Góc Mẹ và Bé sẽ là nơi chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi dạy con khôn lớn

Que cấy tránh thai: Những điều cần biết

1. Que tránh thai là gì?

Que cấy tránh thai là những ống nhỏ làm bằng chất dẻo chứa thuốc tránh thai, được cấy dưới da tay không thuận của người phụ nữ. Thành phần có trong que cấy tránh thai bao gồm nội tiết tố levonorgestrel hay etonogestrel.

Que sẽ phát huy tác dụng sau 24 tiếng và có hiệu quả trong 3 -5 năm hoặc lâu hơn (tùy loại). Khi đã cấy que tránh thai vào cơ thể, phụ nữ không cần sử dụng đến bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,…

2. Cơ chế tránh thai của que tránh thai

Que tránh thai có tác dụng tránh thai dựa theo 2 cơ chế chính là:

  • Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng đi vào buồng tử cung.
  • Ngăn cản quá trình rụng trứng (ở hơn phân nửa các chu kỳ).

3. Hiệu quả tránh thai của que cấy

Que cấy tránh thai
Que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai là một biện pháp ngừa thai rất đáng tin cậy. Biện pháp này giúp ngừa thai với hiệu quả lên tới trên 99% và kéo dài từ 3-5 năm (tùy loại que) sau một lần cấy duy nhất. Que cấy tránh thai không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) và HIV/AIDS.

4. Các loại que tránh thai được ưa dùng trên thị trường

  • Norplant : 6 que, tác dụng trong 5-7 năm.
  • Jadelle, Sinoplant : 2 que, tác dụng trong 5 năm.
  • Implanon : 1 que, tác dụng trong 3 năm.

5. Tác dụng phụ của que cấy tránh thai

Tác dụng phụ thường gặp nhất của que tránh thai là gây ra một số xáo trộn nhẹ về chu kỳ kinh nguyệt như chu kỳ hành kinh thưa hơn và giảm dần lượng máu kinh. Có khoảng 30% phụ nữ sau cấy que gặp hiện tượng vô kinh. Các hiện tượng như giảm ham muốn tình dục, tăng cân bất thường, đau đầu, căng tức ngực rất hiếm gặp.

Nên đến khám tại các cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện cấy que tránh thai để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng.

6. Chống chỉ định dùng que tránh thai cho ai?

Que cấy có chứa nội tiết nên phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến nội tiết không được sử dụng. Ngoài ra, những phụ nữ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch cũng không được sử dụng.

Trong trường hợp bị ung thư vú, có tiền sử chảy máu âm đạo bất thường hay rối loạn chức năng gan thì nên gặp để được bác sĩ tư vấn, từ đó lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất.

7. Que cấy tránh thai bắt đầu có tác dụng khi nào?

Nếu được cấy trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt (ngày một là ngày bắt đầu hành kinh), que cấy tránh thai sẽ có tác dụng ngay lập tức.

Nếu que được cấy vào một thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt, tác dụng tránh thai sẽ không đảm bảo cho đến 7 ngày tiếp theo. Vì vậy, trong thời gian này phải dùng một biện pháp tránh thai khác để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Trước khi cấy que tránh thai, nữ giới phải đi khám Sản khoa để đảm bảo chắc chắn bản thân không có thai.

8. Thời gian tránh thai của que tránh thai

Phụ nữ
Que cấy tránh thai có tác dụng dài hạn từ 3 – 5 năm sau một lần cấy duy nhất

Que cấy tránh thai là biện pháp tránh thai tạm thời dài hạn, có tác dụng ngừa thai kéo dài từ 3 đến 5 năm sau một lần cấy duy nhất.

Trong đó, que tránh thai Norplant với bộ 6 que, tác dụng trong 5-7 năm; que Jadelle, Sino plant (Femplant) với bộ 2 que, tác dụng trong 4-5 năm; que Implanon với 1 que, tác dụng tránh thai trong 3 năm.

9. Có thể có thai trở lại sau khi lấy que tránh thai ra không?

Que cấy tránh thai là một dụng cụ dễ dàng tháo lắp. Nếu có ý định có con, hãy đến gặp bác sĩ để được tháo que tránh thai an toàn. Sau khi tháo que cấy tránh thai ra, hầu hết người dùng đều có lại kinh nguyệt bình thường và có khả năng mang thai trong vòng một tháng sau đó.

10. Quy trình cấy que tránh thai

-Trước khi cấy que: Trước khi tiến hành cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ đánh giá về tính ổn định của que cấy tránh thai (bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm) và thảo luận các vấn đề sức khỏe.

-Thực hiện thủ thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ thuốc gây tê ở phía trong cánh tay không thuận của bạn.
  • Sau khi thuốc gây tê có tác dụng, bác sĩ sẽ cấy que tránh thai ở vùng dưới da cánh tay bằng dụng cụ hỗ trợ cấy vô trùng. Sau khi thực hiện cấy xong sẽ được quấn băng tại chỗ cấy trong 24 giờ. Việc cấy que tránh thai thường diễn ra trong vòng vài phút.

-Sau khi cấy: sẽ được tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi cấy que và các trường hợp phải gặp bác sĩ.

11. Quy trình tháo que tránh thai

Tháo que cấy tránh thai:

  • Trước hết, bác sĩ sẽ tiêm một mũi gây tê vào ngay bên dưới phần cuối của que cấy tránh thai.
  • Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở trên da và phần cuối của que cấy sẽ được đẩy qua vết rạch nhỏ này.
  • Sau đó vùng phẫu thuật sẽ được băng lại ngay sau đó.

Thông thường, việc tháo que cấy tránh thai mất khoảng vài phút. Sau khi tháo que tránh thai, nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 9294 (phím 0 để gọi Bộ phận tư vấn) hoặc đăng ký lịch trực tuyến  tại fanpage

Ca COVID-19 trẻ em tăng: Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ là F0

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm: Những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Ca COVID-19 trẻ em tăng: Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ là F0 - Ảnh 1.

Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại cơ sở y tế

Chia sẻ thông tin tại hội nghị trực tuyến hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức mới đây, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết tình trạng mắc COVID-19 ở trẻ ngày càng gia tăng. Lý do là vì trẻ được đi học, một số lượng lớn các em chưa được tiêm vaccine cộng thêm tốc độ lây lan nhanh của virus.

Theo chuyên gia, thông thường trẻ khi mắc COVID-19 chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỷ lệ rất nhỏ vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số bão hòa oxy giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà.

Thể nặng và nguy kịch là khi bão hòa oxy tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy…

Đối tượng chăm sóc tại nhà gồm 2 nhóm chính. Thứ nhất là trẻ mắc bệnh đã được điều trị tại cơ sở y tế, được ra viện theo dõi tiếp tại nhà, dù vẫn còn dương tính- đối tượng này ngày càng nhiều. Thứ hai là trẻ mới mắc bệnh, mức độ nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ diễn biến bệnh nặng.

Mục tiêu điều trị tại nhà là phát hiện kịp thời các triệu chứng nặng để đưa trẻ vào viện; điều trị các triệu chứng thông thường- giống như cảm cúm, sốt virus; tránh lây nhiễm chéo trong gia đình.

“Chúng ta không nên quá căng thẳng mục tiêu thứ 3 vì thường các trẻ đã mắc thì bố mẹ cũng dễ mắc, nên việc bắt trẻ suốt ngày đeo khẩu trang cũng rất khổ. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là kịp thời phát hiện các triệu chứng nặng để báo cho cơ quan y tế và chuyển trẻ đến bệnh viện khi cần”- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.

Đồng thời khuyến cáo các bậc phụ huynh khi cần đưa con đến bệnh viện hãy liên hệ cơ sở y tế gần nhất để trẻ được thăm khám kịp thời, tránh tình trạng ‘lựa chọn bệnh viện’ không cần thiết vì Bộ Y tế đã giao các bệnh viện/ viện có nhiệm vụ thăm khám, tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19.

Những trẻ nào dễ chuyển nặng khi mắc COVID-19?

Ca COVID-19 trẻ em tăng: Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ là F0 - Ảnh 2.

Các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ mắc COVID-19, bao gồm thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím.

Trẻ mắc COVID-19 thường có bệnh cảnh nhẹ hơn người lớn, song vẫn có một số nguy cơ gây tăng nặng. Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là trẻ thở nhanh, kém ăn, thậm chí vẫn ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 tụt ở mức 94-95% khi thở khí trời.

Các yếu tố nguy cơ bệnh nặng ở trẻ mắc COVID-19 gồm:

– Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.

– Mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gen, béo phì.

– Bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản co thắt…

– Bệnh tim bẩm sinh.

– Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài).

– Bệnh thận mạn.

– Ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…

“Đây là những yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh nặng lên, tuy nhiên rất nhiều trường hợp phải căn cứ vào triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng để quyết định có cần cho trẻ nhập viện hay không.”- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

5 sai lầm thường gặp của bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt

Khi trẻ sốt, việc phụ huynh không đo chính xác nhiệt độ, ủ ấm hay chườm lạnh, cho uống thuốc hạ sốt không đúng cách có thể khiến tình trạng trẻ nghiêm trọng hơn.

Những ngày qua, thời tiết mưa nắng thất thường khiến 2 bé nhà chị N.N.N.T (ở An Phú, Thuận An) bị ho, sổ mũi kèm sốt trên 38 độ. Vì mong con nhanh hạ sốt, chị vừa cho con uống thuốc vừa dán miếng dán hạ sốt trên trán cho con. Không những thế, thay vì lau mát bằng khăn ấm cho con, chị Thương lại lấy nước lạnh để chườm cho con. Cách làm này khiến tình trạng của các bé nhà chị không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm.

Theo các bác sĩ, sốt vốn là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi cơ thể phản ứng với các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, thời tiết đông xuân như hiện nay là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus, vi khuẩn phát triển và gây nên các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ như tay chân miệngsốt xuất huyết, viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp trên… Khi bị bệnh, trẻ thường sốt cao kèm các triệu chứng khác.

- Ảnh 1.

Trẻ bị sốt có thể gặp nguy hiểm nếu bố mẹ không xử lý đúng cách. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, khi con bị sốt, nhiều bố mẹ lại gặp một số sai lầm trong chăm sóc khiến tình trạng của trẻ ngày càng xấu đi.

Dùng tay đo thân nhiệt

Nhiều bố mẹ có thói quen dùng tay sờ trán để đoán nhiệt độ của trẻ khi sốt. Tuy nhiên, cách xác định thân nhiệt cho trẻ bằng cảm quan như vậy sẽ không chính xác. Có thể xác định sơ bộ bằng cách dùng tay sờ nách trẻ, nhưng không nên sờ tay chân vì khi sốt cao, tay chân có thể bị lạnh, khiến việc đánh giá tình trạng bị sai.

Dùng miếng dán thay thuốc hạ sốt

Bác sĩ đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ sốt nặng, biến chứng vì cha mẹ cho con dán miếng hạ sốt mà không cho các cháu uống thuốc hạ sốt ngay. Nhiều bậc phu huynh còn cho miếng dán vào ngăn mát rồi dán vào trán cho trẻ.

Cơ chế hạ nhiệt của miếng dán được quảng cáo là hấp thu nhiệt và phân tán ra ngoài nhưng thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của phương pháp này.

Chườm lạnh cho con

Khi thấy con sốt cao, một số người tìm mọi cách để làm mát cơ thể cho con như chườm túi đá lạnh, lau người bằng nước lạnh, nước pha rượu hoặc cồn, chà chanh.. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo những phương pháp này không những không hiệu quả trong việc hạ sốt mà còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Khi chườm lạnh, sờ da trẻ sẽ thấy mát hơn nhưng thực tế nhiệt độ cơ thể không hề giảm, thậm chí trẻ có thể bị ốm nặng hơn vì ngấm lạnh vào người. Hơn nữa, việc chườm hay lau người bằng nước lạnh khi cơ thể trẻ đang nóng có thể gây chênh lệch nhiệt độ quá mức, dẫn tới bỏng lạnh và suy hô hấp.

Bên cạnh đó, với rượu, cồn có thể làm mát nhanh nhưng có chứa một số chất hóa học có thể thấm qua da khiến trẻ bị ngộ độc. Chanh cũng có thể hạ sốt nhưng trong chanh có chứa các chất gây hại cho làn da non nớt của trẻ.

Cạo gió

Cạo gió để cắt sốt là quan niệm có ở nhiều nơi. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, cạo gió có thể khiến trẻ dễ bị bầm tím da, thậm chí là chảy máu, khó đông máu hay nhiễm trùng từ các dụng cụ cạo gió trên da.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt đơn giản tại nhà

Để tránh những sai lầm đáng tiếc khi chăm sóc trẻ sốt cao, Bác sĩ cho biết, cách hạ sốt cho con đơn giản mà các bậc phụ huynh có thể làm ngay tại nhà là dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt hiệu quả. Tuyệt đối không dùng nước lạnh, nước pha rượu hoặc cồn để lau cho trẻ.

Để trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi, không ủ ấm; cho trẻ nằm nơi thoáng mát, tránh gió; cho trẻ uống nhiều nước hoặc các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, tốt nhất là uống nước oreson để bù nước cho cơ thể. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng quy định.

Kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bắt đầu có một số biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục (trên 39 độ C), khò khè, khó thở, ngủ li bì, khó đánh thức, co giật kèm tay chân lạnh, nôn hết những gì đã bú hoặc ăn, mỏ ác phồng cao, cổ cứng, xuất huyết, bỏ bú, tiêu chảy…..

Lưu ý khi lựa chọn thuốc hạ sốt cho trẻ

Theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt trên thị trường với các thành phần khác nhau như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin….Những thuốc có chứa Paracetamol được tin dùng cho trẻ do ít tác dụng phụ và an toàn nhất. Thuốc có nhiều dạng và có thể dùng đường uống hoặc đặt hậu môn. Các mẹ nên cân nhắc khi dùng thuốc có thành phần Aspirin và Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì Aspirin có thể gây tổn thương não, còn Ibuprofen có thể gây các phản ứng khó chịu đến đường tiêu hóa của trẻ.

TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (HPV): NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam từ độ tuổi 15 – 44. 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, gần 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, hơn 2.000 trường hợp tử vong vì ung thư cổ tử cung trong năm 2018

Virus HPV có thể tồn tại âm thầm và phát triển trong cơ thể mà không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tử cung chính là tiêm vắc xin phòng chống virus HPV đối với bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi.

Có những loại vắc xin phòng HPV nào? Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không? Bị nhiễm HPV có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không? Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không? Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?…

Vắc xin phòng HPV là gì?

Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra; nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.

Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót…

HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.

Có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người. Khoảng 40 loại có thể nhiễm vào vùng sinh dục như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn, dương vật và bìu cũng như miệng và cổ họng. Những loại HPV này lây lan trong quá trình quan hệ tình dục.

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục hoàn toàn không gây hại và tự biến mất. Nhưng một số loại HPV có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư.

  • Hai loại HPV (loại 6 và 11) gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Mụn cóc sinh dục là những mụn nhìn thấy được ở vùng sinh dục của đàn ông và phụ nữ. Những mụn này có thể nhỏ hoặc lớn, nhô hoặc bẹt và không gây đau. Mụn cóc không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể khó đối phó vì khả năng tái nhiễm sau điều trị. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục được coi là virus có nguy cơ thấp vì không dẫn đến ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
  • Hơn 10 chủng virus HPV có thể dẫn đến ung thư, trong đó có 2 chủng đặc biệt (loại 16 và 18) dẫn đến phần lớn các trường hợp ung thư. Đây được gọi là HPV nguy cơ cao. Ung thư cổ tử cung có liên quan phổ biến nhất với HPV, nhưng HPV cũng có thể gây ung thư ở âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng. Tuýp  HPV 16,18 cũng là 2 túyp chính gây nên ung thư cổ tử cung và còn là tác nhân gây ra các loại ung thư như: Ung thư âm hộ (50%), Ung thư âm đạo (65%), Ung thư hầu họng (70%).

Nhiễm trùng HPV từ đường sinh dục là rất phổ biến. Trên thực tế, hầu hết những người có quan hệ tình dục đều bị nhiễm virus tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Hầu hết những người bị nhiễm virus không có triệu chứng và cảm thấy hoàn toàn ổn, vì vậy họ thường không biết mình bị nhiễm bệnh.

Theo thống kê của HPV Information Centre, cứ 4 phút trôi qua lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung.

Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để giữ cho HPV không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Có những loại vắc xin có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm một số loại HPV nhất định. Nhiễm virus HPV nguy cơ cao thường có thể dễ dàng điều trị trước khi tiến triển thành ung thư, đó là lý do tại sao việc tiêm phòng và tầm soát ung thư hàng theo định kỳ rất quan trọng.

Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung?

Cho đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV.

Bác sĩ khuyến cáo trẻ em trong độ tuổi 9-26 tuổi nên tiêm loại vắc xin này để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.

Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa.

Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…).

Có những loại vắc xin phòng HPV nào?

Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những vắc xin thường xuyên khan hiếm. Hiện nay, ở nước ta đang lưu hành Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV (xuất xứ: Mỹ).

Loại vắc xin này cùng giúp bảo vệ bạn khỏi virus HPV chủng 16 và 18 – hai loại virus này được xem là nguy hiểm nhất vì chúng có thể gây ra các căn bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và hậu môn. Ngoài ra, vắc xin cũng có tác dụng chống lại virus HPV chủng 6 và 11, hai chủng virus này có thể gây ra bệnh mụn cóc sinh dục.

Loại vắc xin  Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV (xuất xứ: Mỹ)
Số chủng phòng ngừa Phòng 4 týp HPV (6, 11, 16 và 18)
Đối tượng tiêm Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi
Lịch tiêm Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Tác dụng Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Giá vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) là bao nhiêu?

Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) đang là vắc xin nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Vì thế tình trạng khan hiếm, đôi khi loạn giá vắc xin đã xảy ra ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc.

Riêng ở Bình An với nguồn vắc xin ổn định, khách hàng yên tâm vì sẽ được sử dụng những vắc xin chất lượng tốt nhất, được nhập khẩu từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới, với giá thành hợp lý.

Bình An đang có sẵn vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do hãng Merck Sharp and Dohm (Mỹ) sản xuất, giúp phòng bệnh hiệu quả theo tiêu chuẩn của WHO. Giá vắc xin có sự khác nhau phụ thuộc vào loại vắc xin. Khách hàng có thể tham khảo giá vắc xin được niêm yết tại đây.

Khi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung tại Bình An, khách hàng sẽ không phải trả phí dịch vụ khám và tư vấn trước tiêm, đồng thời còn được thụ hưởng nhiều ưu đãi đi kèm.

 

Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?

Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới nằm trong độ tuổi 9 – 26, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không  đang điều trị các bệnh cấp tính… đều đủ điều kiện tiêm vắc xin này.

Tất cả chị em nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng

Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV

Nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng;
  • Sốt nhẹ;
  • Nổi mề đay;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ;
  • Đau khớp;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy;
  • Quá mẫn…

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này.

Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác.

Khả năng nhiễm bệnh khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Một thực tế cho thấy virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê thì có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.

Virus HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, tạo nên các biến đổi của tế bào và diễn tiến này kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn. Do đó, việc phát hiện sớm bằng tế bào học, xét nghiệm tầm soát là cần thiết, giúp tăng khả năng dự phòng, điều trị sớm tổn thương cổ tử cung nhằm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh và nghiên cứu triển khai vắc xin phòng ngừa Human Papilloma virus ở phụ nữ trẻ tuổi.

Nếu chưa tiêm vắc xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Quan hệ tình dục đồng giới;
  • Quan hệ nhiều bạn tình;
  • Tiếp xúc với mụn cóc;
  • Có hệ miễn dịch bị suy giảm;
  • Dinh dưỡng kém.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?

Khi có dự định lập gia đình, phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Nếu có thai khi đang tiêm vắc xin thì sẽ tạm hoãn lịch tiêm, hoàn tất lịch tiêm tiếp tục sau khi sinh con.

Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?

Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung.

Tiêm phòng HPV là hoạt động tiêm một loại vacxin vào cơ thể để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm virus HPV.

Tiêm vắc xin không đem lại tác dụng tương đương thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn. Do đó, nếu đã bị bệnh sùi mào gà, người bệnh nên khám chuyên khoa da liễu, làm xét nghiệm PCR HPV; nếu chưa nhiễm các tuýp này thì có thể tiêm phòng.

Trong trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà, và đang điều trị bệnh sùi mào gà theo đơn thuốc của bác sĩ thì có thể tiêm vắc xin phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Địa điểm tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) uy tín

Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) tại Phòng Khám Đa Khoa Bình An, khách hàng sẽ không phải lo lắng việc vắc xin sẽ bị giảm tác dụng do quy trình tiêm chủng không an toàn, vắc xin không đạt chất lượng hay quên lịch tiêm

TIÊM PHÒNG VẮC XIN NGỪA CÚM CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN Ở ĐÂU UY TÍN?

Rất nhiều người nhầm lẫn bệnh cúm với bệnh cảm nên chủ quan, không chú trọng đến việc tiêm phòng vắc xin ngừa virus cúm. Trong khi đó, virus này có khả năng gây biến chứng nguy hiểm, chủng virus lại biến đổi liên tục nên dù đã từng tiêm một vài lần cũng không đảm bảo hiệu quả phòng vệ suốt đời. Chính vì vậy Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo, người lớn và trẻ em cần tiêm vắc xin ngừa cúm hàng năm.

Tuy nhiên, hiện vắc xin ngừa cúm chưa nằm cho trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhiều người có nhu cầu tiêm thắc mắc không biết nên tiêm phòng vắc xin ngừa cúm ở đâu và ai là đối tượng cần tiêm vắc xin phòng cúm nhất?

Cách phân biệt cảm và cúm

Cúm là loại bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Việt Nam mặc dù là nước có số người nhiễm bệnh cao, khả năng bùng phát dịch lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng, đặc biệt là gây nên những bệnh lý cho thai nhi và trẻ em… nhưng hiện bệnh cúm vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đa số người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm mà virus cúm có thể gây ra, và thường nhầm lẫn bệnh cúm với bệnh cảm thông thường (bệnh cảm do khoảng 200 loại virus gây ra, trong đó nhiều nhất là rhinovirus (siêu vi ở mũi) – nguyên nhân của 40% loại cảm. Khi bị cảm, chỉ cần nghỉ ngơi, uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt nếu sốt trên 38 độ, súc họng nước muối ấm, ăn lỏng (cháo, súp)).

Thực tế, cảm và cúm đều có những biểu hiện đầu tiên tương đối giống nhau như: Sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi, sổ mũi. Nhưng vẫn có cách phân biệt các triệu chứng của cảm và cúm.

 

Triệu chứng Cảm Cúm
Sốt Ít khi gây sốt. Trong trường hợp gây sốt thìsốt không cao, kéo dài 1-2 ngày Thường gây sốt cao (đặc biệt là trẻ nhỏ) và kéo dài 2-5 ngày
Nhức đầu Ít gặp Thường gặp
Đau nhức cơ Nhẹ Đau nhiều
Mệt mỏi Thường gặp, kéo dài khoảng 1 tuần Thường gặp, có thể kéo dài 2-3 tuần
Nghẹt mũi Thường gặp Ít gặp
Hắt hơi Thường gặp Ít gặp
Đau họng Thường gặp, kéo dài 1-2 ngày Ít gặp
Khó chịu ở ngực, ho Nhẹ – trung bình, ho khan Thường gặp, ho rất nhiều và dai dẳng

Bệnh cảm thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần. Trong khi đó, bệnh cúm dai dẳng hơn, và có thể gây biến chứng viêm phổi, đặc biệt nếu bệnh diễn tiến nặng và nhanh ở trẻ, người già hoặc người có bệnh phổi, tim thì có chỉ định phải nhập viện. Vì vậy, nếu thấy khó thở hoặc sốt trở lại sau khi đã đỡ 1 hoặc 2 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ để theo dõi nhằm đề phòng biến chứng ở thể cúm nặng.

  • Vì sao cả người lớn và trẻ em đều cần tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm?

Cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang và viêm tai. Lịch sử đã ghi nhận những đại dịch cúm làm tử vong hàng chục triệu người. Đại dịch cúm gầy đây nhất là cúm A H5N1 vào năm 2010. Theo thống kê dịch tễ cho thấy cứ khoảng 10-14 năm thì đại dịch cúm lại bùng phát.

Ở phía bắc bán cầu và có khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, virus cúm thường hoạt động mạnh mẽ vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 hàng năm.

Tiêm phòng vắc xin ngừa cúm cho trẻ em và người lớn ở đâu uy tín?

Virus cúm lây qua đường hô hấp nên có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng

Virus cúm xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ em, phụ nữ có thai và người lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính (bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi) là những đối tượng dễ bị virus tấn công nhất. Những đối tượng này nếu mắc cúm thì biến chứng cũng nặng nề hơn.

Không chỉ dừng lại ở biến chứng viêm xoang, viêm tai, viêm phổi, virus cúm còn có thể phát triển rất nhanh trong cơ thể làm phá hủy tế bào gây suy đa tạng, thậm chí có thể gây tử vong.

Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khuyến cáo phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng quan trọng nhất cần tiêm ngừa cúm.
  • Tiêm vắc xin ngừa cúm: cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp (ho, hắt hơi). Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với mầm bệnh như tay dính virus qua bắt tay, dùng chung các vật dụng… rồi đưa lên mắt, mũi hay miệng của mình. Vì thế, nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước (nhất là ở các thời điểm sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn) có thể hạn chế lây truyền cúm; mang khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác hoặc dùng khăn giấy (che cả miệng lẫn mũi) khi ho hay hắt hơi và bỏ giấy ngay sau khi sử dụng.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là tiêm phòng. Lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin ngừa cúm cho trẻ em và người lớn là:

Tạo kháng thể chủ động bảo vệ trước sự tấn công của virus cúm. Khả năng bảo vệ sau khi tiêm ngừa đạt khoảng 96-97%.

Người đã tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, giảm nguy cơ các biến chứng nặng của cúm, thời gian bị bệnh ngắn hơn người chưa tiêm ngừa.

Đặc biệt, việc tiêm vắc xin ngừa cúm trước khi mang thai giúp bảo vệ cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ và những tháng đầu sau sinh, bởi thời gian tồn tại của kháng thể “mẹ truyền cho con” có thể kéo dài tới 9-12 tháng
Như vậy vắc xin ngừa cúm không những giảm nguy cơ bệnh lý ở thai nhi mà còn bảo vệ cho trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin cúm.

  • Vì sao phải tiêm ngừa cúm hàng năm?

Virus cúm biến đổi mỗi năm và thành phần vắc xin ngừa cúm được điều chỉnh hằng năm nhằm phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành trên thế giới. Do đó, để “đối phó” với thời điểm virus cúm hoạt động mạnh hàng năm ở nước ta, bạn nên tiêm phòng vắc ngừa xin cúm vào tháng 10, 11. Nếu trong nhà có người lớn tuổi đang mắc các bệnh lý mạn tính, bạn cũng nên khuyên họ tiêm phòng vắc xin ngừa cúm vào những tháng này hàng năm. Các chủng vắc xin cúm cũng thay đổi theo mỗi năm tùy theo dịch tễ. Bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm sẽ tư vấn cho bạn loại vắc xin cúm mới của năm.

Đối với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, tốt nhất nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi có thai 3 tháng. Nếu đang có dịch cúm mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai, vẫn có thể tiêm phòng vắc xin ngừa cúm bất hoạt vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Đối với trẻ em là đối tượng dễ nhiễm virus cúm, Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm vắc xin cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

  • Tiêm phòng vắc xin ngừa cúm cho người lớn và trẻ em ở đâu tại Bình Dương?

Vắc xin ngừa cúm hiện chưa nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, do đó để tiêm ngừa cúm, người dân phải tiêm dịch vụ.

Hiện tại, Phòng Khám Đa Khoa Bình An luôn đảm bảo đủ vắc xin ngừa cúm. Ngoài nguồn vắc xin dồi dào, trang thiết bị hiện đại,

Người lớn và trẻ em khi đến Khoa Tiêm ngừa Phòng Khám Đa Khoa Bình An đều được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm, được tư vấn đầy đủ thông tin vắc xin và cách theo dõi, chăm sóc khi ra về.

Phòng Khám Đa Khoa Bình An áp dụng công nghệ hiện đại trong việc quản trị dữ liệu và bảo mật thông tin khách hàng. Theo đó, khách hàng chỉ cần để lại thông tin cá nhân trong lần đầu tiên sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại Phòng Khám Đa Khoa Bình An. Sau đó thông tin này sẽ được Phòng Khám Đa Khoa Bình An lưu giữ và bảo mật nên khách hàng không cần khai báo lại khi đến tiêm chủng ở những lần sau. Ngoài ra, Trung tâm còn có dịch vụ nhắc lịch tiêm tự động giúp người dân tránh bỏ sót mũi tiêm ngừa cúm cũng như các mũi vắc xin khác khi đến hẹn.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, Quý Khách có thể gọi vào hotline 1900 9294, nhắn tin cho Fanpage https://www.facebook.com/phongkhamdakhoabinhan/.

3 câu nói cửa miệng của mẹ khiến con ngày càng rụt rè, đánh mất sự tự tin

Thay vì giúp trẻ tự tin hơn, cha mẹ lại khiến con ngày càng rụt rè, tự ti vì những câu nói cửa miệng không hay của mình.

3291eETqrBDip9CyPahT7TQK--6jOICsttb49kCi_nwDInLzPrsTsCVpoQe4md7Z8pJkrucP-59mxoykpzQ7bKZs4a9dzw

Bernard Shaw, người giành giải thưởng Nobel về văn học, đã từng nói: “Một người tự tin có thể biến những điều nhỏ bé thành vĩ đại và những điều tầm thường thành phi thường”. Điều này có thể thấy được sức mạnh của sự tự tin có thể quyết định thành công trong cuộc sống. Vì vậy, hầu hết cha mẹ đều mong muốn con cái có thể trở thành người tự tin. Tuy nhiên, một số cách giáo dục của cha mẹ đôi khi lại khiến trẻ cảm thấy mình thấp kém, ngày càng rụt rè, kém tự tin. Dưới đây là 3 câu cửa miệng của cha mẹ khiến trẻ ngày càng rụt rè, đánh mất sự tự tin. Nếu muốn giúp bé tự tin, thành công trong tương lai, cha mẹ tuyệt đối không được phớt lờ.

1.”Việc nhỏ này cũng làm không xong, đừng mang phiền phức đến cho mẹ”

Xiaozhi là một học sinh lớp 3. Một hôm trở về nhà nhưng chưa thấy cha mẹ đi làm về nên bé muốn giúp bố mẹ nấu cơm. Vì còn nhỏ, Xiaozhi rành việc nhà nên bé đã quên cho nước vào nồi cơm. Mẹ trở về nhà thì phát hiện nồi cơm bị cháy đen.

Người mẹ đổ lỗi cho con khiến bà phải dọn dẹp mớ hỗn độn này. Mẹ đã nói vớiXiaozhi rằng: “Mẹ đã có thể nấu ăn cho cả gia đình khi mẹ bằng tuổi con, con bao nhiêu tuổi rồi? Việc nhỏ này cũng làm không xong, nếu vậy thì cũng đừng mang đến phiền phức cho mẹ”. Câu nói này khiếnXiaozhi cảm thấy rằng mình đã thực sự thất bại.

Trẻ em thua kém người lớn ở kỹ năng, sự nhanh nhạy và mức độ chính xác. Tuy nhiên, đôi khi vì quá tức giận mà cha mẹ không nhận ra vấn đề cơ bản ấy để rồi thốt ra những lời lẽ làm tổn thương con cái “việc nhỏ này cũng làm không xong”. Một câu như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy mình thật sự rất tệ, và nghĩ rằng trong mắt cha mẹ mình thật sự vô dụng. Thay vì thể hiện năng lực bản thân, trẻ sẽ chọn cách lùi lại phía sau vì nghĩ rằng mình không thể làm tốt.

2. “Tại sao nuôi con lại tốn kém như vậy?”

Ngày nay, chi phí nuôi dạy một đứa trẻ thực sự tương đối cao. Do đó, mỗi khi đối mặt với áp lực tài chính vì phải chi tiền cho con cái, cha mẹ có thể cố ý hoặc vô tình nói với con rằng: “Tại sao nuôi con lại tốn kém như vậy?”. Đây là một trong những câu nói của cha mẹ khiến trẻ đánh mất sự tự tin.

Mặc dù cha mẹ không có ý xấu, chỉ muốn trêu chọc con nhưng trẻ nghe thì không nghĩ vậy. Đứa trẻsẽ cảm thấy mình chính là nguyên nhân của sự khó khăn của cha mẹ. Trẻ nghĩ mình đã trở thành gánh nặng của cha mẹ, do đó bị cha mẹ từ chối.

Câu nói này của cha mẹ sẽ làm đứa trẻ sợ phải tiêu tiền, kìm nén nhu cầu bình thường của trẻ và cũngsẽ làm giảm ý thức về giá trị bản thân của trẻ, tạo ra tâm lý “Con không xứng đáng có những điều tốt đẹp”. Khi lớn lên, trẻ cũng khó khăn để biết xây dựng một cuộc sống chất lượng và đủ đầy hơn.

3. “Còn xa lắm con”

Nhiều cha mẹ lo lắng việc khen ngợi có thể khiến con tự mãn, vì vậy luôn giữ tâm lý phải khiêm tốn mới giúp con tiến bộ. Khi trẻ đạt được một số thành tích, thay vì khen ngợi, cha mẹ sẽ nói “Còn xa lắm con” để khuyến khích trẻ chăm chỉ hơn nữa.

Trái với suy nghĩ của bố mẹ, khi trẻ đạt được điều gì đó, chúng rất hào hứng và hy vọng được nhận lời khen và sự khích lệ từ cha mẹ. Vì vậy, sự khích lệ của cha mẹ theo cách này như thể đang phủ nhận mọi sự cố gắng của con. Điều nàykhông chỉ làm tổn thương, giảm đi sự tự tin trẻ mà còn khiến trẻ sinh ra tâm lý ghét bố mẹ.

Khi đứa trẻ lớn lên, trẻ sẽ đặc biệt chú ý đến đánh giá của người khác, nhất là cha mẹ. Nếu cha mẹ có thể khen ngợi và khích lệ trẻ một cách tích cực, trẻ sẽ cảm thấy rằng mình có giá trị. Ngược lại, cha mẹ không bao giờ khen ngợi hoặc hài lòng với những nỗ lực của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy rằng mình đã thất bại, và không thể làm gì tốt, do đó trở nên ngày càng yếu kém.

Ngoài việc không nói 3 câu khiến trẻ tự ti, yếu kém trên đây,cha mẹ cũng có thể làm một số điều dưới đây để rènsự tự tin cho con.

– Khám phá và phát huy những điểm mạnh của trẻ: Mỗi đứa trẻ đều có một thế mạnh riêng, vì vậy cha mẹ nên cố gắng khám phá những điểm mạnh của con và giúp con phát huy. Cha mẹ không chỉ nên nhìn vào những điểm mạnh của những trẻ khác mà chỉ thấy điểm yếu của con mình. Cha mẹ cũng không nên luôn so sánh con với những đứa trẻ khác.

– Cho trẻ tham gia vào việc đưa ra quyết định của gia đình: Khi cần đưa ra một số quyết định của gia đình, cha mẹ nên cho con tham gia. Bằng cách đó, trẻ có thể thấy được giá trị của bản thân và có thể giúp trẻ nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm với gia đình.

– Nghiêm túc thực hiện yêu cầu của trẻ: Trẻ cũng cần lắng nghe ý kiến từ cha mẹ. Khi trẻ hỏi, dù cha mẹ đồng ý hay không cũng phải cho con một câu trả lời, tuyệt đối không được giả vờ rằng không nghe hoặc quên. Thay vào đó, cha mẹ nên giải thích rõ cho con vì sao mình đồng ý hoặc không đồng ý với trẻ. Bằng cách này, sự tự tin của trẻ sẽ tăng lên vì cảm thấy đượccha mẹ coi trọng.

Tóm lại, nếu tự tin là chìa khóa của thành công, sự tự ti cũng có thể hủy tương lai của một người. Để trẻ tự tin hay tự ti, thái độ của cha mẹ có tác động trực tiếp đến điều đó. Vậy nên,cha mẹ phải chú ý đến những lời nói và hành động với trẻ, nếu không sẽ vô tình khiến trẻ đánh mất sự tự tin mà không hay biết.

Nguồn: QQ/Webtretho

CẢNH BÁO: TRẺ TẬT NGUYỀN, TỬ VONG VÌ VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU!

“Bệnh tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và tử vong. Nếu may mắn sống sót có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi…”

Viêm màng não do não mô cầu – căn bệnh “nguy hiểm” có thể tử vong sau 24 giờ nhiễm bệnh

Bé V.H.N.Y (5 tháng tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM), nhập viện cấp cứu tại BV Nhiệt Đới TP.HCM trong tình trạng mệt mỏi, sốt cao, xuất huyết trên da, nôn ói, da tím tái và nhiễm trùng máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Neisseria meningitidis (khuẩn mô cầu) gây viêm não mô cầu, một loại bệnh truyền nhiễm cấp. Các bác sĩ của BV đã tiến hành điều trị khẩn cấp nhưng bé không qua khỏi. Bệnh nhi mất sau 24 giờ nhiễm bệnh.

Cảnh báo: Trẻ tật nguyền, tử vong vì viêm màng não do não mô cầu!

Bệnh nhi bị viêm não mô cầu tại Đắk Lắk. (Ảnh VNE)

Nhập viện  với triệu chứng sốt, ho, trợn mắt rồi xuất hiện nốt ban ở mặt, bé L.T.N.Q (Châu Thành, Tiền Giang) nhanh chóng bị hoại tử tứ chi, chân tay chuyển sang tím tái. Để cứu tính mạng bé, các bác sĩ buộc phải cắt lọc bỏ da, cơ ở vùng cơ thể bị nhiễm trùng huyết ăn sâu. Sau 2 tháng điều trị, bé Q. trải qua 3 lần thực hiện cắt lọc phần da cơ hoại tử ở 2 cặp chi, cuối cùng là đoạn cả tứ chi để bé qua cơn nguy kịch. Nhìn hình ảnh bé gái 2 tuổi mất cả tay cả chân, di chuyển như chim cánh cụt, ai cũng xót xa.

Cảnh báo: Trẻ tật nguyền, tử vong vì viêm màng não do não mô cầu!

Cô bé 2 tuổi mất cả tứ chi vì viêm não mô cầu (Ảnh: Zing.vn)

Đây chưa phải hai trường hợp duy nhất nguy kịch vì viêm não mô cầu năm 2016. Theo số liệu thống kê của cục Y tế dự phòng tính từ năm 2011 – 2016, cả nước có 610 ca nhiễm bệnh và năm có số người mắc bệnh cao nhất là năm 2011 với 272 ca nhiễm viêm não mô cầu. Ở thể tối cấp, bệnh diễn tiến nhanh, tỷ lệ tử vong lên đến 60-70%; thể viêm màng não mủ tử vong là 30-40% nếu điều trị không kịp thời.

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm căn bệnh chết người này

Viêm màng não do não mô cầu (Meningococcal meningitis) là tình trạng nhiễm khuẩn nặng màng não (tổ chức bao phủ não và tủy sống) và nhiễm khuẩn huyết, phát triển mạnh vào mùa đông xuân tại các nước đang phát triển.

Bệnh gặp ở mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên từ 14-20 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại,…), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người. Thời kỳ lây truyền của bệnh tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi, họng của người nhiễm khuẩn. Lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng – tức là người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng). Lây truyền qua đồ vật ít khi xảy ra. Khả năng lây truyền có thể từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến 24 giờ sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.

Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 650 trường hợp viêm màng não mủ do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn não mô cầu chiếm khoảng 14%. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10-20%. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng 5-25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch.

24 giờ định mệnh của bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu đặc biệt nguy hiểm vì có thể khiến người bệnh tử vong rất nhanh trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện triệu chứng đầu tiên. Các triệu chứng của bệnh này giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường, do đó, càng phát hiện, chẩn đoán sớm và có biện pháp điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

* Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân gây bệnh là khuẩn gram âm, ái khí Neisseria meningitidis (N.meningitidis), còn gọi là meningococcus, gây bệnh bằng nội độc tố. Có tới 13 nhóm huyết thanh của N.meningitidis được xác định là thủ phạm gây bệnh, 6 trong số này (A, B, C, W, X và Y) có thể phát sinh đại dịch. Não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất. Tuýp A thường gây nên các vụ dịch lớn, tuýp B chủ yếu gây các vụ dịch tản phát và tuýp C lại có khả năng vừa gây dịch lớn vừa gây dịch tản phát, lẻ tẻ. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào mùa đông và mùa xuân, thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

* Các thể lâm sàng của bệnh:

  • Viêm màng não tủy cấp có mủ
  • Nhiễm vi khuẩn huyết do não mô cầu (meningococcemia)
  • Viêm khớp do não mô cầu, viêm màng trong tim do não mô cầu.
  • Ngoài ra, có nhiều người bị nhiễm não mô cầu nhưng chỉ có sốt và/hoặc viêm mũi họng. Ở nơi có bệnh lưu hành địa phương, số người bị nhiễm não mô cầu ở hầu, họng mà không có triệu chứng lâm sàng chiếm từ 5-10%. Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng thường hay gặp trong các vụ dịch và đó là nguồn lây truyền dịch rất quan trọng trong cộng đồng.

* Triệu chứng bệnh:

Bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường rơi vào tình trạng lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc.

* Diễn tiến bệnh:

Người bị nhiễm não mô cầu thể viêm mũi họng thường bị sốt 38 – 39 độ C, tình trạng sốt kéo dài 1-7 ngày… kèm theo đó là biểu hiện đau đầu, rát họng, chảy nước mũi. Giai đoạn này thường dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm mũi họng thông thường. Khi trở nặng, bệnh nhân sẽ sốt rất cao, lên tới 40 – 41 độ C. Những cơn sốt thường kéo dài liên tục kèm theo những cơn rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân. Sau đó, họ có thể bị xuất huyết, thậm chí xuất huyết từng vùng làm hoại tử da, bong da, đau đầu nhiều, nôn mửa. Người bệnh cũng có dấu hiệu bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, triệu chứng điển hình là sốt cao, cứng cổ, đau đầu, nôn mửa, biếng ăn và bỏ ăn. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ có biểu hiện thóp phồng hoặc phản xạ bất thường và biểu hiện cứng gáy rõ hơn.

“Tổ chức Y tế thế giới đánh giá bệnh lý viêm màng não do não mô cầu ‘tỷ lệ tử vong cao kể cả khi được phát hiện sớm và điều trị phù hợp’. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tăng áp lực nội sọ, phù não gây tử vong, hay áp xe não khiến tình trạng nhiễm trùng có thể lan ra toàn bộ cơ thể gây nhiễm trùng huyết và tử vong. Những trường hợp may mắn sống sót có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý”, 

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin

Các chuyên gia cảnh báo, bệnh viêm màng não do não mô cầu dù phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong từ 5 – 15%. Tỷ lệ tử vong khoảng 50% số ca mắc bệnh nếu không được điều trị.

Chủng ngừa (tiêm phòng) bằng vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh. Tại Việt Nam hay gặp nhất là tuýp A, B. Do đó người dân có thể tiêm cả 2 loại vắc xin BC (ngừa tuýp B, C) và AC (ngừa tuýp A, C) để tăng thêm khả năng miễn dịch.

“Việc phòng bệnh có hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng ngừa cho mọi đối tượng chưa có miễn dịch chống lại vi khuẩn não mô cầu hoặc những người chuẩn bị đến các vùng có dịch bệnh não mô cầu. Trẻ đã tiêm vắc xin phòng não mô cầu khuẩn tuýp B,C rồi vẫn nên đi tiêm vắc xin phòng não mô cầu khuẩn tuýp A,C”, .

Ngoài ra, để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt 4 nguyên tắc sau:

  1. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
  2. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc.
  3. Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
  4. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Viêm màng não mô cầu: Bệnh truyền nhiễm đe dọa tính mạng trẻ khỏe mạnh chỉ trong 24 giờ

Những ngày gần đây, viêm màng não mô cầu đã bắt đầu xuất hiện rải rác ở một số tỉnh thành trên cả nước. Thay vì lo lắng, cha mẹ hãy chú ý các triệu chứng sớm của trẻ, đặc biệt là nên có biện pháp phòng ngừa thích hợp để bảo vệ con yêu.

Viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, có thể lấy đi sinh mạng của trẻ đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Trẻ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc căn bệnh này.

Triệu chứng của viêm màng não mô cầu

Triệu chứng sớm

  • Sốt cao 39 – 40 độ
  • Buồn nôn và nôn
  • Cáu gắt, bỏ ăn
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Đau họng, chảy nước mũi.

Triệu chứng muộn

  • Xuất hiện ban đỏ ở những vùng da mỏng, đầu các ngón tay, chân
  • Cứng gáy, đau cổ
  • Sợ ánh sáng
  • Mê sảng, lú lẫn
  • Co giật
  • Mất ý thức, rối loạn cảm giác

Viêm màng não mô cầu có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc đường giọt bắn, khi dùng chung ly, cốc uống nước, sinh hoạt chung trong môi trường cộng đồng, mẫu giáo, trường học…; người hút thuốc lá hay người phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá…

Viêm màng não mô cầu diễn tiến nhanh và nguy hiểm, vì thế, bé cần được phòng bệnh càng sớm càng tốt. Biện pháp hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine.

Viêm màng não mô cầu: Bệnh truyền nhiễm đe dọa tính mạng trẻ khỏe mạnh chỉ trong 24 giờ
Khi thấy trẻ bất ngờ sốt cao, cáu gắt, bỏ ăn hoặc xuất hiện ban đỏ, cần nghĩ ngay tới khả năng mắc viêm màng não mô cầu

Bé ở độ tuổi nào thì tiêm được vaccine phòng viêm màng não mô cầu?

Hiện nay, Việt Nam đã có 2 vaccine ngừa chủng A+C và B+C – đây là các chủng vi khuẩn có độc tính cao. Mỗi loại vaccine chỉ phòng được một số chủng vi khuẩn não mô cầu nhất định, nên các mẹ nên cho bé tiêm cả hai loại để phòng được bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu tuýp A, tuýp B và tuýp C gây ra.

  • Vaccine viêm não mô cầu A+C: Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể bắt đầu tiêm vaccine. Sau mũi đầu tiên, cứ 3-5 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Trong trường hợp trẻ có tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu Meningococcal A+C, bố mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm phòng nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.

Trong vòng 24 giờ sau khi tiêm, có thể có sốt nhẹ, chỗ tiêm hơi đỏ và đau. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5 – 10% số người tiêm vaccine có biểu hiện này, và chúng sẽ thường tự biến mất sau 1 – 2 ngày.

  • Vaccine viêm não mô cầu B+C: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu tiêm vaccine. Sau mũi đầu tiên, mũi nhắc lại 1 lần sau ít nhất 2 tháng. Trẻ tiêm vaccine viêm não mô cầu B + C thường không có phản ứng phụ nghiêm trọng, chỉ một số ít cảm thấy sốt hoặc đau nhức tại vị trí tiêm.

Trẻ chưa đủ tuổi tiêm vaccine cần được bảo vệ như thế nào?

Với trẻ chưa đủ độ tuổi tiêm chủng 2 loại vaccine trên, cha mẹ cần chú trọng bảo vệ con tránh khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này bằng cách:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng cho trẻ, hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, xịt rửa mũi bằng các dung dịch vệ sinh mũi họng thông thường.
  • Chú ý vệ sinh nơi ăn ở của trẻ, đảm bảo luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc chỗ đông người, nhất là với người mắc bệnh về hô hấp. Trong trường hợp buộc phải cho trẻ đến nơi công cộng như bệnh viện, nên cho trẻ đeo khẩu trang để hạn chế sự lây lan.
  • Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ, cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Thực đơn phù hợp với từng giai đoạn mọc răng của trẻ

Mọc răng đánh dấu mốc quan trọng với sự phát triển của trẻ. Trẻ mọc răng là lúc mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé. Dưới đây là thực đơn phù hợp với từng giai đoạn mọc răng của trẻ.

1. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 4 – 8 tháng

Bạn hãy để ý từ tháng thứ 4 sau sinh bé thường xuất hiện hiện tượng “chảy dãi”. Điều đó báo hiệu chiếc răng sữa đầu tiên chuẩn bị nhú lên trong tương lai gần. Vị trí chiếc răng này thường nằm ở hàm dưới.

thuc don cho tre moc rang 1 suckhoenhi.vn

Trong thời gian này bạn nên thay đổi thực đơn cho bé từ thức ăn dạng lỏng dần dần sang dạng sền sệt hoặc đặc hơn với các món như: khoai tây nghiền, cháo… để bé trải nghiệm cảm giác thức ăn hơi đặc một chút sẽ như thế nào (chú ý nên bắt đầu từ một lượng ít sau đó nhiều dần đều).

Ngoài ra, bạn có thể hầm nhừ rau củ, bỏ hạt và cắt nhỏ một số loại hoa quả mềm để cho bé ăn. Điều này sẽ giúp răng sữa của bé mọc thuận lợi hơn, đồng thời luyện tập cơ nhai, thúc đẩy nướu và răng sữa của bé khoẻ mạnh.

2. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 8 – 12 tháng

Trong khoảng thời gian này, bé sẽ dần dần mọc 2 hoặc nhiều răng hơn, nhưng chắc chắn là từ răng cửa hàm trên rồi sang hai bên. Mẹ cần cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé với những món ăn bổ dưỡng chế biến từ nhiều loại thịt được băm nhỏ.

thuc don cho tre moc rang 2 suckhoenhi.vn

Thức ăn cũng cần có độ cứng thích hợp, không nên lỏng và mềm quá. Thịt lợn băm, cà rốt ninh nhừ và đậu phụ là những gợi ý mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chú ý sử dụng trong thực đơn của con giai đoạn này.

3. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 9 – 13 tháng

Các răng bên cạnh răng cửa hàm trên về cơ bản đã “có mặt” đầy đủ (đến 13 – 16 tháng, các răng mọc xung quanh răng cửa hàm dưới cũng xuất hiện). Đây cũng là giai đoạn chức năng tiêu hóa của bé đã gần hoàn thiện, vì vậy bé có thể ăn thức ăn đặc hơn, rau nấu chín kỹ.

4. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 13 – 18 tháng

Lúc này bé đã có khoảng 8 – 12 chiếc răng và hàm răng cũng trở nên “mạnh” hơn. Bạn có thể giảm lượng thức ăn lỏng, tăng thức ăn đặc vì bé đã có thể ăn được cháo đặc, cơm nấu nát, bánh mì và các loại rau nấu chín tới.

5. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 16 – 20 tháng

Khoảng 20 chiếc răng sữa xinh xắn của bé về cơ bản đã hình thành và đây là giai đoạn bé bắt đầu chuyển sang ăn cơm, mì, bánh mỳ và một số thức ăn của người lớn.

thuc don cho tre moc rang 3 suckhoenhi.vn

Vậy là, mẹ đã đồng hành với trẻ trong những ngày mọc chiếc răng đầu tiên cho đến lúc bé nở nụ cười rạng rỡ với trọn vẹn hàm răng đáng yêu. Tuy nhiên, mỗi trẻ có sự phát triển khác biệt, vì vậy các loại thức ăn ứng với từng giai đoạn trên chỉ mang tính gợi ý. Các mẹ nên theo sát quá trình mọc răng và ăn dặm của con để điều chỉnh sao cho phù hợp nhé!