Nơi cập nhật những chương trình khám sức khỏe định kỳ cho các công ty, doanh nghiệp

Viêm lợi trùm có thực sự đáng lo?

Viêm lợi trùm là một bệnh lý răng miệng phổ biến và thường gặp ở tất cả mọi người.  Đây là tình trạng liên quan đến quá trình mọc răng, đặc biệt là răng khôn. Hệ lụy của tình trạng viêm lợi trùm sẽ khiến các mô mềm bị sưng, đỏ, đau nhức dữ dội,…

Lợi trùm là phần lợi bao phủ trên bề mặt răng, có thể phủ kín hoặc một phần răng. Thông thường khi răng mọc phần lợi này sẽ dần hết nhưng một số trường hợp lợi trùm cản trở sự phát triển của răng dễ gây tình trạng lợi viêm và sưng.

1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ viêm lợi trùm

Lợi trùm là phần lợi bao phủ trên bề mặt răng, có thể phủ kín hoặc một phần răng. Thông thường khi răng mọc phần lợi này sẽ dần hết nhưng một số trường hợp lợi trùm cản trở sự phát triển của răng, gây đau đớn cho bệnh nhân, về lâu dài khi răng mọc lên, đẩy một phần lợi trùm tạo nên khoảng trống dưới lợi. Trong trường hợp này, nếu không chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận, rất có thể khiến lợi viêm và sưng.

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt.

Viêm lợi trùm ở dạng cấp tính sẽ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng có thể dẫn đến sốt, chảy máu chân răng, đau nhức, khó chịu hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ. Đối với viêm lợi trùm mạn có thể tái phát nhiều lần và lặp lại theo chu kỳ. Biểu hiện viêm lợi trùm mạn cũng liên quan đến răng miệng như chảy máu chân răng, đau nhức, hơi thở có mùi,… và nóng sốt nếu lợi bị viêm.

Viêm lợi trùm có thực sự đáng lo? - Ảnh 1.

Khi răng mọc phần lợi trùm cản trở sự phát triển của răng dễ gây tình trạng lợi viêm và sưng.

Theo ghi nhận, viêm lợi trùm thường gặp ở người từ 20 – 40 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh lý răng miệng này nhất. Và đây cũng là thời điểm mọc răng khôn, khi đó lợi bao phủ không đủ chỗ trống để răng nhú lên, lợi bao phủ sẽ khiến răng mắc kẹt dưới nướu gây đau nhức, khó chịu.

Các yếu tố nguy cơ khác như: chấn thương khi nhai, thói quen vệ sinh răng miệng kém, người hút thuốc lá ….sẽ dễ viêm lợi trùm. Ngoài ra, khi căng thẳng, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi nghiêm trọng hoặc phụ nữ mang thai có nguy cơ cao viêm lợi trùm hơn đối tượng khác.

2. Triệu chứng viêm lợi trùm

Tùy vào từng cá nhân, mức độ nghiêm trọng mà có thể có các biểu hiện khác nhau. Nếu viêm lợi trùm nhẹ thường có các biểu hiện nướu sưng, đau phần sát gần răng bị ảnh hưởng. Khi ăn người bệnh thấy khó khăn, miệng hôi mùi khó chịu. Nếu không được chăm sóc điều trị đúng viêm lợi trùm ở mức nghiêm trọng sẽ có biểu hiện sưng đau gây lệch mặt người bệnh. Sốt là biểu hiện tiếp theo, và sưng các hạch bạch huyết có thể gây cứng hoặc khó cử động hàm.

Các biểu hiện cấp có thể kéo dài 3 – 4 ngày và được cải thiện sau khi được chăm sóc phù hợp. Nếu không được điều trị có thể tiến triển thành mạn tính với các biểu hiện đau âm ỉ, miệng có mùi hôi, khó chịu trong miệng và sưng lợi ở khu vực bị ảnh hưởng. Các biểu hiện viêm lợi trùm mạn có thể tái phát nếu viêm nặng sẽ gây viêm ảnh hưởng quanh thân răng và hàm.

Ở một số trường hợp viêm lợi trùm đôi khi nhiễm trùng có thể lây lan vào máu thông qua các mô nướu. Khi đó, nhiễm trùng huyết và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Câu hỏi nhiều người thắc mắc là khi nào thì viêm lợi trùm phải nhập viện. Trên thực tế, khi viêm lợi trùm người bệnh thấy có biểu hiện sốt, khó nhai nuốt và các biểu hiện nghiêm trọng khác thì cần nhập viện. Việc khó nhai, khó nói đau hàm, sưng tấy, sốt… gây khó khăn cho việc hô hấp sẽ cần chăm sóc y tế. Người bệnh cần tới cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để được tư vấn và điều trị.

3. Lời  khuyên thầy thuốc

 Để có thể khắc phục viêm lợi trùm cách tốt nhất là đến nha khoa thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần chăm sóc răng miệng và ăn uống hợp lý. Cần chải răng 2 lần/ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám trong khoang miệng, ngăn ngừa viêm lợi trùm. Khi viêm lợi trùm ở mức độ nặng có thể sẽ được các bác sĩ có thể cắt bỏ mô hoặc nhổ bỏ răng. Người bệnh cần phải vệ sinh răng miệng cần thận, không hút thuốc lá và tái khám theo hẹn của bác sĩ.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Chăm sóc dinh dưỡng và hạ sốt là những yếu tố quan trọng cần thiết đối với người bệnh sốt xuất huyết.

Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 270 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 ca tử vong. Đây là thời điểm mùa mưa nên số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tăng lên. Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.

1. Sốt xuất huyết có nguy hiểm hay không?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở nước ta. Bệnh lây truyền do muỗi vằn đốt người mắc bệnh và truyền virus Dengue sang cho người lành. Bệnh thường xảy ra quanh năm, tuy nhiên bệnh gặp nhiều nhất vào mùa mưa do đây là mùa sinh sôi nảy nở của muỗi.

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Nếu gia đình có người mắc sốt xuất huyết mà điều trị không đúng rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

Nhiều người cho rằng đã mắc sốt xuất huyết thì đã có miễn dịch và không mắc lại nữa, nhưng thực tế không phải như vậy.

Sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra và virus Dengue được phân loại thành 4 tuýp. Nên khi mọi người mắc sốt xuất huyết thì chỉ mắc 1 tuýp của virus Dengue thôi và sẽ có miễn dịch bền vững với tuýp đó. Tuy nhiên còn 3 tuýp virus Dengue khác chúng ta vẫn có thể mắc.

Chính vì vậy một người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có thể mắc lại. Trừ khi bạn mắc 4 lần sốt xuất huyết thì bạn sẽ không mắc lại nữa.

2. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ

Trẻ mắc sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn sốt: trong vòng 3-4 ngày đầu, bé đang khỏe mạnh bỗng đột ngột sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đau đầu, đau mỏi người, đau nhức mắt, có thể có hắt hơi, sổ mũi. Với những em bé nhỏ có thể có rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn,… Da em bé có thể đỏ hơn so với bình thường gọi là sung huyết. Đôi khi có những chấm xuất huyết nhỏ.

Một số biểu hiện của sốt xuất huyết giai đoạn này thường nhầm lẫn với các bệnh khác như cúm, sởi, Rubella, hoặc COVID-19.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm, còn gọi là giai đoạn xuất huyết. Thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Ở giai đoạn này sốt bắt đầu giảm, có bé còn hạ nhiệt độ nhưng bé có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Cần theo dõi sát trẻ, có thể xuất huyết từ nhẹ đến nặng.

Xuất huyết ở giai đoạn này có thể chỉ là các nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, kèm theo đó em bé cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nặng hơn nữa em bé có thể xuất huyết niêm mạc ví dụ như chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở bé gái lớn hơn đã dậy thì có thể bị rong kinh hoặc cường kinh. Nặng hơn nữa, em bé có thể bị xuất huyết tiêu hóa hoặc xuất huyết não. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, trẻ có thể đi ngoài phân đen, có thể nôn ra máu,. Nguy hiểm hơn là xuất huyết não, trẻ có thể co giật, ngủ li bì,…

Chính do hiện tượng thoát dịch giai đoạn này mà làm cho em bé có thể bị cô đặc máu có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp do giảm khối lượng tuần hoàn.

Khi bé bị sốt xuất huyết có dấu hiệu vật vã, kích thích hoặc li bì, nôn nhiều… kèm theo nôn nhiều hoặc đau bụng ngày một tăng lên mà không rõ nguyên nhân hay đau đầu dữ dội, gia đình cần cho em bé đi viện khẩn cấp.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục, thường vào ngày thứ 6-7 của bệnh, trẻ dần dần hồi phục, sẽ hết sốt, tiểu cầu và bạch cầu tăng. Tình trạng của em bé tốt dần lên.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết - Ảnh 3.

Cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến sức khỏe của trẻ khi bị sốt xuất huyết.

3. Hạ sốt và bù nước là quan trọng trong điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết mà chủ yếu dùng các biện pháp điều trị triệu chứng và theo dõi sát diễn biến của trẻ 24/24h. Quan trọng nhất trong điều trị sốt xuất huyết tại nhà là hạ sốt và bù dịch.

Hạ sốt:

Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ mới nên dùng thuốc hạ sốt. Ưu tiên dùng thuốc hạ sốt hoạt chất paracetamol, nên dùng thuốc đơn chất paracetamol với liều dùng 10-15mg/kg cân nặng mỗi lần, cách 4-6 giờ/lần.

Kết hợp hạ sốt bằng chườm mát cho em bé ở nách, bẹn, lau người toàn thân với nước ấm thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2-3 độ C giúp hạ sốt nhanh hơn.

Lưu ý: Không nên dùng thuốc hạ sốt nhóm aspirin, ibuprofen vì có thể làm tình trạng xuất huyết nguy hiểm hơn.

Bù nước: Khi trẻ bị sốt do bất cứ nguyên nhân nào thường bị mất nước và điện giải nên cần được bù nước điện giải. Trong sốt xuất huyết thì dịch ở trong lòng mạch thường bị thoát ra ngoài người ta gọi là hiện tượng thoát huyết tương làm cho máu của bé cô đặc hơn. Chính vì vậy chúng ta cần phải bù dịch cho em bé ngay và càng sớm càng tốt. Quan trọng là cần phải bù dịch đúng cách.

Có thể bù bằng đường uống hoặc đường truyền. Tốt nhất khi bé uống được thì nên bù nước điện giải cho bé bằng đường uống. Dung dịch oresol là một loại dung dịch giúp bù nước và điện giải nhanh và an toàn.

Cần chú ý, trên thị trường có rất nhiều loại oresol. Khi pha oresol bù dịch cho trẻ cần pha đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn. Nếu nhà sản xuất khuyến cáo pha với 200ml nước thì cần đong đủ 200ml nước.

Tuyệt đối tránh tình trạng mẹ nghĩ con còn nhỏ nên uống ít nước và pha gói oresol với ít nước. Khi em bé uống oresol với nồng độ đậm đặc như vậy sẽ bị rối loạn nước, điện giải nặng hơn, có thể gây ra tình trạng hôn mê, co giật, tổn thương não.

Ngoài việc pha oserol đúng cách, cha mẹ cần cho trẻ uống từ từ từng chút một. Nếu dung dịch oserol đã pha không uống hết trong vòng 24 giờ thì cần bỏ đi và pha mới cho trẻ uống.

Cha mẹ có thể bù dịch cho trẻ bằng các loại như nước cam, nước dừa, nước chanh, sinh tố, nước lọc…

Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vận động mạnh, vệ sinh thân thể và chăm sóc răng miệng hàng ngày thật tốt. Mặc quần áo thoáng mát. Súc miệng với nước muối loãng ấm.

Dinh dưỡng cũng là một phần quan trọng trong chăm sóc bé bị sốt xuất huyết. Chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

Với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ: cần tiếp tục cho bé bú mẹ và cho trẻ bú nhiều hơn so với bình thường. Tăng bữa bú lên 8-10 bữa / ngày và thời gian cho bé bú cũng lâu hơn.

Với trẻ đã ăn dặm: Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất. Ưu tiên thức ăn giàu đạm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, nấm, nấu súp với rau củ quả để đảm bảo đủ chất.

Các bé ốm mệt nên có thể không muốn ăn, cha mẹ có thể cho con ăn chia nhỏ làm nhiều bữa, mỗi bữa một ít để đảm bảo đủ năng lượng cho em bé.

Tăng cường vitamin bằng các loại hoa quả mềm, rau củ quả nhiều màu sắc. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, nước sinh tố, uống thêm sữa để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch.

Tránh thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho em bé. Không ăn thức ăn có màu đỏ, màu đen hoặc màu nâu vì khi trẻ đi tiêu dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.

Tuyệt đối không cho trẻ uống nước có ga, những loại nước uống có nồng độ đường cao như cocacola, soda hoặc nước mật ong.

Cha mẹ cũng không cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết:

  • Không nên cạo gió cho em bé vì có thể làm nặng hơn tình trạng xuất huyết. Đồng thời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ.
  • Không dùng nhóm thuốc hạ sốt ibuprofen hoặc aspirin vì các thuốc này có thể làm cho tình trạng xuất huyết nặng hơn.
  • Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do virus Dengue gây ra. Dùng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận. Còn có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.
  • Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.

Theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ tới các bệnh viện uy tín để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Phòng tránh tái nhiễm COVID-19 ở phụ nữ mang thai

Hiện nay nhiều người bị tái nhiễm COVID-19 khiến nhiều thai phụ lo lắng. Vậy làm cách nào để phòng tránh tái nhiễm COVID cho phụ nữ mang thai?

1. Tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm?

Tái nhiễm COVID-19 có nghĩa là một người đã bị nhiễm, khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Sau khi khỏi COVID-19, hầu hết các cá nhân sẽ có một số biện pháp bảo vệ khỏi bị tái nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng tái nhiễm vẫn xảy ra sau khi mắc COVID-19. Việc tái nhiễm giống như một lần mắc mới và cần điều trị như ca bệnh mới.

Các biến chủng mới của COVID-19 tấn công vào các tế bào trong cơ thể rất nhanh khi kháng thể chưa kịp đáp ứng miễn dịch thì việc tái nhiễm chủng cũ cũng có thể xảy ra. Hơn nữa, các virus liên tục thay đổi, bao gồm cả virus gây bệnh COVID-19. Những thay đổi này có thể dẫn tới việc xuất hiện các biến thể (chủng mới của virus) có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm. Vaccine phòng COVID-19 tiếp tục có hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại việc bị bệnh nghiêm trọng. Vaccine được khuyến nghị tiêm cho mọi người, bao gồm những người đã nhiễm bệnh trước đây.

Hiện nay, không chỉ xảy ra tình trạng tái nhiễm chủng cũ mà còn có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 biến thể Omicron hoặc các biến thể virus khác trong cộng đồng.

Phòng tránh tái nhiễm COVID-19 ở phụ nữ mang thai - Ảnh 2.

Thai phụ đã mắc COVID-19 có thể tái nhiễm COVID-19 ở biến thể cũ hoặc biến thể mới.

2. Đeo khẩu trang, rửa tay và tiêm vaccine phòng COVID-19

Mặc dù khi tái nhiễm, thai phụ có khả năng ít diễn tiến bệnh nặng nhưng các bác sĩ cho rằng không nên chủ quan, ngay cả khi đã khỏi bệnh và tiêm đủ 2 – 3 mũi vaccine. “Mọi người nên hiểu vaccine không phải là lá chắn an toàn tuyệt đối để bảo vệ mình trước COVID-19, ngay khi đã tiêm đủ 3 mũi cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng chống COVID-19 đã được Bộ Y tế khuyến cáo, đặc biệt là đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên” – Ông Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em cho biết.

Khẩu trang vẫn sẽ là một công cụ quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Nhưng một mình khẩu trang sẽ không ngăn được sự lây lan của COVID-19 mà cần tiếp tục thực hiện việc giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên. Thai phụ cũng nên vân động, tập thể dục tại chỗ bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng đề kháng cơ thể. Thai phụ nên lưu số điện thoại của bác sĩ hoặc cơ sở y tế khám bệnh để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ.

Cũng như mọi người và lần mắc bệnh COVID-19 trước, thai phụ tái nhiễm hay nghi ngờ tái nhiễm COVID-19 nên test nhanh tại nhà. Nết kết quả dương tính cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị, không nên đến bệnh viện ngay khi bác sĩ chưa thấy cấp thiết.

3. Đảm bảo sức khỏe trong và sau thai kỳ

Phòng tránh tái nhiễm COVID-19 ở phụ nữ mang thai - Ảnh 4.

Thai phụ nên khám thai định kỳ hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ.

Duy trì tất cả các buổi hẹn thăm khám sức khỏe trong và sau thai kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ. Nếu ngại tiếp xúc trực tiếp cuộc hẹn vì COVID-19, hãy hỏi bác sĩ về những biện pháp đang thực hiện để bảo vệ thai phụ khỏi COVID-19, hoặc đề nghị được khám chữa bệnh từ xa.

Trao đổi với chuyên gia y tế hay bác sĩ về cách giữ gìn sức khỏe và tự chăm sóc cho bản thân và cho thai nhi.

Nên sinh con tại cơ sở y tế chuyên khoa sản để được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Thai phụ cũng nên trao đổi với các bác sĩ nếu bị căng thẳng hoặc có dấu hiệu trầm cảm trong hoặc sau thai kỳ.

Các mũi tiêm vaccine cần thiết được khuyên dùng trong thai kỳ để bảo vệ thai phụ và thai nhi. Những người cùng một gia đình cũng nên tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và thai phụ.

Tiêm thêm vaccine cúm và phế cầu có thể giúp ngăn ngừa bội nhiễm khi đang mắc COVID-19. Tuy nhiên, thai phụ nên hiểu rằng việc tiêm thêm vaccine cúm không phải thay thế cho vaccine phòng COVID-19.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine Tdap trong thai kỳ để bảo vệ em bé khỏi bị ho gà, có thể có triệu chứng tương tự như COVID-19.

Gọi cho bác sĩ hoặc đi khám tại cơ sở tế nếu có bất kỳ lo ngại gì về thai kỳ, nếu thai phụ bị bệnh hoặc nếu cho rằng bẩn thân có thể mắc COVID-19.

Đừng trì hoãn việc chăm sóc cấp cứu vì lo lắng sẽ bị mắc COVID-19. Các khoa cấp cứu luôn chuẩn bị các biện pháp để bảo vệ thai phụ khỏi bị nhiễm COVID-19 nếu thai phụ cần được chăm sóc y tế. Nếu thai phụ cần cấp cứu, hãy gọi 115 ngay lập tức. Nếu có người nhà đưa tới khoa cấp cứu, hãy gọi cho cơ sở cấp cứu của bệnh viện trong khi đang đi trên đường.

Cần gọi cho bác sĩ tại các cơ sở y tế ngay nếu thai phụ gặp phải bất kỳ triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp nào trong thai kỳ như đau đầu không dứt, chóng mặt, sốt, sưng phù nặng ở bàn tay, mặt, cánh tay hoặc cẳng thân, khó thở, đau vùng ngực hoặc tim đập nhanh, buồn nôn nghiêm trọng và nôn mửa hay xuất huyết hoặc tiết dịch âm đạo trong hoặc sau thai kỳ. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu dẫn tới biến chứng có thể đe dọa tính mạng.
Nguồn: Sức Khỏe Đời Sống

❎ KHÁM SỨC KHỎE TUYỂN DỤNG( XIN VIỆC LÀM ) / NHẬP HỌC TẠI THUẬN AN BÌNH DƯƠNG ❎

 ❎KHÁM SỨC KHỎE TUYỂN DỤNG( XIN VIỆC LÀM ) / NHẬP HỌC TẠI THUẬN AN BÌNH DƯƠNG ❎
❎ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO XÍ NGHIỆP/CÔNG TY ❎
✔ Theo Thông tư 14 của Bộ Y Tế ✔
🛑 NHANH CHÓNG
🛑 CHI PHÍ HỢP LÝ
🛑 TIẾT KIỆM THỜI GIAN
❎ Thời gian Khám Sức Khỏe Tuyển Dụng : Từ 07h – 17h tất cả các ngày trong tuần ( Kể cả T7,CN )
═════════ 👇 👇═════════
🔰 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
🏨 49/B1 ĐT 743, KP 3, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương ( Cạnh Cây Xăng THÔNG DỤNG )
☎ Hotline: 1900 9294
☎ Zalo : 0866166278
📬 Giờ làm việc:
+ Sáng từ 7h đến 11h
+ Chiều từ 13h00 đến 19h kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ.

Những điều cần biết về Xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19

Xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19 là gì?, Thời gian hiệu lực của xét nghiệm PCR và test nhanh là bao lâu?, loại xét nghiệm nào được cấp giấy chứng nhận để di chuyển hoặc xuất cảnh,… PKĐK BÌNH AN sẽ trả lời cho bạn ngay sau đây!

1. Xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19 là gì?

Xét nghiệm PCR được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với độ chính xác cao, mất khoảng 6h để có kết quả xét nghiệm, giấy xác nhận kết quả xét nghiệm PCR có thể sử dụng phục vụ di chuyển nội địa, xuất cảnh hoặc phục vụ công việc và có hiệu lực trong vòng 72h. Trong khi đó, test nhanh có độ nhạy thấp hơn so với xét nghiệm PCR, cho kết quả nhanh chóng trong 15 – 30 phút và có hiệu lực trong thời gian ngắn.

Vậy Xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19 là gì?, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây:

– Xét nghiệm PCR là xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT – PCR), giúp xác định sự hiện diện của virut thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virut Sars – CoV – 2. Mẫu được lấy từ dịch đường hô hấp bằng que lấy mẫu chuyên biệt.

– Test nhanh là xét nghiệm kháng nguyên giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của virut có trong mẫu dịch đường hô hấp của người bệnh (dịch tỵ hầu, dịch tiết đường hô hấp). Các kháng nguyên sẽ được phát hiện khi virut Sars – CoV – 2 đang nhân lên với số lượng nhất định.

Liên hệ tổng đài 1900 9294 để được tư vấn và đặt lịch xét nghiệm tại BÌNH DƯƠNG.

2. Đối tượng nào cần xét nghiệm Covid-19?

Hiện nay, hệ thống khám chữa bệnh đã được Bộ Y tế cấp phép thực hiện xét nghiệm Covid-19 chủ yếu sử dụng 2 phương pháp xét nghiệm Realtime RT – PCR và test nhanh. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, diễn biến lâm sàng, nhu cầu của người bệnh và nguồn lực kinh tế mà chúng ta sử dụng loại xét nghiệm nào. Mỗi xét nghiệm điều có những ưu, nhược điểm riêng.

 

– Xét nghiệm PCR: thường được chỉ định cho nhóm người bị phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19 hoặc người có nhu cầu xét nghiệm để lấy giấy xác nhận âm tính với Covid-19 sử dụng phục vụ di chuyển nội địa, xuất cảnh hoặc phục vụ công việc. Theo CDC khuyến cáo, xét nghiệm realtime RT-PCR là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán Covid-19.

– Phương pháp test nhanh: thường chỉ định cho các trường hợp có triệu chứng của Covid-19 như như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như:

+ Từng tiếp xúc gần (trong phạm vi 2 mét) với người nhiễm Covid-19 hoặc người nghi ngờ nhiễm Covid-19;

+ Người trở về từ các “vùng dịch” được Bộ Y Tế công bố hoặc WHO ghi nhận có ca mắc Covid-19 trong vòng 21 ngày kể từ khi nhập cảnh

Một số trường hợp sau khi test nhanh vẫn cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có khẳng định chính xác.

Liên hệ tổng đài 1900 9294 để được tư vấn và đặt lịch xét nghiệm tại BÌNH DƯƠNG.

3. Xét nghiệm Covid-19 ở đâu tại BÌNH DƯƠNG?

Để tạo điều kiện cho những người có nhu cầu được cấp Giấy xác nhận kết quả xét nghiệm với SARS-CoV-2 phục vụ di chuyển nội địa xuất cảnh, học tập và công tác…PKĐK BÌNH AN cung cấp dịch vụ Test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm khẳng định RT – PCR với kết quả chính xác đi kèm với giá cả hợp lý.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch xét nghiệm Covid-19 test nhanh và PCR mức giá hợp lý: 1900 9294

 

PKĐK BÌNH AN ÁP DỤNG SÓNG XUNG KÍCH TRONG TRỊ LIỆU BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP

Công nghệ sóng xung kích giúp người mắc các bệnh lý cơ xương khớp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời hạn chế (hoặc không cần) điều trị nội khoa bằng thuốc hay phẫu thuật.

Bệnh lý cơ xương khớp gây rối loạn chức năng sinh lý của cơ xương khớp với những triệu chứng nhẹ như: đau nhức, tê mỏi cho đến các rối loạn chức năng nghiêm trong như co cứng, yếu sức cơ, hạn chế cử động, thậm chí để lại di chứng tàn tật. Bệnh thường gặp ở người chơi thể thao, người thường xuyên vận động mạnh, người lớn tuổi, và cả giới văn phòng.

Những rối loạn về cơ xương khớp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây cản trở trong sinh hoạt thường ngày. Do đó, khi bị chấn thương hay cảm thấy tay chân có dấu hiệu đau nhức, tê mỏi, người bệnh cần đi khám ngay ở giai đoạn sớm để hạn chế biến chứng và tổn thương lâu dài.

Khoa Vật lý Trị liệu và Phục hồi Chức năng – PKĐK Bình An trang bị máy Radial Extracorporeal Shockwave hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng, điều trị chấn thương thể thao, chấn thương chỉnh hình.

Đây là thiết bị đa năng sử dụng sóng xung kích (shockwave) tạo ra sóng âm năng lượng cao tác động đến những điểm đau, phần mềm bị tổn thương qua đó thúc đẩy quá trình làm lành một số rối loạn cơ xương khớp mãn tính, tiền mãn tính hoặc bán cấp. Phương pháp điều trị này giúp cải thiện hệ thống vi mạch máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có tác dụng giảm đau cũng như phân hủy vôi hóa gân cơ.

Sóng xung kích sở hữu nhiều tính năng vượt trội: Giảm đau nhanh, trị liệu hiệu quả theo phương pháp không xâm lấn, người bệnh không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Thời gian điều trị chỉ từ 5 – 10 phút/buổi, mỗi buổi cách nhau 5 – 14 ngày và quá trình điều trị kéo dài trung bình từ 3 – 5 buổi. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân mắc các bệnh lý: viêm gân khớp vai và vôi hóa, viêm gân Achille, viêm vùng khuỷu tay (tennis elbow), gai gót chân, đau điểm kích hoạt (trigger point), viêm gân xương bánh chè, viêm mấu chuyển lớn…

Với những bệnh nhân đang trong quá trình phục hồi chức năng, phương pháp trị liệu bằng sóng xung kích có thể kết hợp với kỹ thuật xoa bóp, nắn xương, kéo giãn gân cơ… để kết quả điều trị được tốt nhất.

Bệnh nhân cần khám lâm sàng, chụp MRI, CT hoặc siêu âm để được bác sĩ chẩn đoán và xem xét các chống chỉ định trước khi được gửi đến điều trị tại khoa Vật lý Trị liệu và Phục hồi Chức năng – PKĐK Bình An.

Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng, bệnh đông máu, người đang sử dụng thuốc chống đông máu, người vừa thực hiện phẫu thuật vùng bụng, phổi, tim, cột sống, não, bệnh nhân ung thư, phụ nữ mang thai,… cần có chỉ định đặc biệt của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình trị liệu bằng sóng xung kích

KHÁM SỨC KHỎE XIN VIỆC LÀM – NHỮNG ĐIỀU AI CŨNG NÊN BIẾT

💡KHÁM SỨC KHỎE XIN VIỆC LÀM – NHỮNG ĐIỀU AI CŨNG NÊN BIẾT💡
👉 Hồ sơ cần chuẩn bị:
🏅 Giấy tờ tùy thân: CMND hoặc CCCD
🏅 Hình thẻ 4×6
👉 Nội dung khám:
🏅Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu ( tùy vào yêu cầu của công việc/công ty)
🏅Khám da liễu
🏅Khám răng, hàm, mặt
🏅Khám mắt, tai – mũi – họng
🏅Khám phụ khoa đối với nữ
🏅Khám ngoại khoa
🏅Khám nội khoa
👉 Nơi khám:
Theo thông tư Số: 14/2013/TT-BYT chỉ có những CSYT được Sở Y tế thẩm định và công nhận đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe mới được thực hiện khám và cấp giấy Khám sức khoẻ theo TT14.
💪💪 Hiện nay PKĐK Bình An là một trong những CSYT được Sở Y Tế Bình Dương chứng nhận đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe.
═════════ 👇 👇═════════
🔰 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH AN
🏨 49/B1 ĐT 743, KP 3, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương ( Cạnh Cây Xăng THÔNG DỤNG )
☎ Hotline: 1900 9294
📬 Giờ làm việc:
+ Sáng từ 7h đến 11h
+ Chiều từ 13h30 đến 19h kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ.

Cách sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột

Cách sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột

cach-so-cuu-nguoi-bi-ngat-xiu-dot-ngot

Ngất xỉu là trạng thái mất ý thức đột ngột khiến nạn nhân bị bất tỉnh trong ngắn hạn. Nếu không sơ cứu người bị ngất xỉu kịp thời sẽ có nguy cơ để lại hậu quả khó lường cho bệnh nhân.

1. Tìm hiểu chung về ngất xỉu đột ngột

1.1. Định nghĩa

Nhìn chung, ngất xỉu xảy ra khi bộ não tạm thời không nhận đủ lượng máu cung cấp, khiến nạn nhân đột ngột mất ý thức trong một thời gian ngắn. Theo các bác sĩ, ngất và xỉu là hai khái niệm không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể:

  • Xỉu là tình trạng mất ý thức không hoàn toàn, nạn nhân vẫn có khả năng nghe và nhận biết xung quanh;
  • Ngất là trạng thái mất ý thức đột ngột, người bệnh không thể nhận biết những gì đang diễn ra.

Ngất xỉu đôi khi không phải là dấu hiệu của một vấn đề y tế nghiêm trọng, nhưng cũng có thể ngược lại, hiện tượng này bắt nguồn từ nguyên nhân xảy ra một rối loạn nào đó trong cơ thể, thường liên quan đến tim mạch. Do đó, điều trị tình trạng mất ý thức tạm thời được xem như một thao tác cấp cứu y tế cần thiết cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu hồi tỉnh. Cần đến cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân nếu một người bị ngất nhiều lần.

1.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến con người bị ngất xỉu đột ngột, chẳng hạn như:

  • Ngất đơn thuần do đối giao cảm: Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khi có các yếu tố thúc đẩy như quá xúc động, mệt mỏi, thiếu máu, đứng lâu,… Nạn nhân ngất đơn thuần thường hồi phục ý thức nhanh, có dấu hiệu tỉnh chỉ trong khoảng vài giây hay vài phút;
  • Yếu tố tim mạch: Xuất hiện cả khi người bệnh đang nằm nghỉ hoặc sau khi gắng sức. Phổ biến ở những đối tượng có tiền sử bệnh tim, bao gồm ngưng tim, rối loạn nhịp tim, hẹp động mạch chủ hoặc động mạch phổi, phình bóc tách động mạch chủ, tăng áp động mạch phổi,…
  • Mạch máu não: Những trường hợp này thường ngất do đột quỵ, thiểu năng động mạch sống nền, đau nửa đầu migraine, viêm động mạch takayasu, hoặc do xoang cảnh, …

Một số nguyên nhân khác, bao gồm: Hạ huyết áp tư thế, hạ canxi, tăng thông khí, cơn ho dữ dội, yếu tố tâm lý, …

cach-so-cuu-nguoi-bi-ngat-xiu-dot-ngot-1
Ngất có thể do nhiều nguyên nhân

1.3. Biểu hiện

Người bị ngất xỉu sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Hôn mê, gọi và lay động không có phản ứng;
  • Da mặt xanh, tái nhợt;
  • Tay chân buông lỏng, không có lực;
  • Thở bình thường hoặc thở ngáy, ngưng thở từng cơn, đôi khi không thở;
  • Mạch rối loạn, lúc bắt được lúc không.

2. Cách sơ cứu người bị ngất

2.1. Nếu bạn cảm thấy choáng

  • Nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi cho đến khi tỉnh táo hơn;
  • Nên ngồi trong tư thế cúi gục mặt, đặt đầu giữa hai gối;
  • Không được đứng dậy quá nhanh để giảm nguy cơ ngất xỉu thật sự.

2.2. Nếu người khác ngất xỉu

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp hơn chân;
  • Nếu nạn nhân vẫn còn thở và không có thương tích thì cố gắng nâng hai chân cao lên khoảng 30cm, hơn tầm của tim;
  • Nới lỏng thắt lưng, cổ áo và những chỗ quần áo bó sát;
  • Ðặt đầu quay sang một bên để đề phòng hít chất nôn vào phổi hoặc tụt lưỡi vào cổ họng;
  • Kiểm tra nhịp thở của nạn nhân, bắt đầu hô hấp nhân tạo trong trường hợp không thở;
  • Tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cấp cứu đến hoặc nạn nhân bắt đầu thở lại;
  • Nếu nạn nhân ngất xỉu do té ngã bị thương, ưu tiên cầm máu hoặc giảm vết sưng phù hợp;
  • Nếu nạn nhân không tỉnh lại trong vòng tối đa 10 phút, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Cách sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột
Gọi cấp cứu trong sơ cứu người bị ngất

3. Lưu ý sơ cứu khi bị choáng ngất

Có nhiều biện pháp dân gian trong sơ cứu người bị ngất, tuy nhiên y học hiện đại khuyến cáo mọi người không nên tin tưởng tuyệt đối những cách chưa được chứng minh hiệu quả và thực hiện theo một cách tùy tiện. Thay vào đó, nên tìm hiểu đâu là những điều nên và không nên làm để vừa giúp đỡ được nạn nhân, vừa tránh làm cho tình trạng càng nghiêm trọng và phức tạp thêm.

Những điều nên làm khi sơ cứu người bị ngất:

  • Đắp chăn ấm khi thân nhiệt nạn nhân thấp hơn bình thường;
  • Có thể cho người bị ngất xỉu ngửi dầu nóng, dầu gió;
  • Trong thời gian chờ cấp cứu đến, có thể day ấn nhân trung (vị trí huyệt nằm giữa 1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung) nhanh, mạnh, dứt khoát để hỗ trợ người bệnh tỉnh lại;
  • Giúp nạn nhân hồi tỉnh bằng cách: Gọi tên, vẩy nước lạnh, đắp khăn lạnh, cho uống nước giải nhiệt, …

Những điều không nên làm khi sơ cứu người bị ngất:

  • Không châm 10 đầu ngón tay cho người bệnh, tránh gây nhiễm trùng;
  • Không gọi nạn nhân tỉnh dậy quá nhanh để giảm nguy cơ ngất xỉu một lần nữa;
  • Không tụ tập quá đông người xung quanh để thoáng khí.

Trên đây là những cách sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột, giúp bạn có thêm kiến thức nhằm bảo vệ sức khỏe kịp thời cho bản thân, gia đình cũng như những người xung quanh. Điểm lưu ý trong sơ cứu khi bị choáng ngất quan trọng nhất là gọi bác sĩ hoặc chủ động đưa nạn nhân đến bệnh viện để có hướng xử trí tiếp theo phù hợp, cũng như tìm ra nguyên nhân hỗ trợ điều trị.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Điểm mặt “thủ phạm” gây viêm dạ dày mạn tính

(Cập nhật 09/12/2015 | Chăm sóc sức khỏe)

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) và đây cũng là “thủ phạm” của 95% số ca viêm dạ dày mạn tính.

Đáng chú ý, nếu bệnh viêm dạ dày mãn tính không được phát hiện kịp thời sẽ dễ dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm khoảng 95%.

Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 31- 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.

Bệnh thường tiến triển nhiều tháng, nhiều năm, từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Điểm mặt "thủ phạm" gây viêm dạ dày mạn tính 1

Viêm dạ dày mạn tính nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Hp

Theo bác sỹ Lê Văn Khoa, bệnh viện MEDLATEC, nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…

Ngoài ra, ăn uống không điều độ, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị chua, cay, dùng thuốc một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.

Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.

Điểm mặt "thủ phạm" gây viêm dạ dày mạn tính 2

Kết quả sinh thiết Hp âm tính (bìa trái) và Hp dương tính (bìa phải)

Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Để phòng ngừa bệnh rửa tay trước khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc để quá đói, kiêng cữ các món ăn cay, chua. Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá, ăn các chất béo. Chú trọng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau, hoa quả. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ ngày 7-8 giờ, tránh thức khuya.

Hiện nay, việc chẩn đoán, theo dõi diễn biến viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm dạ dày mạn tính nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết (xét nghiệm mô bệnh học) dạ dày. Trong đó, xét nghiệm mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, qua đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát.

Theo Vietnamnet

Bệnh đường tiêu hóa: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

(Cập nhật 05/11/2015 | Chăm sóc sức khỏe)

Đừng để đến lúc bác sĩ xác nhận rằng bạn đã mắc các bệnh về đường tiêu hóa nghiêm trọng thì mới cuống cuồng tìm cách chữa trị. Ngay khi có những triệu chứng dưới đây, bạn cần có những biện pháp tức thời để bệnh không biến chứng nguy hiểm.

Sau đây là những dấu hiệu thường gặp của một số bệnh tiêu hóa:

Viêm loét dạ dày: đau bụng, chán ăn, buồn nôn, sút cân

Hẳn bạn không lạ gì những cơn đau giữa bụng trên rốn xuất hiện một cách đột ngột nếu bạn ăn quá no khi đói, khi thức quá khuya hay làm việc căng thẳng quá độ. Chẳng dễ chịu gì khi đang thuyết trình một vấn đề quan trọng mà cơn đau bụng âm ỉ làm bạn chẳng tài nào tập trung nổi. Đồng nghiệp cũng khó mà hào hứng được với bài thuyết trình liên tục gián đoạn vì người thuyết trình cứ thỉnh thoảng lại bị “hành hạ” bởi cơn quặn thắt dạ dày.

Nguyên nhân: Dạ dày có dấu hiệu tổn thương thì chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng sút kém đi. Lúc này, dạ dày bắt đầu “biểu tình” dữ dội khi trống rỗng hoặc khi bị dồn quá nhiều thức ăn một lúc. Những cơn đau xuất hiện dày hơn và bạn bắt đầu chán ăn, sút cân nghĩa là bệnh đã nghiêm trọng và khó chữa trị hơn rất nhiều.

Trào ngược axit: ợ nóng, ợ chua, khó tiêu

Trào ngược axit gây cho người bệnh nhiều khó chịu, bởi bệnh đi kèm với hàng loạt triệu chứng như ợ nóng, ợ chua và chướng bụng, khó tiêu. Việc ợ hơi sau khi ăn không thường xảy ra thì không đáng lo lắng. Tuy nhiên, thường xuyên ợ hơi chua có thể là dấu hiệu thời kỳ đầu của bệnh trào ngược/dư axit trong dạ dày. Điều này gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, giao tiếp của bạn hằng ngày. Bạn sẽ khó có thể tham gia hết mình vào các cuộc vui khi mà bụng chướng căng phồng, và thấp thỏm sợ tiếng ợ phát ra không thể kiểm soát.

Nguyên nhân: Khi dạ dày dư nồng độ axit, dịch vị có độ chua cao, vận động dạ dày thường bị rối loạn hoặc do thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sinh hơi dồn lên thực quản. Nếu ợ hơi, ợ chua đi kèm đau thắt, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định phù hợp và được hướng dẫn dùng thuốc can thiệp kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, kém hấp thụ

Chứng rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cho nhiều sinh hoạt của bạn bị gián đoạn, bạn chẳng còn tâm trí shopping cùng bạn bè và thậm chí bỏ lỡ cơ hội săn hàng sale hấp dẫn. Bạn có thể xác định được chứng rối loạn tiêu hóa khi dạ dày phản ứng lại một số thực phẩm từ sữa, hải sản, thức ăn lạ, kém vệ sinh… hoặc khi chế độ ăn uống thay đổi đột ngột. Bắt đầu từ dấu hiệu chán ăn, bạn dần thay đổi thói quen đại tiện. Chẳng gì phiền phức hơn chứng chứng tiêu chảy bắt bạn ôm WC suốt ngày.

Nguyên nhân: Thức ăn lạ, tính hàn sẽ bắt dạ dày của bạn thay đổi thói quen tiêu hóa và dễ dàng bị rối loạn. Còn những thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém vệ sinh hay thức ăn vỉa hè mà bạn “bất chấp” đưa vào cơ thể lại là nguyên nhân chính làm nhiễm khuẩn đường ruột hoặc các độc tố gây tiêu chảy. Tất cả những điều này gây áp lực cho hệ tiêu hóa buộc nó phải “biểu tình” bằng những triệu chứng hết sức phiền hà.

Làm gì để phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa?

Ngay từ đầu hãy quan tâm đến người bạn dạ dày, tạo cho mình một lối sống khoa học và giờ giấc. Ăn uống điều độ, vệ sinh là việc đầu tiên bạn cần đảm bảo. Bên cạnh đó, hãy hạn chế càng nhiều càng tốt các chất kích thích, chất cồn có hại cho dạ dày như bia, rượu. Ngoài ra, giảm stress, giữ tinh thần thư giãn, ít căng thẳng là điều vô cùng cần thiết cho hệ miễn dịch và dạ dày khỏe mạnh.

Ngay khi nhận thấy những biểu hiện chung nói trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn sử dụng những loại thuốc phù hợp nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cải thiện dạ dày và giảm các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến đời sống. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trên trang facebook https://www.facebook.com/anhtotbung.fanpage để tìm được giải pháp tốt nhất cho mình.

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất. Đừng xem nhẹ những triệu chứng bệnh dù rất thông thường và hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bạn nhé!

 Theo Saga / Trí Thức Trẻ