệm máu nhiễm mỡ thường được chỉ định cho tất cả đối tượng ở độ tuổi trung niên trở lên, người có người thân trong gia đình bị máu nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, nguy cơ bị tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận, suy giáp… Với nhiều người dân ở thành thị, thậm chí có thể xét nghiệm sớm hơn do lối sống ít vận động và tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh.

Quy trình và những lưu ý khi xét nghiệm máu nhiễm mỡ - Ảnh 1.

Xét nghiệm mỡ máu để đo lượng cholesterol và chất béo trung tính có trong máu.

1. Xét nghiệm máu nhiễm mỡ gồm những chỉ số nào?

4 chỉ số quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu cho người bệnh, bao gồm:

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL-cholesterol (LDL-c)
  • HDL-cholesterol (HDL-c)
  • Triglyceride.

Dựa vào những chỉ số xét nghiệm về mỡ máu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng người bệnh có bị máu nhiễm mỡ hay không, máu nhiễm mỡ ở mức độ nào, có ảnh hưởng đến các bệnh liên quan khác như tim mạch, đái tháo đường, tim mạch, xơ vữa động mạch… hay không.

Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần <130 mg/dL (<3.3 mmol/L), chứng tỏ bạn có nồng độ mỡ máu toàn phần bình thường.

Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần > 160 mg/dL (>4.1mmol/L), chứng tỏ sức khỏe của bạn đang ở ngưỡng nguy hại.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Cholesterol có trong máu được hình thành từ 2 nguồn: Thức ăn được đưa vào cơ thể mỗi ngày và nguồn do gan – ruột tổng hợp.

Chính vì liên quan đến nguồn thực phẩm đưa vào, do đó, kết quả xét nghiệm máu nhiễm mỡ chịu ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của người bệnh. Nếu như trước khi đi xét nghiệm, người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ, da gà, da vịt, thức ăn nhanh… sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch.

Ngoài ra, các chỉ số xét nghiệm mỡ máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:

  • Thời tiết: Vào mùa lạnh lượng mỡ máu sẽ cao hơn mùa hè.
  • Độ tuổi: Người nghiện thuốc lá, tuổi cao (nam, nữ > 45 tuổi) thường tăng cholesterol trong máu.
  • Bệnh mạn tính: Người bệnh tăng huyết áp > 140/90 mmHg hoặc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh tim và đái tháo đường cũng có cholesterol cao hơn.
  • Thuốc: Một số loại thuốc an thần, thuốc ngừa thai, thuốc chẹn bêta giao cảm, steroid tăng chuyển hóa, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid… cũng làm tăng cholesterol.

3. Quy trình thực hiện xét nghiệm

3.1 Trước xét nghiệm

Nhịn đói tối thiểu 10 giờ và tối đa 14 giờ (tránh quá lâu sẽ thay đổi chuyển hóa năng lượng làm tăng triglycerides).

3.2 Xét nghiệm

Bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm nếu cần. Người bệnh được lấy máu xét nghiệm và mẫu máu được vận chuyển đến ngay Trung tâm Xét nghiệm.

3.3 Sau xét nghiệm

Người bệnh nhận được kết quả xét nghiệm máu và sau khi bác sĩ đọc kết quả sẽ đưa ra hướng tư vấn, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định tần suất xét nghiệm vào những lần tiếp theo.

Quy trình và những lưu ý khi xét nghiệm máu nhiễm mỡ - Ảnh 3.

Nên lấy mẫu máu xét nghiệm vào buổi sáng để đảm báo độ chính xác.

4. Một số lưu ý khi xét nghiệm máu nhiễm mỡ

4.1 Thời điểm xét nghiệm

Tùy vào thời điểm lấy máu, nồng độ một số chất có thể thay đổi, đơn cử như xét nghiệm nồng độ cortisol, sắt huyết thanh, đường huyết sẽ cao nhất vào buổi sáng từ 6 – 8 giờ nhưng giảm dần vào buổi chiều và đến nửa đêm. Do đó, thời điểm lấy máu xét nghiệm mỡ máu tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng.

4.2 Người bệnh máu nhiễm mỡ cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm

Người bệnh máu nhiễm mỡ cần nhịn ăn tối thiểu 10 tiếng, việc ăn uống quá mức dẫn đến huyết tương/huyết thanh đục sẽ gây sai số.

Không hút thuốc lá trong thời gian lấy máu, tránh uống rượu bia, thức uống có ga quá mức vào đêm trước ngày lấy máu và tốt nhất là trước thời điểm xét nghiệm 24 giờ. Nếu không, kết quả xét nghiệm máu sẽ không chính xác do thuốc lá, các loại nước này tác động đến chỉ số sinh hóa máu.

4.3 Uống đủ nước

Uống nước lọc đầy đủ rất cần thiết, giúp người bệnh tránh mệt mỏi, bụng đói do chưa thể ăn sáng. Chưa kể, uống đủ nước góp phần giúp người bệnh máu nhiễm mỡ giảm căng thẳng vì ít khi đi khám bệnh hay sợ lấy máu.

Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin A

Vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức phận trong cơ thể. Thiếu đi vitamin này, trẻ dễ gặp nhiều vấn đề về thị lực, hệ miễn dịch kém.

Trẻ thiếu vitamin A có hệ miễn dịch yếu, thị lực kém, dễ mắc nhiều bệnh tật. Ảnh: Freepik.

 

Trẻ thiếu vitamin A có hệ miễn dịch yếu, thị lực kém, dễ mắc nhiều bệnh tật. Ảnh: Freepik.

Vitamin là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, trong đó, vitamin A giúp chúng ta duy trì đôi mắt khỏe mạnh, thị lực tốt, làn da khỏe và chống lại nhiễm trùng.

Cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin A nên chúng ta phải hấp thụ nó qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Nếu thiếu vitamin A, theo thời gian, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng gặp nhiều vấn đề về thị lực, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí tử vong.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 3 triệu trẻ em bị khô mắt (tổn thương mắt do thiếu vitamin A dẫn đến mù lòa) và có tới 251 triệu trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng. Ở Việt Nam, vào những năm 80, tỷ lệ khô mắt có tổn thương giác mạc ở trẻ em trước tuổi đi học cao hơn ngưỡng của WHO 7 lần và ước tính mỗi năm, khoảng 5.000-6.000 trẻ em mù lòa do thiếu vitamin A (điều tra của Viện Dinh dưỡng, Viện Mắt).

Triệu chứng

Theo WebMD, các triệu chứng của trẻ thiếu vitamin A có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Một số người có thể có nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn những người khác. Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể gặp phải:

  • Quáng gà: Trẻ gặp khó khăn khi nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, cuối cùng sẽ dẫn đến mù hoàn toàn vào ban đêm.
  • Xerophthalmia: Tình trạng này còn gọi là thoái hóa giác mạc. Mắt có thể rất khô và đóng vảy, gây hỏng giác mạc và võng mạc.
  • Nhiễm trùng: Trẻ bị thiếu vitamin A có thể thường xuyên gặp phải những lo lắng về sức khỏe vì cơ thể không có khả năng miễn dịch chống lại nhiễm trùng.
  • Vệt bitot (đốm mù mờ): Đây là tình trạng tích tụ chất sừng trong mắt, gây ra hiện tượng mờ mắt.
  • Kích ứng da: Những người bị thiếu vitamin A có thể gặp các vấn đề về da như khô, ngứa và tróc vảy.
  • Keratomalacia (chứng nhiễm giác mạc): Đây là chứng rối loạn về mắt khiến lớp giác mạc bị khô. Giác mạc là lớp trong trước mống mắt và đồng tử.
  • Thấp còi: Thiếu vitamin A có thể làm chậm sự phát triển hoặc khiến trẻ không phát triển xương, còi cọc, thấp hơn bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ thiếu vitamin A có thể chậm phát triển, trí nhớ kém, học khó vào. Ảnh: Freepik.

tre thieu vitamin A anh 1

 

Trẻ thiếu vitamin A có thể chậm phát triển, trí nhớ kém, học khó vào. Ảnh: Frepik.

Nguyên nhân

Cơ thể lấy vitamin A từ thức ăn và được dự trữ chủ yếu ở gan. Thiếu vitamin A chỉ xảy ra khi lượng vitamin A ăn vào không đủ và vitamin A dự trữ bị hết. Nguyên nhân gây thiếu vitamin A gồm:

  • Khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A: Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải do thức ăn cung cấp, vì vậy, nguyên nhân chính của thiếu vitamin A là ăn uống các loại thức ăn nghèo vitamin A và Caroten (tiền vitamin A). Bữa ăn thiếu mỡ cũng làm giảm hấp thu vitamin A. Bởi vitamin A tan trong chất béo. Sữa mẹ là nguồn vitamin A quan trọng của trẻ nhỏ. Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A.
  • Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng sau có liên quan nhiều tới thiếu vitamin A như sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp và nhiễm giun nặng, nhất là nhiễm giun đũa. Sởi gây thiếu vitamin A vì khi mắc sởi, nhu cầu vitamin A trong cơ thể tăng cao. Virus sởi tác động vào hệ thống niêm mạc, do đó rất cần vitamin A để bảo vệ. Mặt khác, sởi có thể có các biến chứng nặng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng toàn thân. Tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin A ở ruột. Gần đây, các chuyên gia phát hiện cả tiêu chảy cấp tính và nhiễm khuẩn hô hấp cũng có thể gây mất vitamin A qua phân và nước tiểu. Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, nhất là nhiễm giun đũa, làm khả năng hấp thu vitamin A giảm. Tẩy giun sẽ cải thiện tình trạng này.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu vitamin A. Thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể. Ngoài ra, thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.

Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm có màu cam. Ảnh: iStock.

tre thieu vitamin A anh 2

 

Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm có màu cam. Ảnh: iStock.

Thực phẩm nào chứa nhiều vitamin A?

Việc điều trị các dạng thiếu vitamin A nhẹ đơn giản nhất là bổ sung qua các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Với những thể nặng hơn, bác sĩ có thể kê thêm vitamin bổ sung qua đường uống.

Dưới đây là những thực phẩm có lượng vitamin A dồi dào: Gan, cá, dầu cá, các loại rau có màu cam (khoai lang, bí đỏ, cà rốt và bí ngô), các loại rau lá xanh khác (rau bina, rau xanh và rau diếp), các sản phẩm từ sữa, phô mai, trái cây (loại có hàm lượng vitamin A cao nhất thường là cam – xoài chín, đu đủ, dưa đỏ, mơ)…

Vitamin A được hấp thụ dễ dàng nhất trong các phần tử chất béo trong ruột, vì vậy chúng ta có thể bổ sung các chất béo lành mạnh vào bữa ăn như dầu oliu nguyên chất, các loại hạt, quả bơ, hạt chia, dầu cải…

Viêm xoang hàm do răng có biểu hiện như thế nào?

Viêm xoang hàm do răng là tình trạng viêm niêm mạc xoang hàm do các nhiễm trùng xuất phát từ các ổ viêm vùng cuống răng. Nhiều người đau răng thường nghĩ đến sâu răng, mà không nghĩ đến đau răng do viêm xoang hàm.

Vì sao viêm xoang hàm do răng?

Viêm xoang hàm do răng ngày càng có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân là do các phẫu thuật, thủ thuật răng miệng như: Cấy ghép răng, phục hình răng, nhổ răng…

Theo nghiên cứu, viêm xoang hàm do răng chiếm tỷ lệ khoảng 10 – 12% các trường hợp viêm xoang hàm nói chung.

Viêm xoang hàm do răng gặp nhiều nhất trong độ tuổi từ 41 – 60 tuổi, nam thường gặp nhiều hơn nữ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm xoang hàm do răng, trong đó nguyên nhân là do các răng hàm trên, nhất là các răng từ số 4 đến số 8, cụ thể:

– Viêm xoang hàm do tình trạng viêm, nhiễm trùng từ răng miệng, nhất là các trường hợp sâu răng, nhiễm khuẩn quanh cuống răng, áp xe, viêm tấy, u hạt quanh chân răng…

– Viêm xoang hàm do u nang chân răng vỡ mủ vào xoang.

– Viêm xoang hàm do các can thiệp phục hình, cấy ghép răng, khoan hay tai biến do nhổ răng, tạo nên lỗ dò thông thương với xoang hàm.

Viêm xoang hàm nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là vùng răng miệng. Đặc biệt, có thể gây mất răng và niêm mạc đóng mủ, gây tiêu hủy xương hàm. Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng, sẽ ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt, đặc biệt là chức năng ngửi, thở của người bệnh.

Viêm xoang hàm do răng có biểu hiện như thế nào? - Ảnh 2.

Viêm xoang hàm do răng là tình trạng viêm niêm mạc xoang hàm do các nhiễm trùng xuất phát từ các ổ viêm vùng cuống răng. Ảnh minh hoạ.

Dấu hiệu nhận biết viêm xoang hàm do răng

Tùy từng tổn thương mỗi người có các biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện thường gặp viêm xoang hàm do răng như: Người bệnh đau mặt âm ỉ, sốt, có mùi thối, chảy mủ từ lỗ mũi bên xoang mắc bệnh. Đa số người bệnh viêm xoang hàm có tiền sử can thiệp răng miệng hay bị tổn thương răng hàm trên như: Đau răng, lung lay răng, vỡ răng…

Nếu không được điều trị có thể sẽ bị viêm mạn tính, khi đó người bệnh có các biểu hiện đau đầu, nhức mỏi, chảy mủ vàng xanh bên xoang bị bệnh, thường vào buổi sáng sẽ chảy mủ nhiều, mùi rất hôi, khiến cho người bệnh cảm thấy buồn nôn, cảm giác đau ít hơn viêm xoang cấp.

Tình trạng viêm kéo dài nếu không được điều trị hiệu quả, có thể gây ra các biến chứng như đau răng, viêm xoang sàng, xoang trán, áp xe hố mắt, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang.

Chính vì vậy, khi có các biểu hiện như trên, người bệnh cần đi khám để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Viêm xoang hàm do răng có biểu hiện như thế nào? - Ảnh 3.

Người bị viêm xoang hàm do răng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Chẩn đoán và điều trị viêm xoang hàm do răng

Ngoài việc thăm khám để chẩn đoán viêm xoang hàm do răng, các bác sĩ sẽ chỉ định nội soi mũi, khám tổn thương của răng hàm trên như: Lung lay, vỡ răng, lỗ sâu răng, hàn hoặc chụp răng… Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định phim chụp cắt lớp vi tính mũi xoang và chụp CT.

Về điều trị, tuỳ vào tổn thương, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị, cụ thể điều trị nội khoa kháng sinhchống viêm. Phẫu thuật nội soi mũi xoang sẽ dẫn lưu mủ, lấy dị vật, chất hàn răng, chân răng bị tụt vào trong lòng xoang…

Lời khuyên thầy thuốc

Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị hiệu quả. Cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, đánh răng 2 lần sáng tối với kem đánh răng có chứa fluor.

Nên ngậm và súc miệng bằng nước muối để có thể giúp sạch miệng và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Khi có dấu hiệu viêm xoang hàm hoặc bị đau răng, viêm chân răng cần phải đi khám để khắc phục ngay.