Góc Mẹ và Bé sẽ là nơi chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi dạy con khôn lớn

Top 10 thực phẩm hàng đầu cho sự phát triển não bộ của thai nhi

(Cập nhật 09/10/2015 | Góc Mẹ và Bé)

Não thai nhi bắt đầu hình thành chỉ sau khi thụ thai 3 tuần và đương nhiên những thực phẩm mẹ ăn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ. Não bé sẽ trải qua những thay đổi nhanh chóng ở khoảng tuần thứ 24 đến tuần 34. Vì vậy để thai nhi thông minh từ trong bụng mẹ thì chị em cần biết cách chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng với một chế độ ăn uống lành mạnh.

Dưới đây là top 10 thực phẩm hàng đầu cho sự phát triển não bộ của thai nhi:

1438592037 babauangideconthongminh 3

Cá mòi – giàu DHA

Cá mòi nói riêng cúng như những loại cá béo khác nói chung là nguồn thực phẩm giàu axit docosahexaenoic (DHA), rất quan trọng cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Loại cá này cũng ít có khả năng bị nhiễm thủy ngân hơn so với các loại cá khác và cũng rất giàu vitamin D.

Mẹ cần: Phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung từ 300-400gram cá mỗi tuần, mẹ có thể chế biến thành các món rán, nướng, hấp sẽ rất ngon miệng.

Đậu lăng – giàu sắt

Sắt rất quan trọng trong thai kỳ, ảnh hưởng đến việc sản xuất các hóa chất trong não và hình thành myelin, giúp não ghi nhớ tốt. Bổ sung không đủ sắt cho thai nhi có thể dẫn đến hệ thần kinh của bé bị suy yếu.

Mẹ cần: Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai cần 14,8mg sắt mỗi ngày trong thời gian đầu mang thai. Một khẩu phần ăn có đậu lăng chứa khoảng 6,6mg. Mẹ nên kết hợp đậu lăng với vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách tối đa.

Sữa chua – giàu i-ốt

Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo rằng nếu thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ sẽ là nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng. Tất cả các loại sữa chua là thực phẩm hàng đầu giàu i-ốt, protein giúp ngăn ngừa trẻ bị nhẹ cân từ trong bào thai.

Mẹ cần: Bà bầu được khuyến khích nên hấp thụ đủ 140mcg i-ốt một ngày. Một hũ sữa chua 150g chứa khoảng 50-100mcg i-ốt, thêm chút mật ong, các loại hạt trong bữa ăn hàng ngày là mẹ đã hấp thụ đủ lượng i-ốt cần rồi.

Rau bina – giàu folate

Thai nhi đòi hỏi được cung cấp lượng folate đầy đủ để sản xuất DNA mới và điều chỉnh sự trao đổi chất của tế bào và rau bina là một lựa chọn hoàn hảo. Loại rua này cũng chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các mô não của thai nhi khỏi bị tổn thương.

Mẹ cần: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu cần bổ sung đủ 400mcg axit folic mỗi ngày và đừng quên bổ sung rau bina trong các bữa ăn hàng tuần cùng với những thực phẩm giàu folate khác.

Trứng – giàu choline

Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt, rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, trứng cũng được coi là siêu thực phẩm giàu choline, cần thiết cho việc phát triển bộ nhớ và khả năng học hỏi, ghi nhớ của trẻ.

Mẹ cần: Chuyên gia khuyên mẹ bầu cần bổ sung 450mg choline mỗi ngày. Một quả trứng luộc chín chứa khoảng 113mg. Mẹ nên ăn trứng kèm rau bina, các loại hạt sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ.

Các loại hạt – giàu selen

Sự thiếu hụt selen trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ thai nhi và các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh, hạnh nhân… là nguồn thực phầu dồi dào selen và giàu chất béo không bão hòa đơn.

Mẹ cần: Bà bầu cần bổ sung 60mcg selen mỗi ngày. Mẹ nên chế biến khẩu phần ăn gồm các loại hạt, chút giấm, tỏi, dầu ô liu, chanh… và trải đều trên bông cải xanh, sẽ rất hấp dẫn.

Đậu phộng – giàu vitamin E

Lạc là đồ ăn vặt tuyệt vời trong quá trình mang thai bởi thực phẩm này rất giàu protein, niacin, chất béo không bão hòa đơn và folate. Ngoài ra, đậu phộng còn giàu vitamin E, giúp hỗ trợ DHA, bảo vệ màng tế bào não. Lạc rang không muối tự nhiên sẽ giúp giữ lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời.

Mẹ cần: Bà bầu cần 3mg vitamin E mỗi ngày và đậu phộng là sự lựa chọn hoàn hảo.

1438592037 babauangideconthongminh 2

Khoai lang, bơ, hạt bí là những thực phẩm tuyệt vời cho mẹ bầu. (ảnh minh họa)

Hạt bí – giàu kẽm

Hạt bí là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm, rất quan trọng trong việc xây dựng các cấu trúc tế bào não bộ cũng như kích hoạt các khu vực xử lý thông tin trong não. Kẽm tập trung ở lớp mỏng tiếp giáp với vỏ hạt bí nên mẹ cần bóc vỏ nhẹ nhàng.

Mẹ cần: Bà bầu cần 7mg kẽm mỗi ngày trong thời gian mang thai để tốt nhất cho não thai nhi. Mẹ nên trộn hạt bí với các món salad sẽ dễ thưởng thức hơn.

Khoai lang – giàu beta-carotene

Beta-carotene khi vào cơ thể được chuyển đổi thành vitamin A, rất cần thiết cho sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương của bé.

Mẹ cần: 700mcg beta-carotene mỗi ngày là đủ và chị em nên ăn đều đặn 1-2 củ khoai ngọt mỗi ngày. Khoai lang có màu cam là chứa nhiều beta-carotene nhất.

Quả bơ – giàu axit béo không bão hòa đơn

Axit béo không bão hòa đơn chiếm khoảng 60% trong sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong quả bơ có chứa lượng axit oleic giúp hình thành và duy trì myelin, một lớp phủ bảo vệ quanh dây thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương.

Mẹ cần: Thai phụ cần 25-35% lượng calo hàng ngày có chứa chất béo không bão hòa đơn. Một ly sinh tố bơ hoặc trộn bơ vào các món salad hàng ngày là một sự lựa chọn vô cùng lý tưởng.

Theo Nguyệt Minh (Theo Mom)

Những thói quen xấu dễ khiến sinh con bị dị tật

(Cập nhật 1/9/2015 | Góc Mẹ và Bé)

Có những loại dị tật bẩm sinh xuất phát từ rối loạn nhiễm sắc thể, không ai có thể can thiệp hay đoán trước được để phòng ngừa, nhưng cũng có những loại dị tật nảy sinh chủ yếu từ những thói quen, điều kiện sống của người mẹ trước khi mang thai, và hoàn toàn có thể phòng tránh được.

10805546_711276835634258_8356956337629036181_n

Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây để tránh trở thành người mẹ phải hối hận nhiều về sau nhé:

1. Mẹ nghiện thuốc lá, hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc

Thuốc lá chẳng bao giờ là tốt cả – dù là đối với bản thân người hút thuốc, những người thân trong gia đình, hay những người thường phải sinh hoạt hoặc làm việc bên cạnh người hút thuốc

Nếu sức khỏe của bản thân, chồng/ vợ chưa đủ sức mạnh để khiến bạn hoặc chồng bạn bỏ thuốc thì chắc hẳn sức khỏe của con cái là đã đủ phải không nào? Khói thuốc đặc biệt gây nhiều tác động có hại đến trẻ nhỏ – ngay từ trước, trong và sau khi được sinh ra. Người mẹ mang thai càng hút thuốc hay ở gần người hút thuốc thêm ngày nào, nguy cơ có thể xảy ra với con càng lớn thêm ngày đó:

 

(Ảnh: Internet)

  • Bé bị tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh;
  • Bé bị tăng nguy cơ bệnh phổi, tim;
  • Bé bị tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân
  • Bé bị tăng nguy cơ đột tử hoặc bị các bệnh liên quan đến sự phát triển sau này;
  • Việc hút thuốc và hít khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác…

2. Mẹ nghiện rượu cũng đáng ngại không kém nghiện thuốc lá
Chất cồn tiếp nhận vào cơ thể người mẹ mang thai sẽ truyền trực tiếp đến con, thông qua dây rốn, làm tăng đáng kể nguy cơ bị sảy thai hoặc thai lưu, em bé trong bụng bị tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và rối loạn do rượu ở thai nhi (FASD) – là hội chứng gây dị dạng trên khuôn mặt, vóc người thấp bé nhẹ cân, rối loạn hiếu động thái quá, chậm phát triển trí tuệ và bị các vấn đề nghe, nhìn.

3. Mẹ tiếp xúc với nhiều độc tố từ môi trường, chẳng hạn như các hóa chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, tia X, hoặc mẹ làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy, studio, phòng thí nghiệm… mà không được trang bị bảo hộ lao động cẩn thận kỹ càng cũng có thể vướng phải nhiều nguy cơ đáng tiếc

4. Mẹ tự ý dùng thuốc khi mang thai. Thật ra mà nói, kể cả khi không mang thai, tất cả chúng ta cũng đều không nên làm điều này đâu nhé!

(Ảnh: Internet)

5. Mẹ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm khi mang thai. Sự suy nhược tâm thần này không chỉ khiến sức khỏe nói chung của mẹ giảm sút mà còn kéo theo nhiều ảnh hưởng bất lợi với con. Những lời khuyên mẹ bầu đừng khóc, đừng buồn kẻo ảnh hưởng đến con mà bạn thường nghe không phải là không có cơ sở đâu.

6. Mẹ bị một số bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh của thai, chẳng hạn như rubella, viêm gan siêu vi, tiểu đường, hoặc bệnh tưởng như xoàng xoàng thôi như bệnh cúm…

7. Mẹ không chú ý bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc cho cơ thể mình trước khi sinh, không khám sức khỏe, tiêm phòng và uống các chất bổ cần thiết như axit-folic.

8. Bố mẹ lớn tuổi cũng làm tăng nguy cơ con gặp phải những vấn đề sức khỏe. Có nghiên cứu cho thấy tuổi tác của bố gây tác động lớn hơn do nam giới tuổi càng cao chất lượng tinh trùng càng giảm và càng có thể truyền nhiều gen lỗi sang con mình; còn về phía người mẹ, cũng có nghiên cứu cho thấy mẹ sinh con lần đầu khi đã quá tuổi 35 sẽ khiến các nguy cơ tăng cao hơn.

9. Gia đình có tiền sử bị dị tật. Tuy tỷ lệ lặp lại dị tật không phải là 100% nhưng nếu gia đình bạn chẳng may có những vấn đề như vậy thì việc đi khám và làm những xét nghiệm chẩn đoán là rất cần thiết để bác sỹ xác định nguy cơ cũng như tư vấn những cách thức can thiệp giúp bạn giảm thiểu những nguy cơ này.

 

Theo Webtretho