Khám sức khỏe định kỳ dành cho doanh nghiệp

“Thông điệp” bé yêu gửi mẹ sau mỗi cú đạp

(Cập nhật 13/8/2015 | Góc Mẹ và Bé)

Cảm nhận được những cú đá của bé con trong bụng chắc chắn là một trải nghiệm đặc biệt và thú vị đối với mọi bà mẹ.

be-dap-trong-bung-me-1

Những cú đá chính là dấu hiệu chỉ ra ‘thiên thần nhỏ’ của mẹ đang phát triển khỏe mạnh và đã đạt tới một ‘cột mốc’ mới trong quá trình phát triển. Ngoài ra, bé cũng có thể đá nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái hay sau khi mẹ vừa ăn xong.

Năng đá chứng tỏ bé khỏe mạnh và phát triển tốt

Theo nghiên cứu, cú đá của thai nhi chính là dấu hiệu cho thấy em bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Bên cạnh đó, cú đá cũng cho thấy bé con khá năng hoạt động. Ngoài ra, mẹ cũng có thể có cảm giác như bụng mình rung lên giống như khi bị bé đá khi bé bị nấc, chuyển mình hay duỗi tay và chân.

Bé đá để phản hồi lại những thay đổi của môi trường

Khi gặp những thay đổi nhất định của môi trường xung quanh, thai nhi thường phản hồi bằng việc đá trong bụng mẹ. Em bé có thể di chuyển hay duỗi tay và chân ra để phản ứng với một số kích thích bên ngoài, chẳng hạn như tiếng ồn hay thức ăn mà mẹ vừa ăn. Các cú đá là một phần của sự phát triển bình thường của thai nhi, vì vậy mẹ hoàn toàn không cần lo nghĩ gì khi đột nhiên bị bé ‘đá liên hồi’, bởi rất có thể bé cũng đang ‘hưng phấn’ khi mẹ nghe nhạc đấy.

Bé ‘đá liên hồi’ rất có thể do bé cũng đang ‘hưng phấn’ khi mẹ nghe nhạc đấy. (Ảnh minh họa)

Bé đá nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái

Khi mẹ bầu nằm nghiêng bên trái thường sẽ cảm nhận được nhiều cú đá hơn từ bé. Nguyên nhân là do việc nằm nghiêng bên trái khi mang thai làm tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi. Do đó, em bé cũng sẽ trở nên vận động tích cực hơn trong tư thế này của mẹ.

Bé đá nhiều hơn sau khi mẹ ăn

Mẹ có thể nhận ra rằng sau các bữa ăn thì tần suất các cú đá của bé cũng tăng lên. Thông thường, một em bé khỏe mạnh sẽ đá khoảng từ 15 tới 20 lần mỗi ngày.

Bé có thể ‘đá mẹ’ sau 9 tuần tuổi

Thai nhi bắt đầu có thể ‘khua chân múa tay’ trong bụng mẹ sau khoảng 9 tuần thai nghén. Tuy nhiên, những cú đá lúc đầu chỉ có thể phát hiện qua thiết bị siêu âm, mẹ hầu như khó có thể nhận ra và phân biệt được di chuyển trong bụng này có phải thực sự là do em bé hay không. Sau tuần thứ 24 của thai kỳ, mẹ sẽ gặp các cú đã thường xuyên và rõ rệt hơn của bé. Đối với các bà mẹ sinh con tới lần thứ 2 thì có thể cảm nhận được những cú đá của bé sớm hơn, thậm chí ngay từ tuần thứ 13 của thai kỳ.

Bé đá ít đi có thể do thiếu oxy

Việc thai nhi đá trong bụng mẹ chỉ ra em bé đang khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên khi bé đột nhiên không còn hay vận động bên trong bụng mẹ thì đây có thể là một dấu hiệu không tốt. Nguyên nhân của việc này nhiều khả năng là do nguồn cung cấp oxy cho thai nhi không đủ. Tần suất chuyển động của thai nhi có thể giảm do sự sụt giảm lượng đường trong máu của mẹ ảnh hưởng tới bé. Mẹ cũng nên chú ý nếu thấy sau khi mình ăn mà em bé không đá hay có biểu hiện di chuyển trong bụng.

Cảm nhận được những cú đá của bé con trong bụng chắc chắn là một trải nghiệm đặc biệt
và thú vị đối với mọi ông bố bà mẹ. (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp tình trạng này mới xuất hiện, mẹ có thể thử uống một ly nước lạnh hay đi bộ xung quanh để xem phản ứng của thai nhi. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, tốt nhất mẹ hãy nên tới trung tâm y tế và làm các xét nghiệm đo nhịp tim thai để sớm xác định nguyên nhân. Trong trường hợp nghiêm trọng, việc sinh sớm có thể sẽ cần thiết để bảo vệ thai nhi.

Bé ít đá hơn sau tuần 36
Sau tuần thứ 36 của thai kỳ, mẹ có thể nhận ra bé vận động ít hơn trong bụng mình. Nguyên nhân là do lúc này thai nhi đã khá lớn, nên không gian còn lại để hoạt động cũng sẽ giảm đi. Trẻ đôi khi cũng có thể ‘nghỉ ngơi’ trong bụng mẹ từ 40 tới 50 phút mà không có nhiều vận động rõ rệt.

Theo Linh Hương (Theo Momjunction) (Khám phá)
Nguồn: http://eva.vn/ba-bau/thong-diep-be-y…85a229155.html

Related Posts