Góc Mẹ và Bé sẽ là nơi chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi dạy con khôn lớn

Theo dõi huyết áp khi mang thai: hậu quả sẽ không ngờ nếu lơ là

Để giảm thiểu hậu quả nặng nề do tăng huyết áp khi có thai gây ra cho mẹ và thai, hãy tìm hiểu về bệnh lý nguy hiểm này.

Vì sao phụ nữ mang thai cần quan tâm đến tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là một tình trạng bệnh lý trong thai kỳ, biểu hiện bởi huyết áp tăng. Bệnh lý này có thể tiến triển đến tiền sản giật và gây ra nhiều tác động xấu cho mẹ và thai. Tình trạng này gây ra biến chứng cho khoảng 8% thai kỳ trên toàn thế giới. Theo thống kê, tăng huyết áp chịu trách nhiệm cho 26% trường hợp tử vong mẹ ở Châu Mỹ và ở Châu Á là 9%.

Huyết áp cao ảnh hưởng đến mẹ và thai như thế nào?

Với thai nhi, tăng huyết áp thai kỳ có thể dẫn đến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thiểu ối, nhau bong non, sinh non, suy thai…Huyết áp cao có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, dẫn đến thai nhi không thể nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để phát triển.

Với sản phụ, tăng huyết áp thai kỳ có thể diễn tiến đến tiền sản giật, gây suy đa cơ quan và ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ. Huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh thận và đột quị ở thai phụ.

Phụ nữ có các yếu tố sau đây sẽ tăng nguy cơ bị tiền sản giật:

  • Tiền sản giật trong thai kỳ trước đây.
  • Mang đa thai.
  • Có bệnh lý: tăng huyết áp mạn, bệnh thận, đái tháo đường, bệnh tự miễn như Lupus…
  • Tuổi mẹ >35
  • Mang thai lần đầu
  • Béo phì, BMI>30.
  • Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị tiền sản giật.

Mẹ bầu bị tiền sản giật  có những dấu hiệu và triệu chứng gì?

 

Hình minh họa – nguồn internet

Tuy nhiên, tiền sản giật có thể phát triển âm thầm mà bạn không hề hay biết. Do đó, việc khám thai rất quan trọng cho dù bạn cảm thấy bình thường, để bác sĩ có thể phát hiện bệnh và can thiệp kịp thời.

Tôi được theo dõi huyết áp như thế nào khi mang thai?

Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn lịch trình khám thai, huyết áp sẽ được kiểm tra ở mỗi lần khám. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được hướng dẫn tự theo dõi huyết áp tại nhà. Siêu âm được thực hiện cùng lúc để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu nghi ngờ có vấn đề về tăng trưởng, bạn có thể cần làm thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe thai.

Nếu phát hiện tăng huyết áp trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được điều trị để đảm bảo rằng huyết áp ổn định và không tăng quá cao, đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu khám thai thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của tiền sản giật.

Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật có ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi sau này?

Tăng huyết áp thai kỳ thường biến mất sau sinh, tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp mạn tính trong tương lai. Để ngăn ngừa điều này, bạn có thể áp dụng các biện pháp như giảm cân, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh.

Phụ nữ bị tiền sản giật cũng tăng nguy cơ mắc bệnh thận, bệnh tim, đột quị trong tương lai và nguy cơ tiền sản giật ở thai kỳ tiếp theo.

 

Tài liệu tham khảo:

1. ACOG Practice Bulletin No. 202: Gestational Hypertension and Preeclampsia

2. https://www.acog.org/womens-health/faqs/preeclampsia-and-high-blood-pressure-during-pregnancy

 

Tổng hợp và biên soạn:

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương ( Bệnh viện Từ Dũ )

Các biện pháp khắc phục buồn nôn và nôn ở trẻ

Những cơn nôn trớ ở trẻ em thường không có hại và qua rất nhanh. Nguyên nhân phổ biến là do virus dạ dày và đôi khi là ngộ độc thực phẩm. Khi trẻ bị nôn phải làm sao là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ

Thông thường trước khi nôn, trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên các bé quá nhỏ chỉ biết than đau bụng, mệt, hoặc thấy khó chịu. Bé bị nôn trớ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tùy thuộc vào độ tuổi.

1.1. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi

Ở lứa tuổi này, khó phân biệt trẻ bị nôn trớ là do trào ngược dạ dày thực quản hay do bệnh lý. Vì thế cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị nếu thấy trẻ bị nôn liên tục, nhiều lần và nghiêm trọng.

Bố mẹ cần lưu ý đôi khi nôn ói cũng là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm như: tắc hoặc hẹp môn vịlồng ruộttắc ruột,… Nếu trẻ nôn kèm với sốt, nhiều khả năng bé đã bị nhiễm trùng ruột hoặc một nơi khác trong cơ thể.

Thử sức cùng Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là “đúng chuẩn”? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động “đúng chuẩn” của bé nhé!

 

1.2. Trẻ trên 12 tháng tuổi

Nguyên nhân phổ biến nhất là viêm dạ dày – ruột do siêu vi. Triệu chứng nôn ói thường xuất hiện đột ngột và cũng hết nhanh trong vòng 24 – 48 giờ. Các dấu hiệu khác của viêm dạ dày – ruột bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng.

Các nguyên nhân khác có thể kể đến là do trẻ ăn thực phẩm không vệ sinh, ngậm tay hay các đồ vật bị nhiễm khuẩn. Khi người lớn lưu trữ hoặc chuẩn bị thực phẩm không đúng cách cũng sẽ khiến bé bị ngộ độc thực phẩm.

Trẻ lớn bị nôn ói còn có thể là do: trào ngược dạ dàyloét dạ dày tá tràng, tắc hoặc lồng ruột, nôn theo chu kỳ, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, viêm ruột thừa, tụy…

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Viêm dạ dày có thể gây nôn ở trẻ

2. Biện pháp khắc phục tại nhà

2.1. Phát hiện và điều trị mất nước

Trẻ em có thể bị mất nước nhanh hơn người lớn. Do đó theo dõi tình trạng mất nước của con chính là một trong những điều tốt nhất mà phụ huynh nên làm khi bé bị nôn trớ. Các dấu hiệu mất nước thường là:

  • Bé có vẻ mệt mỏi, kích thích
  • Khô miệng
  • Ít chảy nước mắt khi khóc
  • Da lạnh
  • Mắt trũng sâu
  • Tần suất đi tiểu ít hơn bình thường
  • Nước tiểu ít hoặc có màu vàng đậm hơn mỗi lần đi.

Để ngăn ngừa và giảm mất nước, bố mẹ hãy cố gắng cho con uống nhiều hơn. Ngay cả khi trẻ bị nôn liên tục, cơ thể bé vẫn có thể hấp thụ một số đồ ăn thức uống được cung cấp. Phụ huynh có thể dùng nước lọc thông thường, nước có chứa điện giải hoặc các loại dung dịch bù nước đường uống như oresol. Sau khi bé bị nôn trớ, hãy bắt đầu bổ sung một lượng nhỏ nước (cách vài phút lại cho uống 2 – 3 muỗng), tăng dần số lượng lên nhiều hơn khi bé không còn nôn trớ nữa. Trong thời gian bù nước cần chú ý xem bé có đi tiểu thường xuyên hay không. Nếu có thì tình trạng mất nước đã có dấu hiệu phục hồi.

Trước đây đã có quan niệm sử dụng soda chanh (đã thoát hết gas), nước chanh muối và rượu gừng để bù nước cho trẻ. Thậm chí nhiều bác sĩ cũng từng khuyên dùng phương pháp này. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy các giải pháp bù nước điện giải sẽ tốt hơn cho trẻ em. Vì những đồ uống này cung cấp một lượng đường và muối theo đúng tiêu chuẩn.

2.2. Ăn món lỏng

Sau vài giờ kể từ lần cuối trẻ bị nôn trớ, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn những món lỏng (mức độ lỏng mà bạn có thể nhìn xuyên qua). Những món ăn này sẽ dễ tiêu hóa hơn, đồng thời cũng có đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng bù đắp sau khi trẻ bị nôn trớ nhiều lần.

2.3. Uống thuốc

Trẻ bị nôn trớ thường khỏi hẳn sau một thời gian ngắn. Vì vậy tốt nhất là phụ huynh nên bình tĩnh và chờ đợi cho bé nôn hết ra. Những loại thuốc chống nôn không kê đơn không được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp nguyên nhân gây nôn là do một loại virus nào đó. Các bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên ưu tiên bù nước cho con hơn là tìm đến thuốc. Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần hoặc trẻ bị nôn liên tục nghiêm trọng, hãy đưa bé đến bác sĩ để được chỉ định một loại thuốc thích hợp.

3. Khi nào cần gọi bác sĩ

Xung quanh vấn đề trẻ bị nôn phải làm sao, các bác sĩ cho biết trường hợp cần chăm sóc y tế cho một bé bị nôn trớ nếu:

  • Dưới 12 tuần tuổi và trẻ bị nôn trớ nhiều lần
  • Có dấu hiệu mất nước hoặc bạn nghi ngờ bé đã ăn phải chất độc
  • Hành động bất thường, hoặc bị sốt cao, nhức đầu, phát ban, cứng cổ hoặc đau bụng
  • Có máu hoặc mật trong chất nôn, hoặc bạn nghĩ rằng bé có thể bị viêm ruột thừa
  • Khó thức dậy, có vẻ ốm yếu, hoặc trẻ bị nôn liên tục 8 giờ.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn, do đó bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nên sẽ không đáng lo ngại. Phụ huynh có thể tham khảo một số cách để khắc phục tình trạng này tại nhà. Cần chú ý đưa trẻ bị nôn trớ nhiều lần đi khám bác sĩ nếu con bạn dưới 12 tuần tuổi, có dấu hiệu bệnh và mệt mỏi hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng.

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Nguồn : Bệnh viện Vinmec

Bộ Y tế cảnh báo 14 sản phẩm siro ho khiến hàng trăm trẻ nguy kịch

Mới đây, Bộ Y tế nhận được công điện của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cảnh báo về việc hàng trăm trẻ em tử vong hoặc bị tổn thương thận cấp tính sau khi sử dụng 14 sản phẩm siro ho bị cấm ở một số quốc gia.

Bộ Y tế cảnh báo 14 sản phẩm siro ho khiến hàng trăm trẻ nguy kịch - Ảnh 1.

Siro ho do Maiden sản xuất được nói có liên quan đến cái chết của hơn 100 trẻ em ở Gambia và Indonesia – Ảnh: REUTERS

Bộ Y tế cũng vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố, cơ sở khám chữa bệnh cảnh báo đối với một số sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng.

Cụ thể, Bộ Y tế nêu rõ theo thông tin từ Interpol, các sản phẩm này được sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia có chứa diethylene có thể dẫn đến tổn thương sức khỏe nghiêm trọng hoặc tử vong cho người sử dụng.

Theo rà soát của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), 14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương phổ biến, thông báo cho các cơ sở y tế, cơ sở dược trên địa bàn, các khoa, phòng tại đơn vị biết về 14 sản phẩm siro ho để khuyến cáo về tác hại nghiêm trọng nếu sử dụng sản phẩm và nghiêm cấm sử dụng.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền trên địa bàn và tại đơn vị về việc không sử dụng các thuốc không được cấp phép lưu hành, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dược việc lưu hành các sản phẩm này nói riêng và các thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ, chưa được cấp phép lưu hành nói chung trên thị trường.

Bộ Y tế lưu ý trường hợp phát hiện các sản phẩm này có lưu hành, tiến hành thu hồi, tiêu hủy và xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh dược theo quy định, tránh gây hại cho người sử dụng.

Danh sách 14 sản phẩm bị cảnh báo theo Interpol:

Bộ Y tế cảnh báo 14 sản phẩm siro ho khiến hàng trăm trẻ nguy kịch - Ảnh 2.

Trước đó, tháng 10-2022, sau khi phát hiện nhiều ca tử vong sau khi sử dụng siro ho, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo những ca tử vong có thể liên quan đến bốn sản phẩm siro trị ho và cảm lạnh là Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup.

Các sản phẩm của Công ty dược phẩm Maiden của Ấn Độ này có chứa một lượng lớn diethylene glycol và ethylene glyco. Nhà chức trách Ấn Độ sau đó đã vào cuộc điều tra và yêu cầu công ty nói trên ngừng sản xuất các loại siro trong danh sách cảnh báo của WHO.

Nguồn : Báo Tuổi trẻ

Cần làm gì để phòng bệnh sâu răng ở trẻ em?

Trẻ em ở giai đoạn răng sữa, nhiều cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng sâu răng ở trẻ. Vì thế, gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe răng miệng của trẻ.

Sâu răng ở trẻ em rất phổ biến

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng, do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

Sâu răng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê của BV Răng Hàm Mặt Trung ương, số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có đến 80% trẻ từ 4 – 8 tuổi bị sâu răng, 91% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách. Nguyên nhân gây sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố bao gồm vi khuẩn, thói quen ăn vặt, sử dụng thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường và thói quen vệ sinh răng miệng không tốt.

Thực tế cho thấy nhiều cha mẹ cho rằng trẻ sâu răng ở giai đoạn này là không đáng lo. Điều này hoàn toàn sai lầm. Răng sữa bị sâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của trẻ. Sâu răng và mất răng sữa sớm gây ảnh hưởng tâm lý của trẻ và ảnh hưởng đến bộ răng vĩnh viễn sau này.

Bởi vì răng sữa bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 5 – 7 tháng tuổi và những răng hàm sữa cuối cùng được thay thế khi trẻ 11 – 12 tuổi. Răng sữa có chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn và kích thích sự phát triển của xương hàm.

Cần làm gì để phòng bệnh sâu răng ở trẻ em? - Ảnh 2.

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng.

Biểu hiện và ảnh hưởng của sâu răng

Biểu hiện và triệu chứng của sâu răng tùy thuộc vào mức độ và vị trí sâu. Khi sâu răng mới khởi phát trẻ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi sâu răng tiến triển nặng hơn có thể gặp các biểu hiện như:

– Cha mẹ nếu giúp trẻ vệ sinh răng có thể sẽ phát hiện răng đổi màu ở một vài vùng, vài điểm trên mặt nhai hoặc kẽ răng.

– Trẻ đau răng, đau khi ăn nhai hoặc có cơn đau tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng.

– Trẻ kêu buốt răng khi ăn uống đồ ngọt, nóng hoặc lạnh hoặc khi có thức ăn giắt vào kẽ răng.

– Ở giai đoạn muộn hơn quan sát thấy xuất hiện lỗ sâu trên răng. Bề mặt xung quanh lỗ sâu biến đổi sang màu nâu, đen.

Từ những lỗ sâu nhỏ nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ diễn biến đến tủy răng, gây đau đớn kéo dài. Nhiễm trùng thời gian dài có thể lan rộng ra xung quanh chân răng, gây áp-xe, viêm tấy vùng mặt. Trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm tính mạng, điều trị tốn kém nặng nề.

Bên cạnh nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ, toàn thân, sâu răng còn là nguyên nhân làm trầm trọng thêm một số bệnh toàn thân. Khoa học chứng minh sâu răng làm tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc trên trẻ mắc tim bẩm sinh, tăng nguy cơ viêm cầu thận, tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến tử vong trên trẻ mắc bệnh toàn thân nặng.

Cần làm gì để phòng bệnh sâu răng ở trẻ em? - Ảnh 3.

Sâu răng ở trẻ là vấn đề phổ biến, việc bảo vệ răng miệng cho trẻ cần được các cha mẹ quan tâm đúng mức. Ảnh minh hoạ.

Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh sâu răng cho trẻ?

Để phòng sâu răng cho trẻ, cha mẹ cần giúp trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên.

– Đối với trẻ lớn thì cha mẹ nhắc nhở, giám sát để trẻ cần được vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối như người trưởng thành.

– Cha mẹ cần lựa chọn bàn chải tối ưu cho trẻ, loại bàn chải lông mềm, có tay cầm đủ to để hỗ trợ trẻ dễ dàng cầm nắm, đầu bàn chải nhỏ. Với trẻ nhỏ mới mọc một vài chiếc răng sữa có thể lựa chọn bàn chải ngón tay.

– Cha mẹ cần chú ý về phương pháp chải răng của trẻ. Hầu hết trẻ dễ dàng sử dụng phương pháp chải ngang. Chải ngang kết hợp với chải xoay tròn sẽ làm sạch răng hiệu quả hơn. Trẻ thường bỏ qua phần mặt nhai, mặt lưỡi và phần cổ răng gần lợi, do đó cha mẹ cần hỗ trợ trẻ làm sạch nhưng vùng này.

– Cha mẹ khuyến khích trẻ tự vệ sinh răng miệng, nhưng cũng cần giám sát và hỗ trợ đến khi trẻ đủ khéo léo để tự chải. Trung bình thời gian chải tất cả các bề mặt răng cần 2,5 – 3 phút.

– Đối với trẻ ở độ tuổi sơ sinh, cần được lau lợi hàng ngày để làm sạch và làm quen với vệ sinh răng miệng. Khi trẻ mới mọc răng, sử dụng bàn chải ngón tay và không dùng bất kỳ loại kem đánh răng nào. Cha mẹ cho trẻ vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý cho đến khi trẻ đủ lớn và biết nhả nước bẩn ra khỏi miệng. Lựa chọn kem đánh răng theo đúng độ tuổi được ghi bởi nhà sản xuất, không dùng kem đánh răng của người lớn cho trẻ nhỏ.

Trẻ ở độ tuổi đến trường và độ tuổi vị thành niên đã có đủ kỹ năng vệ sinh răng miệng, nhưng vẫn cần sự giám sát của cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ tơ nha khoa để hỗ trợ làm sạch vùng kẽ răng.

Tóm lại: Sâu răng ở trẻ là vấn đề phổ biến, việc bảo vệ răng miệng cho trẻ cần được các cha mẹ quan tâm đúng mức. Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám và điều trị. Dù răng sữa bị sâu cũng cần được quan tâm để giúp răng vĩnh viễn sau này chắc khỏe.
Nguồn : SKĐS

Lịch khám thai 3 tháng đầu

Lịch khám thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu: tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày.

Thông thường, khám thai giai đoạn 3 tháng đầu bạn sẽ có 2 lần khám:

– Lần 1: Sau khi trễ kinh 2 – 3 tuần

– Lần 2: lúc thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày

Lưu ý:

Lịch khám thai này áp dụng cho chăm sóc thường quy các thai kỳ đơn thai không kèm yếu tố nguy cơ.

Lịch khám thai sẽ thay đổi theo tùy trường hợp cụ thể khi có các dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra huyết, ra nước…) hoặc khi thai kỳ có kèm yếu tố nguy cơ. Nếu bạn thuộc trường hợp này bạn cần tuân theo đúng lịch khám mà bác sĩ đề ra cho mình.

Khám thai 3 tháng đầu sẽ được bác sĩ chỉ định kiểm tra những gì?

Lần 1: Sau trễ kinh 2-3 tuần (đã có tim thai)

– Khám thai

– Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo

– Xét nghiệm máu mẹ tổng quát (thực hiện khi đã xác định có tim thai qua siêu âm):

  • Huyết đồ
  • Nhóm máu, Rhesus
  • HBsAg (viêm gan B), HIV, giang mai
  • Rubella virus IgM, IgG
  • Đường huyết khi đói
  • Nước tiểu 10 thông số

Tùy vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm xét nghiệm tầm soát các bệnh khác khi cần thiết.

Lần 2: lúc thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày 

– Khám thai

– Sàng lọc dị tật thai nhi 3 tháng đầu:

  • Siêu âm đo độ mờ da gáy
  • Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai: Double test (sau khi đo độ mờ da gáy)

(*)Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn Xét nghiệm NIPT có độ nhạy cao hơn (trên 90%) thay cho xét nghiệm Double test…

– Sàng lọc tiền sản giật quý I

  • Siêu âm Doppler màu đo chỉ số xung (PI) động mạch tử cung
  • Xét nghiệm máu PLGF (sàng lọc tiền sản giật quý I)

– Xét nghiệm nước tiểu

Nếu lần khám thai trước mẹ bầu chưa thực hiện xét nghiệm máu mẹ tổng quát thì sẽ được làm vào giai đoạn này.

Nguồn : Bệnh viện Từ Dũ

Lưu ý khi nhỏ tai cho trẻ

Trong sinh hoạt, nhiều gia đình có thói quen nhỏ nước muối vào tai trẻ để giải quyết các vấn đề như đau, khó chịu. Song họ cần tránh một số hành động gây nguy cơ cho sức khỏe.

Phụ huynh cần lưu ý khi nhỏ tai cho trẻ. Ảnh: jessica_flavia.

 

Phụ huynh cần lưu ý khi nhỏ tai cho trẻ. Ảnh: jessica_flavia.

Sau khi đi bơi hoặc đến các khu vực có sự thay đổi áp suất, trẻ thường gặp tình trạng đau tai nhưng không tự nhận thức được cách xử lý. Lúc này, một số phụ huynh thường nhỏ nước muối vào tai cho con để làm dịu tình trạng này.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho rằng nước muối sinh lý có thể nhỏ được vào tai trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề do nước muối khi nhỏ có thể đọng lên bề mặt màng nhĩ hoặc lớp lông ở ngay cửa tai, gây ù tai trẻ.

Nắm được cấu trúc của tai

Cụ thể, vị chuyên gia giải thích cấu trúc của ống tai có dạng cong giống hình chữ S, hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ.

Bộ phận này được bao phủ bởi tổ chức da từ màng nhĩ tới ống tai ngoài. Ở 1/3 ngoài ống tai có một lớp da dày bao quanh sụn. 2/3 trong cũng có một lớp da mỏng bao quanh xương thái dương. Trong khi đó, phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và tuyến nhờn tạo ráy tai.

Trên thực tế, tai có cơ chế tự làm sạch. Ảnh minh họa: FFMC.

nho tai bang nuoc muoi anh 1

 

nho tai bang nuoc muoi anh 1
Trên thực tế, tai có cơ chế tự làm sạch. Ảnh minh họa: FFMC.

Về mặt lý thuyết, ống tai có cơ chế tự làm sạch. Theo đó, các sợi lông mềm chuyển động nhẹ nhàng liên tục đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Ống tai thường ấm và ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm ở bộ phận này tương đối ổn định.

Vị chuyên gia nói thêm: “Ống tai có chức năng cộng hưởng. Âm thanh khi vào tai sẽ tăng âm lượng khi đi qua ống tai. Sự cộng hưởng âm thanh này ở tai mỗi người lại có điểm khác nhau đôi chút vì kích thước và hình dáng ống tai khác nhau”.

Tuy nhiên, hầu hết cộng hưởng ống tai có tần số dao động từ 2.000 đến 3.000 Hz, bao gồm sự kết hợp của cộng hưởng vành tai (2.000-5.000 Hz).

Mặt khác, một nhánh của dây thần kinh sọ số X nằm dọc theo bờ dưới của ống tai rất dễ bị chạm phải khi sử dụng tăm bông để ngoáy tai.

“Do đó, khi lấy ráy tai hoặc sử dụng thiết bị trợ thính, chúng ta dễ có phản ứng ho tự nhiên – phản xạ Arnold”, PGS Đào nói.

Cấu trúc của da tai, tương tự những bộ phận khác, bao gồm lớp biểu bì, lớp mỡ và tổ chức dưới da. Các mô mỡ dưới da được tổ chức trong các tiểu thùy, với các nhú kéo dài vào lớp hạ bì.

Tác động của nước muối sinh lý

Trong khi đó, nước muối sinh lý có tên hóa học là natri clorid, được pha chế theo tỷ lệ 0,9%, tức mỗi lít nước sẽ được pha với 9 g muối tinh khiết.

“Đây là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người, có tính đồng vị và cùng độ pH với chất lỏng trong cơ thể”, PGS Phạm Thị Bích Đào cho hay.

Từ đây, nước muối sinh lý tạo ra một môi trường lỏng, trong đó, các mô có thể được giữ sống trong vài giờ ở các thí nghiệm nhưng không có thay đổi bệnh lý hoặc biến dạng của tế bào diễn ra.

nho tai bang nuoc muoi anh 2
Nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm sạch, trôi vi khuẩn về mặt. Ảnh minh họa: Healthline.

Vị chuyên gia nêu ví dụ là dung dịch Ringer, được chế tạo bởi nhà sinh lý học người Anh S. Ringer. Đây là hỗn hợp của natri clorua, canxi clorua, natri bicarbonate và dung dịch kali clorua.

“Dù được gọi với cái tên nước muối sinh lý, dung dịch này cũng không hẳn là sinh lý học vì so với huyết thanh người, nước muối có nồng độ Na cao hơn gần 10% và nồng độ Cl cao hơn 50%”, PGS Đào giải thích.

Nước muối cũng có độ pH là 5,4. Với thành phần này, nước muối sinh lý có thể được hấp thu qua cấu trúc da và vào lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, dung dịch này lại không vào được các cấu trúc dưới da, phần sát sụn hoặc xương.

Với khả năng hấp thu đó, nếu tổn thương vào sâu dưới lớp da, nước muối không thể thẩm thấu được để tác động nếu quá trình viêm.

Để tránh những vấn đề cho tai trẻ, PGS Đào khuyến cáo phụ huynh khi nhỏ nước muối sinh lý chỉ nên ấn nắp bình và giữ khoảng 5 phút để nước muối được phân tán vào lớp da và mỡ dưới da.

“Tuyệt đối không dùng tăm bông hoặc những vật dụng khác để ngoáy tai. Việc làm này có thể gây chấn thương hoặc xâm nhiễm vi khuẩn vào các cấu trúc của ống tai, dẫn đến chấn thương hoặc viêm”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Mặt khác, nếu xuất hiện tình trạng đau tai, có thể trẻ đã có hiện tượng viêm ống tai. Lúc này, nước muối sinh lý sẽ ít có tác dụng hỗ trợ vì tai đã có vi khuẩn gây bệnh.

Bà giải thích: “Nước muối sinh lý không có tác động diệt khuẩn và chỉ có vai trò làm sạch, làm trôi vi khuẩn trên bề mặt”.

Lưu ý khi nhỏ tai cho trẻ

Trong sinh hoạt, nhiều gia đình có thói quen nhỏ nước muối vào tai trẻ để giải quyết các vấn đề như đau, khó chịu. Song họ cần tránh một số hành động gây nguy cơ cho sức khỏe.

Phụ huynh cần lưu ý khi nhỏ tai cho trẻ. Ảnh: jessica_flavia.

 

Phụ huynh cần lưu ý khi nhỏ tai cho trẻ. Ảnh: jessica_flavia.

Sau khi đi bơi hoặc đến các khu vực có sự thay đổi áp suất, trẻ thường gặp tình trạng đau tai nhưng không tự nhận thức được cách xử lý. Lúc này, một số phụ huynh thường nhỏ nước muối vào tai cho con để làm dịu tình trạng này.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho rằng nước muối sinh lý có thể nhỏ được vào tai trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề do nước muối khi nhỏ có thể đọng lên bề mặt màng nhĩ hoặc lớp lông ở ngay cửa tai, gây ù tai trẻ.

Nắm được cấu trúc của tai

Cụ thể, vị chuyên gia giải thích cấu trúc của ống tai có dạng cong giống hình chữ S, hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ.

Bộ phận này được bao phủ bởi tổ chức da từ màng nhĩ tới ống tai ngoài. Ở 1/3 ngoài ống tai có một lớp da dày bao quanh sụn. 2/3 trong cũng có một lớp da mỏng bao quanh xương thái dương. Trong khi đó, phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và tuyến nhờn tạo ráy tai.

Trên thực tế, tai có cơ chế tự làm sạch. Ảnh minh họa: FFMC.

nho tai bang nuoc muoi anh 1

 

nho tai bang nuoc muoi anh 1
Trên thực tế, tai có cơ chế tự làm sạch. Ảnh minh họa: FFMC.

Về mặt lý thuyết, ống tai có cơ chế tự làm sạch. Theo đó, các sợi lông mềm chuyển động nhẹ nhàng liên tục đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Ống tai thường ấm và ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm ở bộ phận này tương đối ổn định.

Vị chuyên gia nói thêm: “Ống tai có chức năng cộng hưởng. Âm thanh khi vào tai sẽ tăng âm lượng khi đi qua ống tai. Sự cộng hưởng âm thanh này ở tai mỗi người lại có điểm khác nhau đôi chút vì kích thước và hình dáng ống tai khác nhau”.

Tuy nhiên, hầu hết cộng hưởng ống tai có tần số dao động từ 2.000 đến 3.000 Hz, bao gồm sự kết hợp của cộng hưởng vành tai (2.000-5.000 Hz).

Mặt khác, một nhánh của dây thần kinh sọ số X nằm dọc theo bờ dưới của ống tai rất dễ bị chạm phải khi sử dụng tăm bông để ngoáy tai.

“Do đó, khi lấy ráy tai hoặc sử dụng thiết bị trợ thính, chúng ta dễ có phản ứng ho tự nhiên – phản xạ Arnold”, PGS Đào nói.

Cấu trúc của da tai, tương tự những bộ phận khác, bao gồm lớp biểu bì, lớp mỡ và tổ chức dưới da. Các mô mỡ dưới da được tổ chức trong các tiểu thùy, với các nhú kéo dài vào lớp hạ bì.

Tác động của nước muối sinh lý

Trong khi đó, nước muối sinh lý có tên hóa học là natri clorid, được pha chế theo tỷ lệ 0,9%, tức mỗi lít nước sẽ được pha với 9 g muối tinh khiết.

“Đây là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người, có tính đồng vị và cùng độ pH với chất lỏng trong cơ thể”, PGS Phạm Thị Bích Đào cho hay.

Từ đây, nước muối sinh lý tạo ra một môi trường lỏng, trong đó, các mô có thể được giữ sống trong vài giờ ở các thí nghiệm nhưng không có thay đổi bệnh lý hoặc biến dạng của tế bào diễn ra.

nho tai bang nuoc muoi anh 2
Nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm sạch, trôi vi khuẩn về mặt. Ảnh minh họa: Healthline.

Vị chuyên gia nêu ví dụ là dung dịch Ringer, được chế tạo bởi nhà sinh lý học người Anh S. Ringer. Đây là hỗn hợp của natri clorua, canxi clorua, natri bicarbonate và dung dịch kali clorua.

“Dù được gọi với cái tên nước muối sinh lý, dung dịch này cũng không hẳn là sinh lý học vì so với huyết thanh người, nước muối có nồng độ Na cao hơn gần 10% và nồng độ Cl cao hơn 50%”, PGS Đào giải thích.

Nước muối cũng có độ pH là 5,4. Với thành phần này, nước muối sinh lý có thể được hấp thu qua cấu trúc da và vào lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, dung dịch này lại không vào được các cấu trúc dưới da, phần sát sụn hoặc xương.

Với khả năng hấp thu đó, nếu tổn thương vào sâu dưới lớp da, nước muối không thể thẩm thấu được để tác động nếu quá trình viêm.

Để tránh những vấn đề cho tai trẻ, PGS Đào khuyến cáo phụ huynh khi nhỏ nước muối sinh lý chỉ nên ấn nắp bình và giữ khoảng 5 phút để nước muối được phân tán vào lớp da và mỡ dưới da.

“Tuyệt đối không dùng tăm bông hoặc những vật dụng khác để ngoáy tai. Việc làm này có thể gây chấn thương hoặc xâm nhiễm vi khuẩn vào các cấu trúc của ống tai, dẫn đến chấn thương hoặc viêm”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Mặt khác, nếu xuất hiện tình trạng đau tai, có thể trẻ đã có hiện tượng viêm ống tai. Lúc này, nước muối sinh lý sẽ ít có tác dụng hỗ trợ vì tai đã có vi khuẩn gây bệnh.

Bà giải thích: “Nước muối sinh lý không có tác động diệt khuẩn và chỉ có vai trò làm sạch, làm trôi vi khuẩn trên bề mặt”.

Nguồn : Zing.vn

Đau đầu khi mang thai: Cách điều trị tốt nhất là gì?

Một nghiên cứu cho thấy có tới 39% số phụ nữ có thai bị tình trạng đau đầu khi mang thai và sau khi sinh nở. Mặc dù trong khi mang thai có thể thai phụ xuất hiện kiểu đau đầu khác với bình thường, nhưng đa số trường hợp đau đầu khi mang thai không có hại.

1. Các loại đau đầu thường gặp khi mang thai

Đa số trường hợp đau đầu khi mang thai là đau đầu nguyên phát (nghĩa là đau đầu không phải dấu hiệu hay triệu chứng của một bệnh lí hay rối loạn khác), hay gặp các loại sau:

  • Đau đầu do căng thẳng (tension headache).
  • Cơn đau đầu migraine (migraine attack).
  • Đau đầu chuỗi (cluster headache)

Khoảng 26% số trường hợp đau đầu khi mang thai là đau đầu do căng thẳng. Hãy tham vấn với bác sĩ nếu bị đau đầu kéo dài hoặc đau đầu migraine trong khi mang thai (hoặc có tiền sử mắc migraine). Một số phụ nữ có tiền sử migraine lại ít xuất hơn cơn migraine hơn trong lúc mang thai. Migraine cũng có mối liên hệ với các biến chứng xảy ra ở cuối thai kì hoặc sau khi sinh nở.Đau đầu thứ phát trong khi mang thai có nguyên nhân từ một bệnh lí khác, chẳng hạn tăng huyết áp.Biểu hiện đau đầu trong khi mang thai rất khác nhau, phụ thuộc từng người, có thể là:

  • Đau mơ hồ.
  • Đau theo nhịp đập.
  • Đau nghiêm trọng ở một nửa đầu hoặc cả hai bên.
  • Đau buốt ở một hoặc hai mắt.

Đau đầu migraine có thể còn có:

  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Nhìn thấy các tia sáng hoặc chớp sáng.
  • Xuất hiện các điểm mù.

2. Điều trị đau đầu trong khi mang thai

Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về trường hợp đau đầu của bản thân để có được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo các phụ nữ mang thai không nên sử dụng các thuốc aspirin và ibuprofen, bởi những thuốc giảm đau này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là khi thuốc được sử dụng trong ba tháng đầu của thai kì. Thông thường acetaminophen tương đối an toàn khi được sử dụng để giảm đau ở các phụ nữ có thai, mặc dù một số nghiên cứu gần đây gợi ý acetaminophen cũng có thể có những tác động nhất định.

Bên cạnh đó, để giảm đau đầu mà không cần dùng thuốc, các phụ nữ mang thai có thể thử sử dụng những phương pháp sau:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tăng cường nghỉ ngơi.
  • Chườm bằng túi đá lạnh.
  • Sử dụng miếng dán nhiệt.
  • Xoa bóp thư giãn.
  • Tập luyện thể dục, giãn cơ.
  • Sử dụng tinh dầu tự nhiên, chẳng hạn như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo hoặc tinh dầu hoa cúc.
Tập thể dục
Mẹ bầu có thể tập luyện thư giãn để giảm bớt cơn đau đầu

3. Các nguyên nhân gây ra đau đầu trong khi mang thai

Đau đầu trong khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra, và nếu điều trị đúng nguyên nhân thì sẽ giải quyết được tình trạng đau đầu (thay vì sử dụng thuốc giảm đau thông thường).

Trong 3 tháng đầu thai kì

Đau đầu do căng thẳng là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thai kì, bởi giai đoạn này cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi. Những thay đổi dưới đây có thể là nguyên nhân gây khởi phát đau đầu:

  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Tăng thể tích tuần hoàn.
  • Thay đổi cân nặng.

Các nguyên nhân thường gặp khác trong 3 tháng đầu thai kì bao gồm:

Một số loại thức ăn nhất định cũng có thể gây ra đau đầu ở một số người, và nếu xác định được loại thức ăn nào là căn nguyên thì hãy tránh sử dụng nó. Các loại thức ăn có thể gây đau đầu trong thai kì bao gồm:

  • Sữa.
  • Chocolate.
  • Pho mát.
  • Men nở.
  • Cà chua.

Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì

Đau đầu trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Tăng cân quá nhiều.
  • Đau đầu do tư thế.
  • Ngủ quá ít.
  • Ăn kiêng.
  • Căng và co thắt cơ.
  • Tăng huyết áp.
  • Đái tháo đường.

Khi bị đau đầu ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì người phụ nữ cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp. Ước tính tại Hoa Kỳ có từ 6% tới 8% phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 20 tới 44 tuổi bị tăng huyết áp. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, tăng huyết áp có thể kiểm soát được, nếu bị bỏ qua rất dễ dẫn tới biến chứng nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi, phổ biến nhất là sau tuần thứ 20 của thai kì. Bị tăng huyết áp trong thai kì làm tăng nguy cơ xuất hiện:

  • Đột quỵ.
  • Tiền sản giật.
  • Sản giật.
  • Thiếu oxy cho thai nhi.
  • Sinh non.
  • Nhau thai bong non.
  • Đứa trẻ sinh ra nhẹ cân.

Các nguyên nhân khác gây đau đầu trong thai kì

Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm khuẩn và các bệnh lí nghiêm trọng:

  • Nhiễm khuẩn xoang.
  • Hạ huyết áp.
  • Huyết khối.
  • Đột quỵ.
  • Các bệnh lí tim mạch.
  • Viêm não, não – màng não.

4. Khi nào cần đi thăm khám bác sĩ?

Nhìn chung, các thai phụ nên đi thăm khám bác sĩ khi xuất hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào, không riêng gì đau đầu, để chắc chắn rằng mọi chuyện đều ổn. Hãy đi khám ngay lập tức nếu:

  • Sốt.
  • Buồn nôn và nôn nhiều.
  • Nhìn mờ.
  • Đau đầu kéo dài; đau thường xuyên.
  • Đau nghiêm trọng.
  • Ngất xỉu.
  • Co giật.

5. Phòng tránh, giảm nhẹ đau đầu trong khi mang thai

Để phòng tránh hoặc giảm nhẹ đau đầu trong khi mang thai mà không sử dụng thuốc, các thai phụ nên:

  • Tránh các nguyên nhân gây khởi phát đau đầu đã biết.
  • Hoạt động thể chất hàng ngày một cách phù hợp.
  • Cân bằng cuộc sống, quản lí tốt căng thẳng.
  • Luyện tập các phương pháp thư giãn.
  • Ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, uống đủ nước.
  • Duy trì giấc ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Lắng nghe cơ thể và đi thăm khám kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường.

Xông hơi Phục hồi sàn chậu – giải pháp lưu hạnh phúc, giữ nét xuân cho phái đẹp

Là phụ nữ, vùng kín khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia đình. Vì thế, những phương pháp chăm sóc vùng nhạy cảm hay xông hơi vùng kín được rất nhiều quý cô, nhất là các sản phụ sau sinh quan tâm.

Với mong muốn giúp sản phụ sau sinh sẽ có quá trình phục hồi an toàn, nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giúp các chị em phụ nữ luôn khỏe mạnh, tự tin, Phòng Khám Đa Khoa Bình An triển khai dịch vụ “Xông hơi phục hồi sàn chậu”.

Xông hơi phục hồi sàn chậu có tác dụng gì?

Xông hơi phục hồi sàn chậu là việc sử dụng nhiệt hơi nước từ các loại thảo dược để xông hơi vùng âm hộ. Nhiệt hơi nước nóng sẽ thúc đẩy lưu lượng máu đến các mô âm đạo, nhờ đó tăng cường khả năng hồi phục và làm sạch âm đạo.

Ngoài ra, liệu pháp này còn có những lợi ích khác như:

– Tái tạo tế bào, làm se khít, làm hồng vùng kín

– Chống viêm nhiễm, khử trùng, khử mùi hôi – Điều trị đau đầu

– Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng năng lượng

– Giảm các triệu chứng kinh nguyệt như đầy hơi, chuột rút, kiệt sức và xuất huyết

Đặc biệt, với sản phụ sau sinh, liệu pháp xông hơi phục hồi sàn chậu còn có những tác dụng ưu việt. Sau khi sinh, tử cung của người phụ nữ sẽ bắt đầu co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài cơ thể. Vào thời điểm này, vùng kín và tử cung trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nhiễm, nấm ngứa, ảnh hưởng đến tử cung và buồng trứng. Do đó, xông hơi phục hồi sàn chậu là giải pháp giúp thúc đẩy quá trình đào thải sản dịch ra ngoài, làm sạch buồng tử cung và âm đạo; hỗ trợ vết khâu tầng sinh môn mau lành, giảm viêm, giảm sưng nề, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn âm đạo

Đối với các trường hợp sinh mổ, tuy vùng kín không bị tổn thương nhưng cơ thể người mẹ vẫn phải co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài, sự thay đổi hoocmon có thể khiến âm đạo giảm sức đề kháng. Bởi vậy, xông hơi phục hồi sàn chậu là liệu trình tuyệt vời hỗ trợ cơ thể nhanh chóng hồi phục và chăm sóc vùng kín, giúp các chị em phụ nữ luôn tự tin và khỏe mạnh.

Ai có thể sử dụng liệu pháp xông hơi phục hồi sàn chậu?

Liệu pháp xông hơi vùng kín bằng thảo dược được các chuyên gia thiết kế phù hợp với hầu hết các chị em phụ nữ, các sản phụ sau sinh (bao gồm cả sinh thường và sinh mổ), nhằm phục hồi sàn chậu nhanh, hiệu quả và an toàn.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp các sản phụ không nên sử dụng liệu pháp này, đó là:

– Các mẹ sau sinh có tình trạng nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

– Một số chị em có tình trạng nhức đầu, chóng mặt và không thể ngồi được.

– Các chị em phụ nữ có một số vấn đề về hô hấp, tuần hoàn như suy tim nặng độ 3, 4

– Các trường hợp có bệnh sử động kinh hay có một số vấn đề liên quan đến tâm thần cũng không nên sử dụng dịch vụ này.

Dịch vụ xông hơi phục hồi sàn chậu tại Phòng Khám Đa Khoa Bình An

Phòng xông hơi phục hồi sàn chậu tại Phòng Khám Đa Khoa Bình An (nằm ở tầng 3 – vị trí gần các phòng Hậu sản dịch vụ) được trang bị đầy đủ các dụng cụ, máy móc với quy trình làm sạch và xông hơi đúng chuẩn.

Trong không gian thư thái với hương thơm dịu nhẹ từ các loại thảo dược (như Nhục Đậu Khấu , Nghệ rễ vàng, Sả Gia – va, Cỏ hương bài, Tô mộc , Địa Y, Lá dứa, Riềng nếp, Chanh ta, Chanh xác,…), các chị em phụ nữ, các sản phụ sau sinh có thể thư giãn hòa mình vào những giai điệu du dương, chia sẻ với nhau về những câu chuyện trong cuộc sống hay những thiên thần bé nhỏ vừa mới được chào đời.

Với những dịch vụ y tế ngày càng gần gũi, thiết thực tại Phòng Khám Đa Khoa Bình An, các chị em phụ nữ, nhất là các sản phụ sau sinh sẽ luôn được chăm sóc, nâng niu bằng những tình cảm trân trọng nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Phòng Khám Đa Khoa Bình An – Hotline 1900 9294 để đăng ký hoặc tư vấn về dịch vụ đầy đủ  nhất!

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng vì đây là thời điểm mà mẹ cần chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe để sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời. Trong khi bà bầu bắt đầu đếm ngược cho tới khi sinh em bé, thì cũng là thời điểm mà hầu hết các bà mẹ đang có chế độ dinh dưỡng sai cách. Vậy bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối như thế nào để bé yêu ra đời và bà mẹ được khỏe mạnh nhất, hãy cùng PKĐK Bình An tham khảo qua bài viết dưới đây!

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Ba tháng cuối các mẹ bầu vẫn phải tiếp tục bổ sung dinh dưỡng như các tháng trước nhưng có chế độ bổ dưỡng hơn bình thường để đảm bảo tăng từ 5-6 kg trong giai đoạn này.

Tuy nhiên cũng không nên quá bồi bổ cơ thể mà gây tình trạng tăng cân quá mức, có thể dẫn tới tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao, tiền sản giật. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, ví như mẹ bị tiểu đường hay huyết áp cao con có nguy cơ bị chậm tăng trưởng sau sinh, suy dinh dưỡng, mất tim thai hoặc bị sinh non.

Mỗi ngày mẹ cần bổ sung 500 Calo tương đương khoảng 2 lưng bát cơm cùng với các thức ăn kèm theo ở mức trung bình như thịt cá trứng sữa hoặc uống thêm 2 ly sữa bà bầu mỗi ngày để cung cấp thêm chất đạm. Trong giai đoạn này mỗi ngày mẹ bầu cũng cần phải cung cấp 60g chất đạm.

Khẩu phần ăn thích hợp cho bà bầu 3 tháng cuối

Khẩu phần ăn thích hợp cho bà bầu 3 tháng cuối 1

 

Nhóm chất đạm (Protein):

Mỗi ngày, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nạp vào khoảng 60 gram đạm từ các nguồn thực phẩm như: 1 quả trứng, từ 28 đến 57 gram thịt nấu chín, 227 gram sữa tách kem, 1 cốc sữa chua, 28 gram phô mai cứng, 2 muỗng canh bơ đậu phộng, nửa tách đậu khô đã làm chín.

Nhóm tinh bột (Carbohydrates )

Cung cấp năng lượng, chất xơ giúp mẹ ngừa táo bón và bổ sung năng lượng cho bé. Tinh bột có trong cơm, mì, khoai củ chúng ta ăn hàng ngày tuy nhiên không nên bổ sung tinh bột từ các loại bánh ngọt, mì trắng bởi chúng ít dinh dưỡng mà có thể gây béo phì.

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra đến 9 lần 1 ngày. Bổ sung carbohydrates với 1 lát bánh mì (làm từ lúa mì), 1 bánh mì ngô Mehico, 28 gram ngũ cốc lạnh, nửa chén cơm hoặc mì ống, 1 củ khoai tây cỡ vừa, nửa chén bột bắp.

Nhóm chất béo (Fats)

Đây là nguồn năng lượng quan trọng giúp cơ thể hấp thu được các vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên, chất béo cung cấp nhiều Calories nên cần phải giới hạn hàm lượng không quá 1/3 khẩu phần hàng ngày.

Bạn nên chia nhỏ chất béo ra thành 4 bữa ăn 1 ngày, gồm: 58 gram phô mai, 2 muỗng bơ đậu phộng, 3/4 chén salad cá ngừ, 2 muỗng phô mai Parmesan, 1 muỗng sốt mayonnaise, từ 85 đến 113 gram thịt nạc, 1 quả trứng (hoặc chỉ ăn lòng đỏ), nửa quả bơ nhỏ, 1 muỗng bơ đậu phộng.

Trong chế biến món ăn, hãy chọn những loại chất béo không no (hay còn gọi là chất béo chưa bão hòa) như: dầu olive, dầu đậu phộng, dầu hạt cải. Tránh những loại chất béo no (chất béo bão hòa) có trong mỡ động vật, dầu cọ, dầu dừa…

Nhóm vitamin và khoáng chất

Calcium: Là thành phần thiết yếu để hình thành răng và bộ xương của thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung 1,200 mg calcium mỗi ngày, có thể chia nhỏ trong từng bữa ăn, có thể bổ sung calcium từ các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa (sữa chua, phomai, pho mát, caramen, kefir, kem…) 227 gram sữa tách béo, 1¾ chén phô mai, 28 gram phô mai đông.

Sắt: Rất cần thiết trong quá trình tạo huyết sắc tố trong máu. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần nhiều hemoglobin để cung cấp oxy cho thai nhi. Và bào thai cũng sẽ tự động dùng chất sắt để hình thành nguồn cung cấp máu cho chính mình. Ở giai đoạn mang thai thứ 3, bà bầu cũng chỉ cần cung cấp khoảng 30mg-60mg sắt mỗi ngày để đạt được hiệu quả phòng bệnh và bổ sung. Có thể bổ sung chất sắt từ một số loại vitamin chứa sắt hoặc từ các loại thịt đỏ, bánh mì ngũ cốc, rau có màu xanh đậm.

Vitamin C: Vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protein giúp xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ, mạch máu của em bé. Vitamin C cũng là chất chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và tham gia vào quá trình hình thành thai nhi. Mỗi ngày trong thai kỳ thứ 3 nên bổ sung khoảng 100-120mg Vitamin C bằng cách ăn 2 đến 3 lần những loại như cam, quýt, bưởi…, nho, dưa màu đỏ, bắp cải, xà lách trộn, bông cải xanh, bông cải trắng nấu chín, cà chua…

Nhóm vitamin và khoáng chất 1

Acid folic: Nhu cầu acid folic tăng nhẹ so với 3 tháng giữa thai kỳ, tuy nhiên, bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày cộng với chế độ ăn có nhiều rau xanh, ngũ cốc sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu đó. Gần đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị thêm một phác đồ bổ sung 2800 mcg acid folic/tuần, uống mỗi tuần 1 lần. Phác đồ này được chứng minh là ít tác dụng phụ, đảm bảo độ tuân thủ của phụ nữ mang thai, dễ quản lý ở mức độ cộng đồng hơn phác đồ bổ sung hàng ngày. Ngoài ra có thể bổ sung acid folic từ các loại lá màu xanh đậm, bông cải xanh, măng tây, thịt bò nạc, cam, đậu lăng và đậu phộng.

Vitamin A: Vitamin A là nguồn dưỡng chất giúp bé có làn da, xương và đôi mắt khỏe mạnh, đồng thời còn giúp phát triển các tế bào tạo ra cơ quan nội tạng của thai nhi. Lượng Vitamin A, vẫn như các thai kỳ trước, nên bổ sung từ dạng Betacaroten trong thực vật có màu đỏ, vàng như cà rốt, bí đỏ, cà chua…

Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt calcium và phosphorus, hình thành xương, mô và răng của bạn. Lượng vitamin D có thể đáp ứng đủ bằng cách uống bổ sung các loại thuốc có chứa khoảng 50% nhu cầu Vitamin D mỗi ngày và tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày.

Axit béo không no: Giai đoạn thai kỳ thứ 3, não bộ phát triển rất mạnh và cần nhiều nguyên liệu để tối ưu hóa quá trình phát triển đó. DHA và EPA là hai thành phần quan trọng để hình thành não bộ, thị giác, hệ thống dẫn truyền thần kinh. Do đó, bà bầu nên lưu ý bổ sung đủ DHA/EPA mỗi ngày. Nên lựa chọn sản phẩm cung cấp DHA, EPA ở tỷ lệ DHA/EPA ~4.5/1 để cơ thể hấp thu và phát huy tác dụng tốt nhất. Đồng thời mẹ nên lưu ý tăng cường các thực phẩm giàu DHA, EPA như: cá hồi, cá ngừ đại dương, cá thu, các Chích, cá mồi…

Nước và các chất lỏng: 3 tháng cuối mẹ bầu cần uống đủ nước để đủ nước ối cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, và giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh như táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu bà mẹ thiếu nước có thể gây ra các cơn co tử cung kích thích gây sinh sớm. Mỗi ngày mẹ cần phải bổ sung 2-3l nước. Bà bầu có thể lựa chọn các loại nước hoa quả, sữa tươi…vừa bổ sung nước, vừa bổ sung Vitamin, Canxi và khoáng chất khác…

Tăng cân trong 3 tháng cuối thai kỳ

Cân nặng của bạn có thể tăng 0.5kg mỗi tuần nếu như bạn có chỉ số BMI bình thường (18.5 – 24.9). Nếu bạn béo phì thì cân nặng tăng 0.25kg mỗi tuần là phù hợp. Điều rất quan trọng là cân nặng không được tăng quá nhiều trong khi mang bầu, điều đó sẽ dẫn tới việc giảm cân sau sinh rất khó khăn và cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho chính bà bẹ, thai nhi như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, béo phì sau sinh…trẻ có thể dễ bị đái tháo đường, béo phì nếu được sinh ra bởi bà mẹ béo phì.

Cách tốt nhất để giúp tăng cân vừa phải là sử dụng các bữa ăn phụ cân đối, tránh ăn quá nhiều loại thực phẩm, tránh sử dụng dầu mỡ, đường. Tiếp tục vận động hàng ngày, mỗi ngày ít nhất 30 phút, cho tới khi sinh đẻ.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối như thế nào? 1

3 tháng cuối thai nhi trong bụng mẹ phát triển nhanh chóng về cân nặng cũng như hoàn thiện những thiếu sót để phát triển cơ thể. Thai nhi chuẩn bị chào đời và tăng tốc phát triển rất nhanh ở giai đoạn này.

Cân nặng của thai nhi tăng đáng kể từ tầm 800g- 900g lên tới gần 3kg, tức là tập trung nhất là giai đoạn cuối này. Đây là lý do mà sao mẹ bầu luôn cảm thấy đói và muốn ăn liên tục khác hẳn với giai đoạn ốm nghén ở giai đoạn trước.

Hãy tập trung bổ sung dinh dưỡng cho bé của bạn ngay tại thời điểm này một cách đầy đủ nhất. Đây cũng là cơ hội bé có thể hấp thụ nhiều nhất những gì mẹ ăn trước khi bé chào đời. Mặc đù sau khi chào đời nguồn thực phẩm mẹ ăn, bé cũng có thể hấp thụ qua sữa mẹ nhưng không trực tiếp như lúc này.

Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cũng như duy trì chế độ sinh hoạt thật tốt để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Mặc dù khả năng sảy thai ở giai đoạn này không còn nhưng mẹ cũng cần lưu ý nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra nếu sức khỏe mẹ bất ổn.

Có cần ngừng uống các viên uống tổng hợp cho bà bầu không?

Có cần ngừng uống các viên uống tổng hợp cho bà bầu không? 1

Thai kỳ thứ 3 là lúc cơ thể mẹ cần cung cấp nhiều dưỡng chất để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi. Đặc biệt là DHA, EPA bởi 3 tháng cuối thai kỳ là thời gian thai nhi phát triển nhảy vọt về não bộ, thị giác. Chính vì vậy, mẹ nên tiếp tục bổ sung các viên uống tổng hợp có đầy đủ các thành phần như DHA, EPA, Vitamin D, Vitamin C… trong thai kỳ thứ 3 và sau khi đã sinh.

Hầu hết các thuốc bổ tổng hợp đều cung cấp Canxi ở hàm lượng thấp để đảm bảo các thành phần của thuốc được hấp thu tốt nhất. Trong khi đó, nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp lúc này tăng cao tới 1500mg canxi nguyên tố/ngày khiến chế độ ăn khó có thể cung cấp đủ. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, mẹ bầu có thể bổ sung thêm sản phẩm bổ sung canxi chuyên biệt từ bên ngoài.

Lưu ý, thời điểm bổ sung canxi nên cách xa thời điểm uống thuốc bổ tổng hợp ít nhất 2h để không ảnh hưởng tới hấp thu của nhau.

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng cuối

Ngoài việc cần ghi nhớ các thực phẩm, vitamin khoáng chất cần được bổ sung trên. Các mẹ bầu cũng phải cần lưu ý một số thực phẩm chúng ta không nên sử dụng nhiều trong 3 tháng cuối như:

  • Nước có chất kích thích như bia, rượu, cafe.
  • Không nên ăn ngọt nhiều, vì ăn ngọt trong thời kỳ này rất dễ tăng cân và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Hạn chế ăn nhiều tinh bột, chất béo nhiều vì có thể làm tăng cân rất nhanh.
  • Mẹ bầu không nên ăn mặn vì có gây tình trạng tích trữ muối, nước, gây phù, huyết áp cao, sản giật và tiền sản giật thai nguy cơ cho cả mẹ và em bé.
  • Hạn chế ăn ngoài đường, vỉa hè.
  • Hạn chế ăn kem, uống nước lạnh, nước đá có thể ảnh hưởng đến huyết khối hoặc viêm họng của thai phụ.
  • Các vitamin và thuốc bổ nên được sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Những bệnh lý liên quan tới dinh dưỡng trong thai kỳ thứ 3

Những bệnh lý liên quan tới dinh dưỡng trong thai kỳ thứ 3 1

  • Thiếu máu: Bà bầu thường bị thiếu máu thiếu sắt khi mang bầu. Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá, đậu, ngũ cốc có bổ sung sắt hoặc các viên uống tổng hợp như PM Procare sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
  • Ợ nóng: Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn không quá nhiều thức ăn sẽ giúp tránh được ợ nóng. Tránh ăn muộn vào buổi tối trước khi đi ngủ, tránh các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và thực phẩm, đồ uống chứa caffeine như cà phê, cacao, cocacola.
  • Mệt mỏi: Tránh ăn các loại thực phẩm ngọt. Bạn nên sử dụng các loại ngũ cốc, hoa quả trong các bữa phụ.
  • Đi tiểu nhiều: Duy trì uống nhiều nước, hiện tượng đi tiểu nhiều ở giai đoạn này thường sẽ sớm hết sau khi sinh.
  • Táo bón: Táo bón rất thường gặp khi mang thai bởi hormone progesterone trong cơ thể bà bầu làm chậm nhu động ruột. Bổ sung thêm các chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, rau, hoa quả… có thể giúp giảm bớt triệu chứng. Uống nhiều nước (từ 8-10 cốc mỗi ngày), kết hợp với việc đi lại thường xuyên sẽ giúp táo bón trở nên đỡ trầm trọng hơn.
  • Chảy máu nướu: Sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng lợi khi mang thai là do sự thay đổi hormone của người phụ nữ dẫn tới tăng cường máu tới vùng lợi. Bà bầu nên kiểm tra răng lợi và các loại thực phẩm đang ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Hạn chế thực phẩm nhiều đường, sử dụng chỉ tơ nha khoa, sử dụng loại kháng thể chống vi khuẩn gây bệnh viêm lợi… là những cách bảo vệ phần lợi không bị viêm nhiễm trong giai đoạn này.
  • Sưng (phù): Uống nhiều nước giúp tuôn ra các chất lỏng dư thừa. Hạn chế sử dụng muối và đồ ăn chế biến mặn để tránh bị tích trữ nước trong cơ thể.

Chuẩn bị sinh đẻ: Bạn cần biết!

Trước khi chuyển dạ, bạn nên nấu sẵn một số món ăn yêu thích và trữ lạnh để sau khi sinh xong có thể dùng. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo thức ăn khi vào việc để có thể ăn khi đang chờ đợi sinh. Bạn có thể được bệnh viện cung cấp thức ăn ngay trong viện trong khi chờ sinh tại bệnh viện. Các công việc còn lại, bác sĩ và hộ lý tại bệnh viện bạn sinh đẻ sẽ hỗ trợ cho bạn.

Bổ sung dinh dưỡng tốt trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú… Do vậy, ba tháng cuối này, thai phụ cần quan tâm nhiều đến việc bổ sung những thức ăn giàu năng lượng, đạm, chất béo không bão hòa, có giá trị dinh dưỡng cao thông qua chế độ ăn hợp lý và viên uống bổ sung thích hợp.

❣️ ĐĂNG KÝ NGAY DỊCH VỤ ” SANH TRỌN GÓI” với giá chỉ từ 3.000.000 đồng tại Phòng Khám Đa Khoa Bình An để cùng Bình An chào đón bé yêu nhé các mẹ ❣️
⚡️⚡️⚡️ ĐẶC BIỆT GIẢM NGAY 5% GÓI SANH và 20% các DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM TRƯỚC SANH khi đăng ký DỊCH VỤ SANH TRỌN GÓI tại PKĐK Bình An từ 01/04/2022 đến 30/04/2022 ( Chỉ áp dụng hình thức đăng ký Online )
⚡️⚡️⚡️ ĐĂNG KÝ NGAY để nhận ƯU ĐÃI nhé cả nhà:
💥 Inbox Fanpage
💥 Zalo: 0866166278
💥 Điền thông tin vào Form : https://forms.gle/rYwFSxaNF8KP5o9ZA
═════════ 👇 👇═════════
🔰 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
🏨 49/B1 ĐT 743, KP 3, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương ( Cạnh Cây Xăng THÔNG DỤNG )
☎ Hotline: 1900 9294
📬 Giờ làm việc:
+ Sáng từ 7h đến 11h
+ Chiều từ 13h00 đến 17h30 kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ.