Góc Mẹ và Bé sẽ là nơi chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi dạy con khôn lớn

Những thực phẩm có lợi cho bà bầu và lưu ý khi chế biến

(Cập nhật 11-04-2015 | Góc Mẹ và Bé)

Ngô, khoai lang, gạo lức là những thực phẩm thiên nhiên có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ngô

Ngô có chứa nhiều các chất dinh dưỡng như: magiê, axit béo không bão hòa, protein dạng thô, tinh bột, khoáng chất, carotenoids… Trong đó, hạt ngô vàng đặc biệt giàu magiê giúp giãn mạch, tăng cường nhu động ruột, có lợi cho mật, nhuận tràng, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Ngô vàng cũng rất giàu axit amin thiết yếu và glutamate, có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất của tế bào và loại trừ một số chất độc hại ra khỏi cơ thể thai phụ. Còn hạt ngô đỏ lại chứa hàm lượng phong phú vitamin B2, bà bầu ăn vào có thể làm giảm nguy cơ viêm lưỡi, loét miệng và sự thiếu hụt riboflavin. 

Những thực phẩm có lợi cho bà bầu và lưu ý khi chế biến 1
Ngoài ra, nước ngô hoặc trà ngô có tác dụng lợi tiểu, điều hòa huyết áp, giảm viêm nhiệt, tiêu chảy… nên được dùng như một phương thuốc tự nhiên điều trị hội chứng tăng huyết áp và chứng khó tiêu trong thai kỳ.

Khoai lang

Khoai lang rất giàu tinh bột và các axit amin. Ngoài ra, các loại vitamin A, B, C và cellulose có trong khoai lang cao hơn nhiều so với trong gạo và bột mì. Hàm lượng sắt, canxi, khoáng chất của khoai lang cũng rất phong phú.
Một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học của Mỹ và Nhật Bản khẳng định rằng khoai lang còn chứa các chất tương tự estrogen giúp bà bầu có làn da trắng sáng và mềm mại hơn. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa một hợp chất có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch và duy trì độ đàn hồi của động mạch. Những thực phẩm có lợi cho bà bầu và lưu ý khi chế biến 2

Vì những lí do trên mà các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa đánh giá rằng khoai lang là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu.

Gạo lức

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong mỗi 100g gạo lức có chứa 3 g protein; 1, 2 g chất béo; 2,5 g vitamin B1 và B2; 1,8 g vitamin E; 50 mg vitamin C; 50 mg vitamin A; 250 mg axit nicotinic; 250 mg axit folic; 20 mg kẽm; 15 mg magiê; 20 mg sắt; 15 mg phốt pho. Các chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và thai nhi trong suốt 9 tháng thai kỳ. Hơn nữa, ăn gạo lức tuy bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng không làm bà bầu béo phì hay tăng nhiều cân trong thời gian mang thai.

Những thực phẩm có lợi cho bà bầu và lưu ý khi chế biến 3

Một số chú ý khi bà bầu bổ sung những thực phẩm trên

– Ăn ngô, gạo lức nguyên hạt tốt hơn loại đã qua chế biến.

– Tỉ lệ hợp lý giữa ngô, gạo lức nguyên hạt và thực phẩm chế biến từ ngô, gạo lức là 1 : 4. Nếu không chắc chắn về tỉ lệ thì bà bầu chỉ cần bổ sung 3 – 4 lần/tuần các loại ngũ cốc nguyên hạt là vừa đủ.

– Ăn ngô, khoai lang, gạo lức có lợi cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng nhất định đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể bà bầu.

 Theo Tú Anh / Trí Thức Trẻ

Những lưu ý quan trọng khi cho bé đi tiêm phòng

(Cập nhật 27/10/2015 | Góc Mẹ và Bé)

Nếu con bị sốc phản vệ, cha mẹ càng hành động nhanh bao nhiêu thì con càng khỏi nhanh, giảm thiểu nguy hiểm đe dọa tính mạng trẻ.

Vậy sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng trẻ. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bé nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà bé tiếp xúc, được tiêm vào người.

Khi hiện tượng này xảy ra, toàn bộ cơ thể của bé sẽ bị ảnh hưởng, thường sẽ kéo dài trong vòng vài phút. Khi hệ thống miễn dịch của bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng, cơ thể bé sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine và các hóa chất khác với số lượng lớn.

Điều này khiến cơ thể của bé bị sốc, hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trẻ.

1270 Những lưu ý quan trọng khi cho bé đi tiêm phòng

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ em là qua thực phẩm , chẳng hạn như bé ăn đậu phộng , các loại hạt khác, sữa, cá, động vật có vỏ hoặc trứng; và qua thuốc như thuốc kháng sinh, ong bắp cày đốt, cao su… Số ít mới bị sốc phản vệ khi tiêm phòng và trường hợp của 3 bé ở Quảng Trị rơi vào thiểu số này.

Triệu chứng 

– Khó thở, thở khò khè hoặc thở nặng

– Mạch nhanh.

– Đổ mồ hôi

– Chóng mặt, ngất xỉu hoặc bất tỉnh ngay tại chỗ

– Buồn nôn, nôn mửa , đau bụng và tiêu chảy dữ dội

– Da biến sắc, xanh xao, nhợt nhạt

Các chuyên gia y tế nhận định tuy sốc phản vệ dẫn tới nguy cơ tử vong là không cao song cha mẹ đặc biệt lưu ý cảnh giác bởi nếu trẻ bị sốc phản vệ nặng thì rất nguy hiểm.

217 Những lưu ý quan trọng khi cho bé đi tiêm phòng

Làm gì nếu con bị sốc phản vệ?

Theo lời khuyên của bác sĩ, nếu con bị sốc phản vệ, cha mẹ càng hành động nhanh bao nhiêu, con càng khỏi nhanh, giảm thiểu những ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Hãy đưa con tới ngay bệnh viện nếu thấy con khó thở, dễ bị kích thích hoặc hôn mê sâu. Cố gắng giữ bình tĩnh cho bé bằng cách nói chuyện với bé liên tục. Nếu sốc phản vệ được điều trị kịp thời, hầu hết trẻ em phục hồi hoàn toàn và không có biến chứng lâu dài…

Lưu ý, các bậc cha mẹ không được đưa bé đi tiêm phòng nếu thấy sốt, ho nhẹ, nước mũi chảy. Trước khi tiêm, không cho bé ăn, bú sữa quá no, cũng không để bé quá đói dẫn tới tình trạng kiệt sức, hạ huyết áp sau khi tiêm…

Đối với trẻ em đã có hiện tượng sốc phản vệ nhẹ với lần tiêm đầu thì những lần tiêm tiếp theo, cha mẹ cần thông báo điều này với các chuyên gia y tế để đưa ra một phác đồ tiêm hợp lý, an toàn cho bé và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Bé cần đặt nằm nghiêng trái và các chuyên gia y tế sẽ tiến hành cho bé thở oxy, truyền thuốc qua đường tĩnh mạch và làm vài thủ thuật cơ bản để giúp bé khôi phục lại trạng thái bình thường. Bé sẽ cần ở lại cơ sở y tế trong ít nhất 24 giờ đồng hồ để các bác sĩ theo dõi và thăm khám một cách cẩn thận nhất. Tại bệnh viện, bé sẽ được làm các xét nghiệm để biết chính xác nguyên nhân xảy ra dị ứng, hiện tượng sốc phản vệ này là do đâu.

Lưu ý đặc biệt khi cho trẻ đi tiêm phòng

– Cho trẻ mặc đơn giản, thông thoáng để giúp các chuyên gia thao tác chính xác, nhanh gọn. Trước khi tiêm, không cho trẻ ăn, bú sữa quá no, cũng không để quá đói dẫn tới tình trạng kiệt sức, hạ huyết áp sau khi tiêm.

– Cho trẻ nghỉ ngơi tại chỗ 30 phút sau tiêm để theo dõi. Thông thường tai biến nếu có sẽ xảy ra rất nhanh, chỉ 7-10 phút sau tiêm.

– Thông báo với các chuyên gia y tế nếu trẻ có tiền sử sốc phản vệ nhẹ ở những lần tiêm trước để được tư vấn và đưa ra phác đồ tiêm hợp lý.

– Trẻ chỉ được tiêm phòng khi hoàn toàn khỏe mạnh. Tuyệt đối không tiêm khi trẻ sốt, mệt mỏi.

– Cho trẻ tiêm tại các bệnh viên hoặc trung tâm tiêm phòng lớn, có các chuyên gia y tế có chuyên môn và thiết bị cấp cứu hiện đại để được xử lý kịp thời nếu có xảy ra sốc phản vệ.

– Tiếp tục chườm mát vết tiêm cho trẻ, theo dõi và cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn.

– Đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi có triệu chứng bất thường.

Theo Phunutoday

“Cận cảnh” 3 giai đoạn của quá trình sinh nở mẹ bầu cần biết

(Cập nhật 13/10/2015 | Góc Mẹ và Bé)

Vượt cạn là một cuộc hành trình đầy đau đớn nhưng vô cùng kỳ diệu khi vào cuối quá trình sinh nở, bạn sẽ được đón một thiên thần nhỏ chào đời.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu khám phá một cách rõ ràng và chi tiết 3 giai đoạn quan trọng nhất của quá trình sinh nở.
Ba giai đoạn của quá trình sinh nở.
1. Giai đoạn 1 – Chuyển dạ

Giai đoạn chuyển dạ sớm:
Các cơn co thắt diễn ra một cách đều đặn, cổ tử cung của bạn bắt đầu mở dần dần. Đây là lúc bạn chính thức bước vào quá trình sinh nở thực sự. Nếu bạn chuyển dạ đột ngột từ không có cơn co thắt nào sang co thắt liên tục thì lúc này sẽ rất khó để dự tính xem khi nào bạn sẽ sinh. Tuy nhiên, nếu chưa đủ 37 tuần và bạn thấy xuất hiện những cơn co thắt hoặc một số dấu hiệu chuyển dạ, đừng đợi để theo dõi tiến độ co thắt tiếp theo là gì, nên gọi cho bác sĩ của bạn hay nhập viện ngay lập tức để xác định xem bạn có nguy sơ sinh non hay không.

Giai đoạn chuyển dạ bắt đầu khi cổ tử cung giãn ra khoảng 4cm và các cơn co thắt bắt đầu dồn dập hơn.

Với lần đầu sinh con, giai đoạn này có thể mất từ 6 đến 10 hoặc 12 tiếng, thời gian có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tuỳ từng sản phụ. Nếu cổ tử cung đã mở tốt hay đây không phải là lần sinh đầu tiên của bạn thì thời gian có thể rút ngắn đi nhiều.

Giai đoạn chuyển dạ tích cực:
Cổ tử cung giãn nở thêm 4-7 cm. Đây là lúc chuẩn bị cho việc sinh thường nên bắt đầu. Các giai đoạn của sự giãn nở kéo dài khoảng từ 3-6 tiếng với các mẹ sinh con lần đầu tiên, bạn có thể cảm thấy các cơn co thắt dữ dội và dần dần, mỗi 3-5 phút.

Giai đoạn chuyển dạ siêu tích cực:
Đây là chu kỳ cuối của chuyển dạ tích cực, giai đoạn này diễn ra từ 20 phút đến 2 tiếng. Khi cổ tử cung nở được 8 đến 10cm, bạn sẽ bước vào kỳ chuyển tiếp. Đây là giai đoạn căng thẳng nhất của quá trình sinh nở. Các cơn co thắt chuyển dạ diễn ra rất mạnh, cứ hai phút rưỡi đến ba phút một lần và mỗi lần kéo dài một phút hoặc hơn. Bạn có thể bị buồn nôn, cơ thể run rẩy và mệt mỏi cùng với hiện tượng nóng rát hoặc ngứa ở vùng âm đạo.

2. Giai đoạn 2 – Sinh nở
Kỳ cuối của giai đoạn chuyển dạ với những cơn co thắt mạnh cứ 5 phút một lần, mỗi lần 60 giây và dồn dập hơn trong suốt 1 tiếng. Vào thời điểm này, cổ tử cung của bạn sẽ giãn nở nhanh hơn cho đến khi nó giãn ra hoàn toàn khoảng 10cm.

Khi bắt đầu vào giai đoạn thứ 2 của quá trình sinh nở, các cơn co thắt có thể giãn ra một chút cho bạn cơ hội để dồn sức vào phút cuối. Ở giai đoạn này, với sản phụ sinh con lần đầu sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng. Cổ tử cung giãn hoàn toàn, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng đáy xương chậu và âm đạo.

Sự di chuyển xuống dưới của bé có thể diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn cuối của quá trình sinh nở. Tuy vậy, đối với việc sinh con lần đầu, việc này diễn ra chậm hơn. Nếu bạn tích cực rặn, tự nhiên sẽ gây sức ép làm cho bé tiếp tục di chuyển xuống dưới. Thời điểm này nếu bạn gặp khó khăn thì bác sĩ có thể đề nghị rạch một đường nhỏ ở khu vực giữa âm đạo và trực tràng để mở rộng đường cho em xuống một cách dễ dàng.

Sau một khoảng thời gian, đáy xương chậu của bạn, phần mô giữa âm đạo và trực tràng bắt đầu phình ra cùng mỗi lần rặn đẩy. Không lâu sau đó, đầu của em bé sẽ lộ ra ngoài – đây là một khoảnh khắc tuyệt vời và cũng là dấu hiệu cho thấy quá trình sinh nở đã sắp kết thúc.

Đầu em bé vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới cùng mỗi lần bạn dùng lực rặn đẩy bé xuống cho đến khi đầu bé lọt ra ngoài. Bác sĩ sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Tiếp đó, họ kiểm tra dây rốn có quấn cổ bé hay không, nếu có, bác sĩ sẽ kéo nó qua đầu bé hoặc kẹp và cắt khi cần thiết. Đầu của bé sẽ quay sang một bên khi vai bé bắt đầu xoay bên trong xương chậu của bạn để chuẩn bị đi ra. Với cơn co thắt tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để dùng lực đẩy lúc vai bé ló ra, rồi đến cơ thể của bé được đẩy ra ngoài. Quá trình sinh nở đã hoàn tất!

3. Giai đoạn 3 – Sau khi sinh
Giai đoạn này kéo dài khoảng 5 đến 10 phút. Vài phút sau khi sinh, tử cung của bạn bắt đầu co thắt một lần nữa để tách nhau thai ra khỏi thành tử cung. Khi bác sĩ thấy có dấu hiệu bóc tách này, họ sẽ yêu cầu bạn rặn nhẹ để tống nhau thai ra ngoài. Việc này thường chỉ cần một cú đẩy ngắn, không khó khăn và có thể chỉ đau nhẹ hoặc bị chuột rút. Sau khi nhau thai được đẩy ra ngoài, tử cung của bạn cần co thắt trở lại và trở nên săn chắc hơn. Bác sĩ sẽ định kỳ kiểm tra xem tử cung của bạn đã đàn hồi lại chưa. Nếu chưa, bạn cần được mát-xa và xoa bóp.

Hãy cho con bú ngay sau khi bé chào đời càng sớm càng tốt. Cho con bú sớm sau khi sinh sẽ rất tốt cho bé và bạn vì khi đó, cơ thể sẽ được kích thích sản xuất ra oxytocin, một loại hóc-môn có khả năng giúp tử cung co bóp và đàn hồi trở lại.

Và bạn nhớ nhé, hãy thật thoải mái và bình tĩnh trong suốt quá trình sinh nở dù rằng điều này thật khó khăn. Nhưng hoảng sợ và lo lắng sẽ không giúp ích được gì mà chỉ làm bạn thêm căng thẳng, mệt mỏi mà thôi! Hãy nghĩ đến gương mặt của bé yêu, khoảnh khắc kỳ diệu khi lần đầu tiên bạn được gặp bé và nghe thấy tiếng khóc chào đời của bé! Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ
Nguồn: http://songkhoe.vn/can-canh-3-giai-d…85-139527.html

Top 10 thực phẩm hàng đầu cho sự phát triển não bộ của thai nhi

(Cập nhật 09/10/2015 | Góc Mẹ và Bé)

Não thai nhi bắt đầu hình thành chỉ sau khi thụ thai 3 tuần và đương nhiên những thực phẩm mẹ ăn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ. Não bé sẽ trải qua những thay đổi nhanh chóng ở khoảng tuần thứ 24 đến tuần 34. Vì vậy để thai nhi thông minh từ trong bụng mẹ thì chị em cần biết cách chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng với một chế độ ăn uống lành mạnh.

Dưới đây là top 10 thực phẩm hàng đầu cho sự phát triển não bộ của thai nhi:

1438592037 babauangideconthongminh 3

Cá mòi – giàu DHA

Cá mòi nói riêng cúng như những loại cá béo khác nói chung là nguồn thực phẩm giàu axit docosahexaenoic (DHA), rất quan trọng cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Loại cá này cũng ít có khả năng bị nhiễm thủy ngân hơn so với các loại cá khác và cũng rất giàu vitamin D.

Mẹ cần: Phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung từ 300-400gram cá mỗi tuần, mẹ có thể chế biến thành các món rán, nướng, hấp sẽ rất ngon miệng.

Đậu lăng – giàu sắt

Sắt rất quan trọng trong thai kỳ, ảnh hưởng đến việc sản xuất các hóa chất trong não và hình thành myelin, giúp não ghi nhớ tốt. Bổ sung không đủ sắt cho thai nhi có thể dẫn đến hệ thần kinh của bé bị suy yếu.

Mẹ cần: Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai cần 14,8mg sắt mỗi ngày trong thời gian đầu mang thai. Một khẩu phần ăn có đậu lăng chứa khoảng 6,6mg. Mẹ nên kết hợp đậu lăng với vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách tối đa.

Sữa chua – giàu i-ốt

Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo rằng nếu thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ sẽ là nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng. Tất cả các loại sữa chua là thực phẩm hàng đầu giàu i-ốt, protein giúp ngăn ngừa trẻ bị nhẹ cân từ trong bào thai.

Mẹ cần: Bà bầu được khuyến khích nên hấp thụ đủ 140mcg i-ốt một ngày. Một hũ sữa chua 150g chứa khoảng 50-100mcg i-ốt, thêm chút mật ong, các loại hạt trong bữa ăn hàng ngày là mẹ đã hấp thụ đủ lượng i-ốt cần rồi.

Rau bina – giàu folate

Thai nhi đòi hỏi được cung cấp lượng folate đầy đủ để sản xuất DNA mới và điều chỉnh sự trao đổi chất của tế bào và rau bina là một lựa chọn hoàn hảo. Loại rua này cũng chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các mô não của thai nhi khỏi bị tổn thương.

Mẹ cần: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu cần bổ sung đủ 400mcg axit folic mỗi ngày và đừng quên bổ sung rau bina trong các bữa ăn hàng tuần cùng với những thực phẩm giàu folate khác.

Trứng – giàu choline

Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt, rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, trứng cũng được coi là siêu thực phẩm giàu choline, cần thiết cho việc phát triển bộ nhớ và khả năng học hỏi, ghi nhớ của trẻ.

Mẹ cần: Chuyên gia khuyên mẹ bầu cần bổ sung 450mg choline mỗi ngày. Một quả trứng luộc chín chứa khoảng 113mg. Mẹ nên ăn trứng kèm rau bina, các loại hạt sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ.

Các loại hạt – giàu selen

Sự thiếu hụt selen trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ thai nhi và các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh, hạnh nhân… là nguồn thực phầu dồi dào selen và giàu chất béo không bão hòa đơn.

Mẹ cần: Bà bầu cần bổ sung 60mcg selen mỗi ngày. Mẹ nên chế biến khẩu phần ăn gồm các loại hạt, chút giấm, tỏi, dầu ô liu, chanh… và trải đều trên bông cải xanh, sẽ rất hấp dẫn.

Đậu phộng – giàu vitamin E

Lạc là đồ ăn vặt tuyệt vời trong quá trình mang thai bởi thực phẩm này rất giàu protein, niacin, chất béo không bão hòa đơn và folate. Ngoài ra, đậu phộng còn giàu vitamin E, giúp hỗ trợ DHA, bảo vệ màng tế bào não. Lạc rang không muối tự nhiên sẽ giúp giữ lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời.

Mẹ cần: Bà bầu cần 3mg vitamin E mỗi ngày và đậu phộng là sự lựa chọn hoàn hảo.

1438592037 babauangideconthongminh 2

Khoai lang, bơ, hạt bí là những thực phẩm tuyệt vời cho mẹ bầu. (ảnh minh họa)

Hạt bí – giàu kẽm

Hạt bí là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm, rất quan trọng trong việc xây dựng các cấu trúc tế bào não bộ cũng như kích hoạt các khu vực xử lý thông tin trong não. Kẽm tập trung ở lớp mỏng tiếp giáp với vỏ hạt bí nên mẹ cần bóc vỏ nhẹ nhàng.

Mẹ cần: Bà bầu cần 7mg kẽm mỗi ngày trong thời gian mang thai để tốt nhất cho não thai nhi. Mẹ nên trộn hạt bí với các món salad sẽ dễ thưởng thức hơn.

Khoai lang – giàu beta-carotene

Beta-carotene khi vào cơ thể được chuyển đổi thành vitamin A, rất cần thiết cho sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương của bé.

Mẹ cần: 700mcg beta-carotene mỗi ngày là đủ và chị em nên ăn đều đặn 1-2 củ khoai ngọt mỗi ngày. Khoai lang có màu cam là chứa nhiều beta-carotene nhất.

Quả bơ – giàu axit béo không bão hòa đơn

Axit béo không bão hòa đơn chiếm khoảng 60% trong sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong quả bơ có chứa lượng axit oleic giúp hình thành và duy trì myelin, một lớp phủ bảo vệ quanh dây thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương.

Mẹ cần: Thai phụ cần 25-35% lượng calo hàng ngày có chứa chất béo không bão hòa đơn. Một ly sinh tố bơ hoặc trộn bơ vào các món salad hàng ngày là một sự lựa chọn vô cùng lý tưởng.

Theo Nguyệt Minh (Theo Mom)

Những thói quen xấu dễ khiến sinh con bị dị tật

(Cập nhật 1/9/2015 | Góc Mẹ và Bé)

Có những loại dị tật bẩm sinh xuất phát từ rối loạn nhiễm sắc thể, không ai có thể can thiệp hay đoán trước được để phòng ngừa, nhưng cũng có những loại dị tật nảy sinh chủ yếu từ những thói quen, điều kiện sống của người mẹ trước khi mang thai, và hoàn toàn có thể phòng tránh được.

10805546_711276835634258_8356956337629036181_n

Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây để tránh trở thành người mẹ phải hối hận nhiều về sau nhé:

1. Mẹ nghiện thuốc lá, hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc

Thuốc lá chẳng bao giờ là tốt cả – dù là đối với bản thân người hút thuốc, những người thân trong gia đình, hay những người thường phải sinh hoạt hoặc làm việc bên cạnh người hút thuốc

Nếu sức khỏe của bản thân, chồng/ vợ chưa đủ sức mạnh để khiến bạn hoặc chồng bạn bỏ thuốc thì chắc hẳn sức khỏe của con cái là đã đủ phải không nào? Khói thuốc đặc biệt gây nhiều tác động có hại đến trẻ nhỏ – ngay từ trước, trong và sau khi được sinh ra. Người mẹ mang thai càng hút thuốc hay ở gần người hút thuốc thêm ngày nào, nguy cơ có thể xảy ra với con càng lớn thêm ngày đó:

 

(Ảnh: Internet)

  • Bé bị tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh;
  • Bé bị tăng nguy cơ bệnh phổi, tim;
  • Bé bị tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân
  • Bé bị tăng nguy cơ đột tử hoặc bị các bệnh liên quan đến sự phát triển sau này;
  • Việc hút thuốc và hít khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác…

2. Mẹ nghiện rượu cũng đáng ngại không kém nghiện thuốc lá
Chất cồn tiếp nhận vào cơ thể người mẹ mang thai sẽ truyền trực tiếp đến con, thông qua dây rốn, làm tăng đáng kể nguy cơ bị sảy thai hoặc thai lưu, em bé trong bụng bị tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và rối loạn do rượu ở thai nhi (FASD) – là hội chứng gây dị dạng trên khuôn mặt, vóc người thấp bé nhẹ cân, rối loạn hiếu động thái quá, chậm phát triển trí tuệ và bị các vấn đề nghe, nhìn.

3. Mẹ tiếp xúc với nhiều độc tố từ môi trường, chẳng hạn như các hóa chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, tia X, hoặc mẹ làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy, studio, phòng thí nghiệm… mà không được trang bị bảo hộ lao động cẩn thận kỹ càng cũng có thể vướng phải nhiều nguy cơ đáng tiếc

4. Mẹ tự ý dùng thuốc khi mang thai. Thật ra mà nói, kể cả khi không mang thai, tất cả chúng ta cũng đều không nên làm điều này đâu nhé!

(Ảnh: Internet)

5. Mẹ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm khi mang thai. Sự suy nhược tâm thần này không chỉ khiến sức khỏe nói chung của mẹ giảm sút mà còn kéo theo nhiều ảnh hưởng bất lợi với con. Những lời khuyên mẹ bầu đừng khóc, đừng buồn kẻo ảnh hưởng đến con mà bạn thường nghe không phải là không có cơ sở đâu.

6. Mẹ bị một số bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh của thai, chẳng hạn như rubella, viêm gan siêu vi, tiểu đường, hoặc bệnh tưởng như xoàng xoàng thôi như bệnh cúm…

7. Mẹ không chú ý bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc cho cơ thể mình trước khi sinh, không khám sức khỏe, tiêm phòng và uống các chất bổ cần thiết như axit-folic.

8. Bố mẹ lớn tuổi cũng làm tăng nguy cơ con gặp phải những vấn đề sức khỏe. Có nghiên cứu cho thấy tuổi tác của bố gây tác động lớn hơn do nam giới tuổi càng cao chất lượng tinh trùng càng giảm và càng có thể truyền nhiều gen lỗi sang con mình; còn về phía người mẹ, cũng có nghiên cứu cho thấy mẹ sinh con lần đầu khi đã quá tuổi 35 sẽ khiến các nguy cơ tăng cao hơn.

9. Gia đình có tiền sử bị dị tật. Tuy tỷ lệ lặp lại dị tật không phải là 100% nhưng nếu gia đình bạn chẳng may có những vấn đề như vậy thì việc đi khám và làm những xét nghiệm chẩn đoán là rất cần thiết để bác sỹ xác định nguy cơ cũng như tư vấn những cách thức can thiệp giúp bạn giảm thiểu những nguy cơ này.

 

Theo Webtretho